GIẢI PHẪU TIẾNG VIỆT

Ngày đăng: 21/06/2011 00:00:00

Một sinh viên y khoa muốn hiểu rõ về cơ thể con người cần phải mổ xẻ xác người. Muốn hiểu rõ ngôn ngữ Việt ta cũng cần phải mổ xẻ các từ Việt ra để nghiên cứu. Xin đưa tiếng Việt lên bàn mổ xem có thể học hỏi được điều gì chăng? Trong Tiếng Việt Huyền Diệu tôi đã viết một chương về Giải Phẫu Tiếng Việt với tính cách bao quát, ở đây xin khai triển thêm. Muốn nghiên cứu một từ chưa hiểu rõ nghĩa nhất là những từ dùng trong truyền thuyết, cổ sử, triết thuyết, tín ngưỡng, ta cần phải dùng tới dao kéo.


Trước hết xin có vài dòng để “soạn mổ”. Chữ viết chỉ là ký tự chuyên chở âm và nghĩa ngữ. Dù dựa vào chữ quốc ngữ hiện nay hay chữ nôm hay một thứ chữ cổ nào đó (có thể là chữ nòng nọc còn ghi khắc trên trống đồng âm dương Đông Sơn của người cổ Việt đã dùng) để truy tìm các âm và nghĩa của tiếng Việt cũng không thành vấn đề. Vì thế ta có thể dùng chữ quốc ngữ để nghiên cứu tiếng Việt. Nhưng phải nhớ là ta phải chú trọng tới âm, thanh, để tìm nghĩa gốc hay nghĩa gần nguyên gốc của một từ không nên gò bó, trói mình vào các qui luật ngữ pháp của chữ viết abc hiện nay một cách quá “mô phạm” và máy móc, mù quáng. Các qui luật về ngữ pháp của chữ quốc ngữ abc hiện nay đã đóng khung âm và nghĩa của tiếng Việt trong khi đó người cổ Việt dùng âm và nghĩa biến dịch linh động theo âm dương của Dịch nòng nọc. Từ có thể là một hay do nhiều chữ ghép lại. Do đó ta có thể giải phẫu một từ ra làm nhiều phần, nhiều chữ để truy tìm nguồn gốc của âm, truy tìm tầm nguyên nghĩa ngữ. Mỗi chữ cái dù là nguyên âm hay phụ âm cũng là một ký hiệu chuyên chở âm, thanh, tiếng nói đã có ý nghĩa. Các chữ viết từ ngày xưa tới nay của loài người dù là loại chữ viết nào đi nữa, từ linh tự (hieroglyph) Ai Cập cổ, chữ thánh hiền Trung Hoa, chữ thượng đế Phạn ngữ cho tới chữ quốc ngữ abc đều là di duệ của chữ nòng nọc thái cổ. Chữ nòng nọc là chữ cổ nhất của loài người gồm có hai chữ cái nòng vòng tròn (O) nọc là hình que (I) (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Nghiên cứu tiếng Việt phải dựa vào nòng nọc, âm dương nền tảng của Dịch lý (Tiếng Việt Huyền Diệu).


Nếu nhìn dưới diện chữ quốc ngữ không thôi thì giản dị là giải phẫu chữ quốc ngữ abc ta có thể học và nghiên cứu chữ quốc ngữ abc tức tiếng Việt hiện kim.


. . . . . .


Sau phần “soạn mổ” vừa trình bầy, bây giờ xin rửa tay, đeo găng tay, cầm dao kéo và “nhúng tay vào máu”.


Vì phạm vi của bài viết chỉ xin mổ xẻ vài ba từ làm ví dụ.


.KHÔNG


a. Cắt bỏ một chữ.


-Cắt bỏ chữ K đầu chữ còn lại HÔNG. Hông, hổng, hỏng cũng có nghĩa là không như đi mau mà về nghe hông, hông biết, hỏng biết, hổng thèm, hỏng có… Hỏng, hổng là rỗng, trống không như lỗ hổng, Hán Việt khổng là lỗ. Ta có hỏng, hổng, hông = khổng, không.


-Cắt bỏ chữ H còn lại KÔNG. Kông, cong có một nghĩa là tròn, vòng tròn O ruột thịt với không có nghĩa là số không O như thấy qua từ ghép cong vòng tức cong = vòng, cái cong, cái cóng (gạo) hình tròn vo, cái còng = cái vòng (đeo tay) có hình vòng tròn O. Kông, công cũng có một nghĩa là cóc, là không (xem dưới) như thấy qua từ đôi công cóc nghĩa là công = cóc. Công cóc công không. Cần phân biệt công cóc với công cốc. Công cốc có nghĩa là công của con cốc, làm đi nữa thì cũng công cốc mà thôi có nghĩa là làm giống như con cốc ra công bắt cá mà chẳng được ăn (vùng Nam Trung Hoa như ở Quế Lâm người đánh cá dùng con cốc bắt cá, cho cốc đeo một cái vòng ở cổ cho chúng không nuốt được cá). Công cóc và công cốc có nghĩa giống nhau nên hai từ công cóc và công cốc thường dùng lẫn lộn với nhau.


-Cắt bỏ chữ N còn lại KHÔG. Khog = khoc, với h câm, khoc = cóc. Cóc có một nghĩa là không như cóc cần, cóc biết, cóc thèm ăn. Với nghĩa cóc không ta thấy rất rõ tại sao con cóc lại liên hệ với trống, tại sao trên trống đồng có những hình tượng cóc. Theo qui luật từ đôi trống không ta có trống = không. Trống có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không, trống là tiếng nói của hư không (tiếng trống thu không). Con cóc có một nghĩa là không nên liên hệ với trống, với hư không. Việt ngữ cóc soi sáng sự tranh luận của các nhà khảo cứu trống đồng âm dương về các tượng loài lưỡng cư trên trống đồng âm dương là cóc hay ếch? Qua nghĩa con cóc là conkhông ta thấy các tượng ngồi ở biên trống đồng âm dương nghiêng nhiều về cóc, cóc có một khuôn mặt mang tính chủ (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).


-Cắt bỏ chữ G cuối cùng còn lại KHÔN có một nghĩa là không như khôn lường, khôn dò, khôn nguôi. Từ Khôn này chính ta từ Khôn dùng trong Dịch nòng nọc. Quẻ Khôn viết bằng ba hào âm, viết theo chữ nòng nọc là ba vòng tròn nòng O tức OOO. Khôn là không, hư không. Khôn cũng có âm dương, Khôn O thái dương II là gió, Tốn OII. Khôn O thái âm OO là Khôn nước vũ trụ. Các tác giả Việt Nam viết về Dịch thường theo Dịch Trung Hoa cho rằng Khôn là Đất. Càn Khôn là Trời Đất. Khởi đầu vũ trụ tạo sinh bắt nguồn từ âm dương (lửa nước) chưa có đất. Hiểu Khôn là đất là hiểu theo Dịch Trung Hoa là thứ Dịch rất muộn màng, một thứ Dịch thế gian duy tục.


b. Cắt bỏ nhiều chữ


-Cắt bỏ hai chữ đầu KH còn lại ÔNG. Ông, ống là vật tròn dài trống rỗng, trống không có một nghĩa là rỗng, không. Hán Việt gọi rau muống là ông xôi với ông có nghĩa là rỗng, rau muống là rau trống rỗng.


-Cắt bỏ hai chữ sau cùng NG còn lại KHÔ. Qua từ đôi cóc khô (nó biết cái cóc khô gì đâu mà hỏi nó), ta có cóc = khô. Cóc có một nghĩa là không thì khô bắt buộc cũng phải có nghĩa là không.


-Cắt bỏ ba chữ


.Cắt bỏ K, N, G còn lại HÔ. Mường ngữ là không.


.Cắt bỏ H, N, G còn lại KÔ. K ô = phương ngữ Huế O là cô. O, có một nghĩa là không. Cô, O thuộc dòng Nòng, Khôn (âm, nữ, mẹ).


-,Cắt bỏ hết bốn phụ âm


Cắt bỏ hết bốn phụ âm còn lại Ô. Hiển nhiên Ô có gốc O, có một khuôn mặt là chữ nòng O, ruột thịt với số zero 0. Ô, O, 0 có một nghĩa là không.


.CHẠNG, CHÁNG


từ cháng, chạng chỉ chỗ ngã ba cành hay thân cây.


 


-Cắt bỏ C, còn lại HÁNG, chỗ ngã ba thân người trông giống cháng, chạng cây. Háng là chỗ ngã ba thân người, chỗ cháng, chạng thân người. Anh Ngữ crotch, chạc, chạng, cháng cây, háng, bẹn; crotch itch là chứng ngứa ở háng hay bẹn tức bị hăm vì bị vi nấm mọc. Với r câm, c(r)ot- = cột, cọc. Ta thấy háng crotch có gốc từ cây, từ chạc cây giống hệt Việt ngữ háng. Háng và croth là chỗ ngã ba thân người giống như chạc, cháng, chạng cây.


-Cắt bỏ H, còn lại CÁNG. Người cổ dùng cáng bằng cành cây để tải thú, thức ăn, ngày nay ta dùng cáng để chở người, tải thương. Cáng nguyên thủy là cành cây chẻ hai hay cháng cây. Để hai nhánh chẻ xuống mặt đất dùng như hai chân rồi đặt dồ lên trên và kéo phần cán, phần thân. Cáng là cháng cây còn thấy rõ qua Pháp ngữbrancard, cáng, ruột thịt với branche, Anh ngữ branch, cành cây. Cáng là cháng, chạng cây chẻ hai dùng tải đồ. Về sau con người làm hai cái bánh xe móc vào hai nhánh đặt xuống đất phát minh ra được chiếc xe như xe kéo, xe cút-kít, xe ba gác để chuyên chở, tải đồ. Cáng biến âm với Càng. Càng cua, càng tôm mang hình ảnh của cháng cây chẻ hai.


-Cắt bỏ N, còn lại CHẠG = chạc (cháng, chạng cây). Người Bắc hay dùng từ chạc này.


-Cắt bỏ G, còn lại CHẠN. Chạn nguyên thủy là chiếc giá cây làm bằng cháng cây để gác, cất hay phơi thức ăn. Ngày nay chạn là chỗ cất giữ thức ăn.


-Cắt bỏ H và G, còn lại CÁN, tay cầm. Cán biến âm với cần (cây, que như cần câu), Hán Việt can, gậy, với cành có nghĩa liên hệ với cháng, chạng. Theo biến âm c=h, ta có cán = handle. Handle có gốc hand tay. Tay người tương đương với cành cây như thấy qua Hán Việt chi là tay chân và cũng có nghĩa là cành cây. Rõ ràng cán,cần, can = cành = hanle. Ở đây ta cũng thấy rõ cán ruột thịt với cáng đã nói ở trên liên hệ với cành cây. Ta cũng thấy càng cua, càng tôm là một thứ tay rõ ràng liên hệ với chi, cành, cháng, chạng và với nghĩa là “tay cầm”, cán ruột thịt với càng là một thứ tay để cầm, kẹp.


-Cắt bỏ NG, còn lại CHẠ, CHÁ.


Chá, chà chạc, gạc (c=ch= g) như nai chà là nai chạc, nai gạc, nai có sừng trông như chạc cây. Chà là nhánh, cành cây như chổi chà là chổi làm bằng nhánh cây nhỏ. Chá, chà liên hệ với Hán Việt chi, cành nhánh.


.CHẾT


Chết là khuôn mặt đối nghịch của sự sống, là khuôn mặt hủy diệt ngược với khuôn mặt sinh tạo.


-Cắt bỏ chữ C đầu, còn lại HẾT. Chết là hết.


-Cắt bỏ chữ H, còn lại CẾT = KẾT. Chết là kết thúc, là chấm dứt, như kết liễu cuộc đời. Cết, kết liên hệ với hậu tố -cide, giết, làm cho chết như homicide, giết người, sát nhân.


-Cắt bỏ chữ T cuối, còn lại CHẾ. Tang chế liên hệ tới chết.


-Cắt bỏ hai chữ CH đầu, còn lại ẾT. Ết biến âm với út là chót, cuối cùng, hàm nghĩa kết. Từ ết cũng có thể coi như từ hết với h câm.


-Cắt bỏ cả ba phụ âm C, H, T một lúc, còn lại Ế. Ế có nghĩa là không như ế chồng không có chồng, ế khách không có khách.


Không, không còn có một nghĩa là mất. Mất là chết như ông ta mất tối hôm qua rồi. Chết là trở về cõi không.


Những từ kể trên ta biết nghĩa khá rõ, nên tương đối dễ, trong nhiều trường hợp, nghĩa gốc của từ ta không biết. Đây là những trường hợp giải phẫu rất hữu ích. Ví dụ như từ Sống.


.SỐNG


SỐNG là gì? Tôi nghĩ, không ai trong chúng ta biết chắc nghĩa gốc của sống là gì. Bây giờ ta hãy giải phẫu từ SỐNG xem sao.


-Cắt bỏ S còn lại ỐNG, thân cây tròn thẳng, rỗng như cây cột ví dụ như ống tre.


-Cắt bỏ N còn lại SỐG = sóc, một loại cây đòn nhọn đầu như đòn sóc (xóc), đòn càn, theo biến âm s=c, sốg, sóc biến âm với cọc.


-Cắt bỏ G còn lại SỐN, biến âm với Hán Việt CỐN, CÔN. Cốn can (gan) liên hệ với can (gậy), theo Đông Y cốn, can, gan thuộc về mộc (cây). Hán Việt côn là gậy.


Như thế ta thấy SỐNG có gốc nghĩa là CÂY, CỘT, GẬY. Thật vậy ta cũng thấy SỐNG có một nghĩa là cột, cây qua tên xương SỐNG lưng hay còn gọi là CỘT SỐNG. Theo qui luật của từ ghép, từ đôi ta có CỘT = SỐNG. Xương sống hình cây cột, là xương cột trụ của thân người, ta cũng thấy rất rõ qua từ Anh ngữ là vertebral column. Xương SỐNG là xương CỘT. Từ SỐNG có gốc nghĩa là cột, cây, cọc, nọc vì thế mà từ SỐNG còn có một nghĩa nữa nghĩa là TRỐNG như gà sống = gà trống. Trống là đực là nọc, là cọc, là cây, là cột.. Ta cũng gọi phần cột trụ phía lưng của con dao tức gọng dao sống dao.


Tại sao Sống lại có gốc nghĩa là cột, là cây? Xin thưa SỐNG có nghĩa là Cây là dựa theo Vũ Trụ Tạo Sinh. Sự SỐNG do CÂY ĐỜI SỐNG sinh ra. Thật vắn tắn xin nhắc lại Vũ Trụ Tạo Sinh khởi đầu là Hư Không sau đó cực hóa thành Trứng Vũ Trụ (thái cực), rồi phân cực thành Lưỡng Nghi cực âm và cực đương. Hai cực âm dương liên tác sinh ra Tứ Tượng. Tứ tượng vận hành sinh ra Tam Thế muôn loài biểu tượng bằng một cây gọi là Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống.


Cây Đời Sống sinh ra muôn sinh trong đó có con người. Do đó từ SỐNG mới có nghĩa gốc là CÂY.


Con người là tiểu vũ trụ (microcosm) con của đại vũ trụ (macrocosm). Đại vũ trụ được biểu tượng bởi Cây Vũ Trụ, con người do Cây Vũ Trụ sinh ra nên con người đầu tiên, con người nguyên khởi (primordial being) hay thần tổ loài người (Supreme Being) nói riêng và con người nói chung được biểu tượng bằng hình người giống hình cây. Tôi gọi là “người-cây vũ trụ” hay người vũ trụ. Con người có chốc (đầu) tròn ứng với chòm cây, chóp cây (chốc biến âm với chóp, chòm, chỏm), hai tay ứng với cành (vì thế Hán Việt chi là tay chân cũng có nghĩa là cành cây), mình thẳng đứng ứng với thân cây, theo biến âm th = tr (như một tháng = một trăng), ta có Anh ngữtrunk = thân và rễ cây ứng với chân. Điều này thấy rõ qua truyền thuyết cổ Việt-Mường là Dạ Dần, Mẹ Người (Dạ là mẹ, Dần biến âm với dân, nhân là người) là Mẹ tổ của Mường Việt nói riêng và nói chung là của cả loài người do cây si sinh ra. Cây si thuộc họ cây đa, biểu tượng cho Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống (người Thái ở Nghệ An có cây đa là Cây Vũ Trụ) (xem Cây Đa Rụng Lá Sân Đình trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt). Ta cũng thấy theo biến âm s=c=k, si= ki, kì, kẻ, cây. Cây si có nghĩa cổ là “cây”, tức cây si là cây thần tổ của tất cả loài cây nên mới có tên là si, ki, cây và vì vậy cây si mới đẻ ra thần tổ loài người. Tín đồ Thiên Chúa tôn thờ chiêm ngưỡng cây giáng sinh vào ngày sinh của Chúa, một vị Thần Tổ của loài người. Các tín đồ Thiên Chúa giáo có thể hiểu nghĩa cây Noel theo một ý nghĩa nào đó nhưng hiển nhiên cây giáng sinh mang hình ảnh của Cây Đời, Cây Vũ Trụ sinh ra Thần Tổ loài người nên mới được chiêm ngưỡng tôn thờ trong ngày sinh của Chúa. Phật Tổ giác ngộ, thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề là Phật nhập vào Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống, Phật hóa thân thành Vũ Trụ, Tam Thế.


Ở đây ta cũng thấy Mường Việt cổ (và ngày nay cũng còn thấy ở một số sắc dân ở Việt Nam) có tục chôn người chết trong một thân cây khoét rỗng. Chiếc quan tài, tiếng Việt Mường cổ gọi là săng có nghĩa là cây. Săng biến âm với khăng (đánh khăng là trò chơi đánh bằng hai khúc cây). Con người sinh ra từ Cây Đời Sống khi chết đem chôn trong Cây để lại trở về với nguồn sinh tạo để trở về với nguồn cội, để được tái sinh. Con người là Tiểu Vũ Trụ sinh ra từ Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế khi chết đem chôn trong Cây để trở về với Đại Vũ Trụ…


Đã hiểu rõ nghĩa của từ SỐNG có gốc nghĩa là CÂY và mang trọn ý nghĩa của CÂY ĐỜI SỐNG bây giờ ta quay trở lại xem từ SỐNG có quả thực có mang ý nghĩa của CÂY ĐỜI SỐNG trong Vũ Trụ Tạo Sinh không?


Âm dương


Theo duy dương sống với nghĩa là trống, là đực, là nọc và sống là cột là nọc, là dương. Theo duy âm, sống biến âm với sóng là nước chuyển động, sinh tạo, biến âm với sông, dòng nước chẩy, liên hệ vơi nước là cái, là âm. Nước là mẹ của sự sống. Sống có hai khuôn mặt nước lửa, nòng nọc, âm dương.


Tứ Tượng


-Cắt bỏ S còn lại ỐNG, ống biểu tượng cho Trục Thế Giới hình ống nằm trong Núi Trụ Thế Gian. Trục Thế Giới hình ống là siêu xa lộ thông thương Tam Thế. Phần thân hình ống của trống đồng âm dương Đông Sơn biểu tượng cho Trục Thế Giới.


-Cắt bỏ N còn lại SỐG = sóc, ta có cây đòn sóc là cây cọc nhọn hai đầu, theo s=c (sắt = cắt), sóc biến âm với cọc. Cọc biểu tượng cho Tượng Lửa.


-Cắt bỏ G còn lại SỐN biến âm vối cốn, côn là cây, gậy.


Cây, gậy mang hình ảnh núi Trụ Chống Trời biểu tượng cho Tượng Đất dương.


-Cắt bỏ NG còn lại SỐ, biến âm với sối (đổ nước) như sối nước gội đầu, mưa sối sả và số, sối biến âm với gốc sa- sả là nước như cỏ sả cỏ nước là thứ cỏ dùng đun nước để tắm gội, làm nước uống (trà sả) và làm gia vị nấu ăn, lúa sạ lúa nước mọc ngoi theo mực nước dâng lên; sa- sả liên hệ với Phạn ngữ saras, nước. Số-, sa, sả, nước biểu tượng cho Tượng Nước.


-Cắt bỏ S, N, G còn lại Ố, biến âm với Ô. Dưới lăng kính Tứ Tượng, Ố, Ô, O có một khuôn mặt là không, không khí, gió biểu tượng cho Tượng Gió.


Tam Thế


Nếu nhìn dưới lăng kính Vũ Trụ Tạo Sinh toàn diện thì Ô (dù) biểu tượng cho Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống. Người Ngaju, Borneo có cây dù Payong biểu tượng cho Cây Đời Sống, Cây Tam Thế. Núi Tản Viên hình tán, hình lọng, hình ô dù biểu tượng cho Cây Tam Thế vì thế còn có tên là Núi Tam Từng (Ba Tầng tức Tam Thế), núi Ba Vì (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).


Như thế từ SỐNG đem giải phẫu ra ta thấy bao gồm đủ nghĩa âm dương, tứ tượng Lửa, Đất Nước, Gió, Cây Tam Thế, Trục Thế Giới, Cây Đời Sống nghĩa là mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh.


Chắc còn có những người theo chủ nghĩa hoài nghi vẫn chưa tin. Để thuyết phục những người này, tôi xin đối chiếu Sống với Hán ngữ Sinh (sống). Vì Hán ngữ Sinh là một thứ chữ tượng hình còn mang dấu tích của chữ viết nòng nọc nên ta có thể “thấy” nghĩa bằng mắt. Từ sinh được người Trung Hoa và các vị khoa bảng ngày nay giải tự theo kiểu “thầy đồ” theo một tầm nguyên nghĩa ngữ nào đó, nhưng tôi nghĩ cách giải tự dựa vào các chữ ruột thịt với chữ nòng nọc còn ghi khắc lại trên giáp cốt (trên mu rùa và trên xương) đáng tin cậy nhất. Giáp cốt văn cho thấy từ Shèng (Sinh) có gốc nghĩa là grow (mọc, trồng) vẽ hình một chiếc cây mọc trên mặt đất.


clip_image002


 


Từ Sinh trên giáp cốt có nghĩa là grow (mọc, trồng) diễn tả bằng hình cây mọc trên mặt đất (Wang Hongyuan).


Ta thấy rõ từ sinh có nguồn gốc từ một biểu tượng nguyên thủy là một chiếc cây. Ta cũng thấy rất rõ Việt ngữ sống ruột thịt với trống (nọc, đực), chông (cọc nhọn), chng (cây chống đỡ) và với trồng (grow). Tất cả đều liên hệ với cây.


Vì thế tôi xin giải tự từ Sinh bằng chữ viết nòng nọc theo Vũ Trụ thuyết.


sinh


Ta thấy rất rõ từ Sinh gồm có ba nét ngang là chữ tam là Ba Cõi, Tam Thế, có nét thẳng đứng như cây cột cắm trên mặt đế bằng (nét ngang lớn dưới cùng) mang hình ảnh một cây cột trụ chống, xuyên qua chữ Tam Ba Cõi là Trục Thế Giới. Chữ tam Ba Cõi và nét thẳng đứng Trục Vũ Trụ biểu tượng Cây Tam Thế, Cây Đời Sống sinh ra sự sống trong đó có con người. Vì con Người là tiêu biểu của sự Sống nên mới có thêm một nét phẩy bên trái ở nét ngang trên cùng của chữ tam. Nét ngang có thêm dấu phẩy này chính là chữ nhân có nghĩa là người. Rõ ràng chữ Sinh có gốc từ Cây Đời Sống sinh ra. Con người là tiêu biểu của sự sống nên trong chữ Sinh có chữ Nhân. Ở đây ta thấy chữ nhân nằm ở nét ngang cao nhất tức Cõi Trên cho thấy con Người ở một đẳng cấp cao trong muôn sinh, con người đứng đầu trong muôn sinh, con Người bình đẳng với Thượng Đế. Chữ Nhân nằm trên Trục Thế Giới cũng cho biết con người là Trung Tâm của Vũ Trụ…


. . . . . .


NHỮNG ĐIỀU TA CÓ THỂ RÚT TỈA RA ĐƯỢC QUA PHẪU THUẬT, MỔ XẺ TIẾNG VIỆT.


Chỉ xin tóm gọn ở đây.


.Mổ xẻ Việt ngữ giúp ta truy tìm nguồn gốc, gốc chữ, tầm nguyên nghĩa ngữ của một từ, ví dụ như từ Sống ở trên.


.Một từ do nhiều âm ghép lại. Chúng ta thường cho rằng Việt ngữ là đơn âm, ở đây cho thấy Việt ngữ cũng có thể có một khuôn mặt đa âm.


.Một từ có nhiều âm trong đó có những âm, những từ mang cùng một nghĩa, có thể coi như là những từ con, từ cháu.


.Một từ do nhiều từ ghép lại và khi những từ ghép vào có khác nghĩa với từ đem mổ thì ta có hiện tượng lồng âm, lồng từ trong tiếng Việt.


.Khi cắt bỏ một chữ hay nhiều chữ của một từ, phần còn lại cũng là một từ có cùng một nghĩa, tức là nghĩa không thay đổi thì ta có hiện tượng chữ câm ví dụ cắt bỏ k của kềnh (nằm kềnh ra đó) còn lại ềnh (nằm chềnh ềnh ra đó) (Tiếng Việt Huyền Diệu).


.Khi cắt bỏ một chữ hay nhiều chữ của một từ Việt, phần còn lại cũng là một từ Việt hay là một từ thuộc một ngôn ngữ khác nhưng vẫn có cùng một nghĩa hay nghĩa lệch, nghĩa hoán chuyển thì ta có hiện tượng chuyển âm hay biến âm lịch sử trong tiếng Việt hay từ ngôn ngữ Việt qua ngôn ngữ khác. Ví dụ từ chết cắt bỏ h còncết tức Hán Việt kết liên hệ với hậu tố -cide.


Xin lưu tâm là qua giải phẫu cho thấy sự biến âm lịch sử và hiện tượng chữ câm có khi đi chung trong một từ, hai hiện tượng này nằm chồng lên nhau (Tiếng Việt Huyền Diệu).


.Giải phẫu cho thấy có thể có hai trường hợp: trường hợp thứ nhất các phần còn lại sau khi cắt bỏ đều có cùng gốc nghĩa với từ đem giải phẫu, trường hợp thứ hai những từ này có thể mang nghĩa biểu tượng theo các biến âm với từ gốc như trong trường hợp từ Sống.


.Một điểm hết sức huyền diệu nữa là ta có thể dùng phương pháp giải phẫu Việt ngữ học và hiểu ngôn ngữ cổ của loài người như trường hợp chữ cổ Trung Hoa (như đã thấy qua từ Sinh ở trên), các linh tự Ai Cập cổ. Hãy lấy một ví dụ linh tự Kh. Theo các nhà Ai Cập học, kh được diễn tả bằng hình lá nhau (placenta).












clip_image002[6]












Theo tôi, không hẳn vậy. Như đã thấy cho tới giờ ta giải phẫu cắt bỏ đầu đuôi, tay chân, thân mình, ruột gan của từ Không mà phần còn lại vẫn có nghĩa là không hayliên hệ với không như thế ta suy ra nếu ta cắt bỏ Ô, N, G của từ KHÔNG, còn lại KH thì KH cũng phải có nghĩa là không (người cổ Việt phát âm KH là gì đó ta không rõ, biết đâu người Ai Cập cổ phát âm KH giống như người cổ Việt hay ít ra cổ Việt và Ai Cập cổ phát âm KH theo những biến âm của nhau). Bắt buộc. Hình vòng tròn có những sọc song song nằm ngang trong hình ngữ Ai Cập cổ Kh phải hiểu đây là biểu tượng cho hư không nước mà người cổ Ai Cập gọi là Nun, Biển Vũ Trụ (hàng ngày mặt trời đi từ đông sang tây qua Biển Vũ Trụ bằng thuyền trời solar barque). Vòng tròn có sọc Kh là biểu tượng của hư không âm, nguồn cội, cái nôi, cái nhaucủa sự sinh tạo ra muôn loài. Nên nhớ là các mẫu tự Ai Cập là những linh tự (hieroglyph) là chữ Trời, chữ Thánh Hiền mang ý nghĩa tín ngưỡng. Dấu tích chữ nòng nọc, chữ của Vũ Trụ giáo của Dịch thấy rất nhiều trong các hình ngữ Ai Cập (xem Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Vì thế vòng tròn nước Kh phải hiểu theo nghĩa chính thống của duy thần là Không, hư không âm, còn hiểu theo “lá nhau” là hiểu theo duy tục. Kh phải hiểu theo Việt ngữ là Không, hư không, là một mẫu tự con đẻ của chữ nòng O, hư không, không gian của chữ nòng nọc. Ta có thể kiểm chứng lại qua linh tự kher có nghĩa là trên, bên trên, trên cao.










clip_image002[4]</div>
        </div>
    </div><!-- .detail-libra -->
</div><!-- #civil -->

    <div class=

Bài viết cùng chuyên mục

Làm thế nào có thể phòng dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh một cách đơn giản, an toàn, ít tốn kém nhưng vẫn hiệu quả? Trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19 như hiện nay, ai trong chúng ta...

Ở trước Hiển Lâm Các - đối diện với Thế Miếu trong Đại Nội Huế có 9 cái đỉnh đồng lớn, gọi là 9 đỉnh Triều đại. Dân gian thường gọi là Cửu Đỉnh. Mỗi cái nặng trên dưới 2 tấn, được khởi đúc từ cuối...

Cửu đỉnh được coi như biểu trưng và là pháp khí của triều đình nhà Nguyễn đương thời.

Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử...,...

Các bức ảnh ghi lại việc thiết lập hành chính cũng như đời sống phong phú của người dân Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Tư liệu quý khẳng định chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa

Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm với 55.318 mặt khắc, chứa đựng nội dung của 152 đầu sách với 1.935 quyển.

Chùa Một Cột nằm trên phần đất thôn Phụ Bảo, tổng Yên Thành cũ. Đến giữa thế kỷ XIX thôn này đã hợp nhất với thôn Thanh Ninh và mang tên mới là Thanh Bảo. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc hết sức...

GiadinhNet - Xã Cao Thắng vẫn còn dấu tích của một công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá ong độc đáo đã bạc màu thời gian.

Mùa Xuân Canh Tuất (1010) tại kinh đô Hoa Lư, triều thần suy tôn điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế thay thế nhà Tiền Lê. Tháng 7, vua hạ chiếu dời đô về thành Đại La với lý do:...