Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 12/11/2011 00:00:00
Bằng chứng khảo cổ học mới tại Al-Maqar, miền trung Ả Rập Xê Út này cho thấy “thời tiền sử” 9.000 năm trước người ta đã biết xe sợi và dệt vải, biết thuần dưỡng nhiều loài động vật, biết chăn nuôi cả ngựa, biết ướp xác bằng những phương pháp kỳ lạ, vv…. Điều này đã đảo lộn mọi hiểu biết trước đây về thời tiền sử của loài người.
Những tàn tích này được khám phá trong một thung lũng mà xưa kia là đáy của một con sông, phía tây nam tỉnh Asir, gần biên giới với Yemen. Địa điểm của khu tàn tích này cũng chứng tỏ nó cực cổ xưa, vào thời mà khu vực này ẩm ướt và phì nhiêu hơn nhiều.
Khu vực này từng bị chìm ngập hoàn toàn trong nước biển khoảng gần 9.000 năm trước
Hiện trường khảo cổ
Nền văn minh thượng cổ này được đặt tên là văn minh Al-Maqar, đến năm 2010 người ta đã thu thập được khoảng 80 hiện vật tại tàn tích này. Trong đó có những chiếc bình bằng đá hoạt thạch được sơn màu và trang trí hoa văn, những dụng cụ để xe sợi và dệt vải, những đầu mũi tên, những cái nạo, những cái cối xay hạt, nhiều bức tượng động vật như cá, đà điều, chó săn, chim ưng, tượng bán thân cao tới 1m của ngựa, các công cụ để xử lý da động vật, … tất cả chứng tỏ họ có trình độ phát triển cao. Có các bằng chứng khác nữa cho thấy những người bí ẩn thượng cổ này còn cưỡi ngựa đi săn, có sử dụng cả chim ưng và chó săn để trợ giúp.
Gần tàn tích này còn có các tàn tích khác thậm chí còn cổ xưa hơn. Có nhiều hình vẽ trên đá tại khu vực lân cận Al Magar. Các hình khắc này có nét khắc sâu, trên bề mặt đá tối màu. Chúng khắc họa hình ảnh dê rừng, đà điểu, các động vật khác và cả con người. Một hình khắc mô tả chi tiết và cẩn thận cảnh người kỵ sỹ đang cưỡi ngựa. Một hình vẽ khác cho thấy cảnh săn bắn dê rừng, theo sau là đám chó săn, 5 con chó săn xúm quanh một con dê.
Ali al-Ghabban, phó chủ tịch Ban Cổ vật và Bảo tàng thuộc Hội đồng Du lịch & Cổ vật Ả Rập Xê Út (SCTA), cho biết những khám phá này đã đảo lộn quan niệm cũ về thời tiền sử. Ghabban cho biết các xét nghiệm ADN và C14 đã xác nhận tuổi của các hiện vật khai quật được là khoảng 9.000 năm tuổi. 4 mẫu hữu cơ bị cháy lấy được từ đây đã được đưa tới Phòng thí nghiệm chuyên môn hóa Hoa Kỳ (USA specialized Laboratory) làm ước định niên đại C14, và các kết quả cho thấy niên đại khoảng 9.000 năm trước.
Kết quả ước định C14 cho thấy các hiện vật đều có niên đại khoảng 9.000 năm chứng tỏ dân cư thời đó đã định cư ở đây cho đến khoảng 9.000 năm trước, rồi sau đó khu này trở thành hoang phế
Sau khi nghe dân chúng báo cáo về một khu tàn tích kỳ lạ ở khu vực xa xôi hẻo lánh này, vào tháng 3/2010 SCTA bắt đầu tiến hành khảo sát và nghiên cứu. Cũng trong năm 2010, SCTA đã tổ chức một cuộc triển lãm tại bảo tàng CaixaForum tạiBarcelona và bảo tàng Louvre tại Paris về phát hiện khảo cổ học hệ trọng này.
Ngày 24/8/2011, trong một cuộc triển lãm, nhà vua Abdullah của Ả Rập Xê Út lắng nghe hoàng tử Bin Salman Bin Abdul Aziz – chủ tịch Ban Du lịch và Cổ vật Ả Rập Xê Út (SCTA) cùng với các khoa học gia giải thích về phát hiện khảo cổ học quan trọng này
Một số hiện vật khai quật được tại Al-Maqar
Cuộn sợi dệt may
Con ngựa buộc dây cương, có vẻ còn được đóng yên cương
Chiếc chậu đá được chạm khắc và sơn màu
Loại dao đá này có hình dạng và đặc điểm rất giống với loại dao đặc thù ở vùng Ả rập mà hiện nay vẫn được dùng
Một số hiện vật khác
Chúng ta giờ đây đã biết rõ rằng nhân loại xưa kia chẳng hề giống chút nào với những hình vẽ tưởng tượng về “người nguyên thủy” hoang dã xuất hiện đều đều trên đủ phương tiện truyền thông đại chúng và sách vở của thế giới. Đó thực ra chỉ là quan niệm bị phổ biến quá mức của một số ít học giả từ hồi thế kỷ 19 – 20, nặng về lý luận nhưng thiếu thốn kiến thức thực tế do điều kiện nghiên cứu còn sơ khai. Đến nay thứ quan niệm này đã quá lỗi thời và bị thực tế chứng minh là sai, nhưng vẫn chưa được cải chính trong các sách giáo khoa hiện đại.
Tham khảo:
http://www.scta.gov.sa/en/
http://www.reuters.com/article/2011/08/24/us-saudi-archaeology-idUSTRE77N5TL20110824
Minh Trí
Tổng hợp
Liệu rằng có tồn tại một cuộc sống khác sau khi người ta chết đi? Và liệu bản chất của sự bất tử có nằm trong một linh hồn vật chất?
Theo chân các nhà khảo cổ và các nhà nghiên cứu, lần lượt từng huyền thoại và truyền thuyết được khám phá ra là sự thật. Atlantis là một trong số các huyền thoại như vậy.
Bộ phim bom tấn "Ngày tận thế 2012" của đạo diễn Roland Emmerich thực hiện vào năm 2009 đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Ngày tận thế 2012 - Khoa học hay chỉ là sự tưởng tượng? Chúng...
Các hiểm họa đe dọa đến sự tồn vong của con người rất nhiều. Chúng có thể đến từ nơi xa xôi nào đó trong vũ trụ rộng lớn, từ Mặt Trời, từ hoạt động liên tục của vật chất trong lòng Trái Đất, thậm...
Mặt Trời, ngôi sao duy nhất trong Thái dương hệ của chúng ta, là nguồn cung cấp năng lượng cho hầu hết các hoạt động của sinh vật trên Trái Đất đến một lúc nào đó lại là hiểm họa cho sự tồn tại của...
Một phiến đất sét có khắc chữ viết, với niên đại hơn 3.000 năm, được xem là văn bản cổ nhất châu Âu, vừa được phát hiện khi các nhà khoa học tiến hành khai quật khu vực tại miền Nam Hy Lạp.
Rất hiển nhiên, tất cả những kiến thức của họ đã vượt xa ngoài khả năng giải thích của nhân loại thời nay.
Số Fibonacci và tỉ lệ vàng Ф có thể quan sát thấy ở vạn vật trong vũ trụ, từ vi mô nhất cho tới vĩ mô nhất, từ các nguyên tử cho tới các dải thiên hà, từ động vật tới thực vật và khoáng vật.
Vạn vật muôn hình muôn vẻ trong vũ trụ dường như không tuân theo một trật tự phổ quát nào. Nhưng thực ra ẩn giấu đằng sau sự phong phú đa dạng đó, vẫn tồn tại một nguyên tắc chung cho tất cả.
“Số Ф có mặt khắp nơi trong tự nhiên, rõ ràng điều đó vượt quá sự trùng hợp, và vì vậy người cổ xưa cho rằng con số Ф hẳn đã được tiền định bởi Đấng Sáng Thế. Các nhà...