Bí quyết chọn ngày cưới theo quan niệm phương Đông

Ngày đăng: 29/10/2013 00:00:00

Việc chọn ngày giờ tốt cho các công việc lớn là một nét văn hóa của người Á Đông. Người Việt Nam ta lại càng tin tưởng. Chả thế trong thành ngữ có câu “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc xem ngày kén giờ thuộc về vốn văn hóa cổ của cha ông. Xưa kia đã là Nho sinh thì ai cũng biết đủ cả 4 khoa Nho, Y, Lý, Số.
Thứ nhất là bàn về việc chọn năm. Xưa nay, thành ngữ vẫn nói: “1,3,6,8 kim lâu, làm nhà lấy vợ tậu trâu thì đừng”. Câu này có nghĩa là khi tuổi ở các năm 1,3,6,8 ví như 16, 18, 21, 23, 26, 28 là ở vào năm kim lâu. Vào năm này thì không nên làm các việc lớn lao.

Ngoài ra, mỗi tuổi lại có 1 năm kiêng cữ việc hôn lễ. Trong vấn đề này, sách Tự điển tử vi có chép cụ thể từng tuổi và năm phải kiêng cưới gả. Theo sách này, tuổi Tí nam kiêng năm Mùi, nữ kiêng năm Mão. Dưới đây là bảng chỉ dẫn đầy đủ của 12 tuổi.












Bảng năm kỵ việc cưới xin đối với các tuổi của nam và nữ



Ngày cưới là ngày trăm năm hạnh phúc cho nên việc xem xét phải cẩn thận. Cũng trong ngày cưới là phải kiêng tránh nhiều nhất. Bởi thế một tháng có 30 ngày nhưng chỉ trọn được một vài ngày tốt mà thôi. Việc chọn ngày cho đám cưới trước hết cần biết những ngày nên tránh.

Theo sách vở của tiền nhân để lại, việc cưới gả nhất thiết cần tránh những ngày: Thiên đả, Thiên lôi, Tam cường, Tam nương, Sát chủ, Thiên ma.

Ngày Thiên đả tháng nào cũng có. Đó là vào các ngày sau: Tháng giêng, hai, ba là ngày Dần, Sửu, Tuất. Tháng 4,5,6 là ngày Tị, Thìn, Hợi. Tháng 7,8,9 là các ngày Ngọ, Mão, Tí. Tháng 10,11,12 là các ngày Mùi, Thìn, Dậu.

Ngày Thiên lôi chỉ xuất hiện trong 1 số tháng của năm. Đó là ngày Tí của tháng giêng và tháng 7, ngày Ngọ của tháng 4 và tháng 10, ngày Thân của tháng 5 và tháng 11, ngày Tuất của tháng 6 và tháng 12.

Ngày Thiên ma xuất hiện nhiều trong cả năm. Cụ thể vào 3 tháng mùa xuân, ngày Thiên ma là các ngày Mùi, Tuất, Hợi. Ba tháng hạ nó là các ngày Thìn, Tị, Tý. Ba tháng thu nó là ngày Thân, Dậu, Sửu. Ba tháng đông nó là các ngày Dậu, Mão, Ngọ.

Ngày Tam cường là các ngày mồng 8, 18, 28 hàng tháng. Ngày Tam nương là các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 hàng tháng.

Đặc biệt, ngày sát chủ là ngày đại kỵ không chỉ với việc hôn nhân mà trong hầu hết các công việc lớn như khai trương, động thổ, bỏ nóc… người ta đều kiêng. Trong các tháng, ngày đó là các ngày như sau: Tháng giêng ngày Tị, tháng hai ngày Tý, tháng 3 ngày Mùi. Tháng 4 ngày Mão, tháng 5 ngày Thân, tháng 6 ngày Tuất, tháng 7 ngày Sửu. Tháng 8 ngày Hợi, tháng 9 ngày Ngọ, tháng 10 ngày Dậu, tháng 11 ngày Dần, tháng 12 ngày Thìn.

Bài viết cùng chuyên mục

Dùng cho khai trương, động thổ, sửa chữa xây cất nhà cửa, nhập trạch (vào nhà mới), tân gia, cưới hỏi, an trang, ký kết hợp đồng, khởi sự, giao dịch, đi - về…những công việc quan trọng.

Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài...

Ngày Tam Nương ( 12/11/2013)

Ngày tam nương (tam nương nhật ) theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là những ngày rất xấu.

Trong dân gian vẫn truyền tụng câu "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba" hay "Mùng năm, mười bốn, hai ba, Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" để chỉ những ngày xấu, không may mắn....

Theo quan niệm của Phật giáo, hôn nhân là duyên nghiệp. Theo Phật pháp, khi hai người thương yêu nhau là duyên nghiệp đã ràng buộc hay còn được hiểu là hai người đã hợp với nhau rồi.

Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn Tất Niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài...

Năm mới sắp đến, theo phong tục Đông phương cổ truyền của người Việt ta thì có tục ăn Tất Niên, xuất hành và xông đất và chọn ngày khai trường để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát. Ban biên...