Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 11/05/2009 00:00:00
Hát Dô với sức cuốn hút mạnh mẽ của lời hát, điệu múa đã vượt qua không gian văn hóa làng để đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Hát Dô phải 36 năm mới được vang lên một lần, và tất cả những người hát, theo quy định, phải là trai chưa vợ gái chưa chồng.
Hát Hội Dô Hà Tây - một loại dân ca nghi lễ cổ
Hát Dô là thể loại dân ca nghi lễ, hình thành và phát triển trên mảnh đất Lạp Hạ, nay là xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, thờ đức thảnh Tản Viên, là vị thần đứng đầu trong từ bất tử linh thiêng của dân tộc ta.
Hát Hội Dô ở Liệp Hạ xưa phản ánh nhận thức của con người Lạc Việt về thiên nhiên, và ước mơ của nông dân về một cuộc đời êm ấm, thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu, con cháu đông đúc. Hát Hội Dô là tiếng ca trữ tình, nồng nàn về tình yêu nam nữ, về hạnh phúc lứa đôi của người nông dân dưới chế độ phong kiến. Nội dung này đã trở thành nội dung chủ đạo trong phần hát Bỏ bộ, được tiến hành sau những diễn xướng có tính chất nghi lễ của hát Hội Dô trong những ngày lễ hội...
Theo các già làng ở Liệp Tuyết kể lại, thì trước đây Hội hát Dô tổ chức theo quy định cứ 36 năm mở một lần từ ngày 10 đến 15 tháng giêng (Âm lịch), nhưng ở đây đã tổ chức rước kiệu từ ở đình, miếu ra đền Khánh Xuân ngay từ chiều ngày 9 tháng giêng. Đó là một cuộc rước chung toàn xã, chọn những thanh niên trai tráng khỏe mạnh mới được rước kiệu, thường mỗi kiệu có bốn người khênh. Cũng có thôn đông thanh niên thì nhiều người khênh hơn, hoặc thay đổi nhau vì đây là một việc làm vinh dự. Đi trước kiệu là các vị chức sắc, hai bên kiệu có cờ, có lọng đi kèm. Cái hát và bạn nàng cũng đi kèm trước kiệu, mỗi người đều có ô che đầu. Đám rước đi thành một đoàn dài gồm các thôn nối tiếp nhau theo thứ tự đã sắp xếp từ trước. Đại phu là thôn anh cả đi đầu, rồi đến thôn anh hai là Vĩnh Phúc, và sau đó là các thôn Bái Nội, Bái Ngoại, Thông Đạt, Đồng Sơn. Đám rước đi trong rừng cờ, cầm lọng là một người trạc tuổi 17, 18, đầu quấn khăn lượt, trong áo trắng, ngoài áo the đen, quần trắng, chân quấn xà cạp mầu đỏ, hoặc giày vải, thanh nữ cũng mặc quần áo như những người khênh kiệu rước cờ rước lọng, nhưng chân không quấn xà cạp... Xong rồi tất cả trở về nhà.
Sáng hôm sau, tất cả mọi người các thôn mới ra tập trung ở đền Khánh Xuân và vào hội hát Dô. Đại phu là thôn anh cả phải đến sớm nhất và được hát trước nhất. Trình tự cuộc hát như sau: Người cái dẫn dắt bạn nàng vào đứng trước đền Khánh Xuân, sau đó người cái cầm xênh gõ nhịp làm hiệu, dẫn bạn nàng vào trước bàn thờ, tất cả đều đi theo hình chữ chi. Khi nghe tiếng xênh mở đầu làm hiệu, các bạn nàng từ từ bỏ dép, bước vào chiếu, xòe quạt và bắt đầu múa hát. Nếu các bạn nàng đông thì đứng trên hai chiếu, chiếu trên gồm các nàng lớn, chiếu dưới gồm các nàng con. Nếu thôn nào có số bạn nàng đông quá, thì phải chia ra hát làm nhiều đợt. Câu mở đầu là những bài hát chúc của người cái, phần lớn là các bài hát đều không có động tác. Sau khi các thôn lần lượt hát xong thì cuộc tế lễ mới bắt đầu.
Phương thức diễn xướng của hát Dô khá đơn giản. Cái hát, ngoài động tác gõ xênh, hầu như không vận động gì. Các bạn nàng thường sử dụng đôi tay cùng với chiếc quạt gần như động tác múa chèo. Vần và nhịp của hát Dô cũng biến hóa linh hoạt. Có câu, có đoạn tuân theo thể lục bát một cách linh hoạt. Nhưng có những câu, những đoạn co lại, hoặc giãn ra cho phù hợp với các giọng kể, giọng ngâm.
Diễn xướng hát Dô tồn tại song song với lễ hội đền Khánh Xuân. Là loại hình dân ca nghi lễ, diễn xướng hát Dô gắn liền với vị thần mà nó hướng tới. Vì vậy việc xác định không gian là không mấy khó khăn.
Truyền thuyết
Nguồn gốc của nó gồm những bài khẩn nguyện xuất hiện từ thời xa xưa, và sau này kết hợp với thần thoại và thần Tản Viên, thu hút những sinh hoạt văn hóa tinh thần của địa phương. Dần dần được hoàn chỉnh và hệ thống hóa lại thành một sinh hoạt văn hóa, có tính chất tổng hợp, vừa mang yếu tố nghi lễ, vừa mang tính chất nghệ thuật.
Quá trình hình thành là hoàn chỉnh của hát Hội Dô diễn ra trong một thời gian dài, và được định hình sớm nhất là vào thế kỷ 15. Sự biến đổi vẫn còn tiếp tục diễn ra trong những thế kỷ sau này. Đây là một loại dân ca tế thần Tản Viên nằm trong hệ thống hát Xoan ở vùng đất Tổ Hùng Vương thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay, hoặc như một số loại dân ca khác...
Tương truyền, hát Dô do Đức Thánh Cao Sơn (Sơn Tinh), một trong bốn vị thánh linh thiêng nhất ở Việt Nam truyền lại. Lối hát Dô cổ truyền có tới 36 làn điệu. Người hát Dô chuẩn phải biết vừa hát, vừa múa.
Theo truyền thuyết vào thời Hùng vương, trong một lần du ngoạn, đức Thánh Tản Viên - Sơn Tinh qua vùng đất, ngày nay là thôn Vĩnh Phúc, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, nhận thấy đây là nơi phong cảnh hữu tình, trai thanh gái lịch, ngài đã cho xây dựng cung điện và mở hội để truyền dạy cho dân làng các điệu hát ca ngợi quê hương, tình yêu nam nữ... từ đó hát Dô ra đời.
Có nhiều truyền thuyết giải thích nguồn gốc của diễn xướng hát Dô, nhưng đều khẳng định 36 năm lễ hội đền Khánh Xuân và diễn xướng hát Dô mới được tổ chức một lần, vào ngày 15 và 16 tháng Giêng âm lịch. Như vậy có thể nêu giả thiết: những bài ca khẩn nguyện kết hợp với truyền thuyết Tản Viên cùng với sự múa hay hát giỏi của cư dân Liệp Tuyết hình thành nên thể loại văn hoá dân gian đặc sắc.
Trong quá trình phát triển, diễn xướng hát Dô dung nạp thêm và hoàn thiện như ngày hôm nay. Mục đích ban đầu của nó là phục vụ cho việc thờ cúng, ca ngợi các vị thần trong đền Khánh Xuân. Quá trình phát triển, diễn xướng hát Dô dung nạp thêm những ý nghĩa mới mẻ như cầu mong sự thịnh vượng cho làng chạ, cho ngành nghề. Quá trình này chịu sự ảnh hưởng của các nhà Nho, đặc biệt ở thời Lê sơ. Cao hơn nữa là những bài hát trữ tình về tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ.
Đặc trưng diễn xuớng hát Dô
Diễn xướng hát Dô được phân chia thành bốn hình thức hát, đó là: hát nói, hát ngâm, hát xô và hát ca khúc. Mỗi hình thức là một cách hát khác nhau. Tuy nhiên, diễn xướng hát Dô là một chuỗi những câu hát cho nên việc phân chia này chỉ mang tính tương đối.
Ø Hát nói: thuộc nội dung hát Chúc, là hình thức khi bắt đầu và kết thúc của diễn xướng hát Dô, gần giống với một điệu trong hát ca trù.
Ø Hát ngâm: thể hiện ở những bài hát chúc thơ, ngâm thơ ở phần cuối của cuộc hát, đặc biệt là ở phần hát Bỏ bộ.
Ø Hát xô: là hình thức xuyên suốt của diễn xướng hát Dô. Người Cái lĩnh xướng và Con hát (bạn nàng) xen lẫn bằng những câu hát đệm.
Ø Hát ca khúc: những đoạn nào trong diễn xướng hát Dô có thể tách ra độc lập mang nội dung hoàn chỉnh. Hình thức này nghiêng về nội dung hơn.
Nội dung diễn xướng hát Dô
Các loại hát
Hát Chúc: là nội dung hát thuộc phần nghi lễ của diễn xướng hát Dô. Phần nội dung bắt buộc nghi lễ chỉ chiếm phần nhỏ mà nội dung cơ bản của diễn xướng là ước muốn của mọi tầng lớp người trong xã hội, là thăng quan tiến chức, làm nông thuận lợi, buôn bán thuận hoà, là mừng xuân, là vui chơi, hội hè.
Hát Bỏ bộ: là phần lời ca mang đậm chất trữ tình hơn cả. Tình yêu nam nữ được thể hiện tinh tế và rõ nét. Lời ca điêu luyện, thấm đượm chất trữ tình. Sức sống lâu bền của diễn xướng hát Dô chính là giá trị hiện thực mang lại cho con người.
Thể thơ
Nhiều thể thơ được sử dụng. Từ câu thơ ba chữ, bốn chữ, bảy chữ đến những câu thơ lục bát có sự cân bằng về trung tâm đều được sử dụng nhuần nhuyễn. Quá trình phát triển của thể thơ trong diễn xướng hát Dô cũng là sự phát triển của thể thơ dân tộc
Lời ca và làn điệu trong diễn xướng hát Dô
Lời thơ quy định các tên gọi của làn điệu trong diễn xướng hát Dô. Khi phân định ranh giới các bài có những làn điệu khác nhau, người hát thường dựa vào lời thơ của đoạn hát ấy để đặt tên cho nội dung từng đoạn. Nội dung hát Bỏ bộ thì khác, bởi mỗi bài có một ý nghĩa riêng cho nên việc đặt tên cũng dễ dàng hơn.
Làn điệu chi phối lời thơ trong diễn xướng hát Dô bằng cách gia nhập những tiếng phụ vào bài thơ nguyên thể. Đó là những tiếng đệm, tiếng lót, tiếng láy cài vào đầu, giữa hay cuối những dòng thơ của các thể thơ khác nhau. Việc gia nhập tiếng phụ ở mỗi loại hình dân ca là khác nhau. Đó cũng là những nét khu biệt của diễn xướng hát Dô.
Đạo cụ: quạt giấy là đạo cụ của các bạn nàng, đôi sênh là đạo cụ của Cái hát.
Điệu bộ động tác trong diễn xướng hát Dô
Cùng tồn tại song song với lời ca nghi lễ hát Dô là các động tác phụ hoạ của các bạn nàng. Diễn xướng hát Dô là Cái xướng Con hoạ. Khi hát, bạn nàng vừa hát vừa múa minh hoạ theo nội dung từng đoạn như: hái hoa, múa quạt, bắn cung, hái chè, dệt cửi... đặc biệt là động tác chèo thuyền. Ở nội dung hát Bỏ bộ các động tác có phần sinh động hơn. Nhìn chung, các động tác múa của diễn xướng hát Dô khá đơn giản. Việc kết hợp các động tác này đòi hỏi cảm quan thẩm mĩ của người hát là khá cao.
Mặc dù còn có những hạn chế nhất định về mặt nội dung và nghệ thuật, hát hội Dô vẫn là một viên ngọc quý trong di sản văn hóa dân tộc, nó giúp chúng ta nhìn rõ hơn cuộc sống lao động, cuộc sống tình cảm của ông cha ta trước kia, với tính chất là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp xuất hiện từ lâu đời. Do lời hát mộc mạc, gần gũi với đời sống nhân dân nên ngày nay hát Dô đang được khôi phục lại, trở thành nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây..., đồng thời cũng là biện pháp nhằm khôi phục di sản văn hoá phi vật thể, bảo tồn và lưu truyền cho đời sau.
Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi đứa con trai duy nhất.
Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc, chắc chắn bạn sẽ biết một nhạc phẩm tiền chiến nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao: đó là nhạc phẩm Trương Chi. Mở đầu cho bản nhạc là một giai điệu huyền ảo, đài các...
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu...
Đây là một bộ sách gồm các truyện cổ tích đặc sắc, phần giới thiệu và phần phân tích, lý luận văn học về chủ đề văn học dân gian, cụ thể là thể loại truyện cổ tích truyền thuyết do giáo sư Nguyễn...
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu...
Có thể nói rằng mỗi giếng Chăm cổ là một bí ẩn; bí ẩn từ hình dáng đến cách chọn mạch nguồn nước. Trải qua nhiều biến động lịch sử, sự tồn tại của các giếng Chăm cổ vẫn giữ nguyên những giá trị độc...