Lạc Việt độn toán phần 1

Ngày đăng: 02/04/2008 00:00:00

Nguyên lý lý thuyết của Lạc Việt độn toán


1. Sự ra đời của Lạc Việt Độn Toán



Một phương pháp hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì phải có tính hệ thống, tính nhất quán, tính quy luật, tính khách quan và có khả năng tiên tri.


Tiêu chí khoa học.



Tri thức khoa học hiện đại thừa nhận tiêu chí khoa học này. Vấn đề ở đây là qui luật đó là qui luật gì, phản ánh một thực tại nào và khi đã chứng tỏ một khả năng tiên tri thì đằng sau nó phải là một lý thuyết khoa học.


Vậy khả năng tiên tri của các phương pháp dự báo thuộc Lý học Đông phương cổ phải phản ánh một qui luật nào đó của vũ trụ, tính khái quát càng lớn chứng tỏ tính quy luật càng rất bao trùm. Vấn đề là chúng ta hiểu gì về thực tại vận động của những qui luật đó qua những phương pháp dự đoán thuộc Lý học Đông phương. Lạc Việt độn toán đã thoả mãn yêu cầu đó bởi tính khái quát cao: chỉ có 48 quẻ để dự báo cho tất cả sự vật sự việc từ nhỏ đến lớn so với quẻ Dịch có 64 quẻ và tính chi tiết hoàn hảo cho từng hào. Điều này chứng tỏ Bốc Dịch với 64 quẻ là sản phẩm được hoàn hảo ở một giá trị nhận thức về vũ trụ, trái đất và con người sâu hơn Lạc Việt độn toán. Chúng ta có thể nhận xét rằng Lạc Việt độn toán trên thực tế ra đời trước khi có phương pháp Bốc Dịch.


Nói một cách khác: Lạc Việt độn toán có tính khái quát và gần với những nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tuy không sâu và chi tiết bằng Bốc Dịch. Nhưng vì tính thất truyền của một nguyên lý lý thuyết phản ánh một thực tại đã tạo dựng ra nó và sự sai lệch do thất truyền nên phương pháp Bốc Dịch trở nên huyền bí và có những sai lệch và đây cũng là tình trạng chung của các phương pháp tiên tri phương Đông.


Trên đây cũng chỉ là ý tưởng ban đầu về sự suy luận tính lịch sử thời gian của sự ra đời hai phương pháp Bốc Dịch và Lạc Việt độn toán. Hy vọng đó sẽ là những ý tưởng để sau này có ai nghiên cứu về lịch sử hình thành các phương pháp tiên tri của Lý Học Đông phương sẽ tiếp tục tìm hiểu và tìm ra những lời giải cho các hiện tượng từ hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn năm trước.


Tôi không tự cho mình là người sáng tạo ra môn Lạc Việt độn toán. Mà chỉ là người phục hồi lại môn này và những nguyến lý của nó từ những di sản còn lại lưu truyền trong văn hoá phương Đông.


Hay nói cách khác: Nội dung của Lạc Việt độn toán đã tồn tại trên thực tế từ hàng thiên niên kỷ trước. Nó đã bị thất truyền khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử. Nay được phục hồi lại nhân danh nền văn hiến Lạc Việt.


 


Mời xem các bài khác:



  1. Lời tựa

  2. Lạc Việt Độn Toán - Lời giới thiệu

  3. Lạc Việt độn toán phần 1 - 1

  4. Lạc Việt độn toán phần 1 - 2

  5. Lạc Việt độn toán phần 1 – 3

  6. Lạc Việt độn toán phần 1 - 4

  7. Lạc Việt độn toán phần 1 - 5

  8. Lạc Việt độn toán phần 1 - 6

  9. Lạc Việt độn toán phần 2

  10. Lạc Việt độn toán phần 3

  11. Lạc Việt độn toán phần 4

  12. Lạc Việt độn toán phần 5


Bài viết cùng chuyên mục

Trong quá trình tìm hiểu nhằm chứng minh một thực tế khách quan về nền văn minh Lạc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, dựa trên những nguyên lý lý thuyết được phục hồi của thuyết Âm Dương Ngũ hành và...

Cho đến nay chúng ta đã biết khả năng tiên tri của các phương pháp trong Lý học Đông phương về những gì mà trí tuệ hiện đại chưa đạt đến đuợc đã chứng tỏ sự chính xác cao hơn bất cứ một...

Lạc Việt độn toán coi Bát Môn và Lục Nhâm là hai yêú tố cấu thành quan trọng khi phối với Âm Dương Ngũ hành và nguyên lý căn của Lý học Đông phương thuộc về văn minh Việt là "Hậu Thiên Lạc...

Chúng ta chắc chẳng bao giờ biết được năng lượng của một que diêm cháy loé lên cách chúng ta 10 km, đơn giản vì năng lượng của que diêm quá nhỏ. Nhưng người ta vẫn nhận ra hình ảnh một ngôi sao...

4 – Nguyên lý căn đế của Lạc Việt độn toán. Chúng ta cũng cần phải tiếp tục tìm hiểu cả thực tại nào đã tạo nên sự nhận thức để tổng hợp thành hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành có khả năng ứng...

Thiệu Vĩ Hoa đã viết: ”Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó...

6/ Nguyên lý của Lục Nhâm và Hậu thiên Lạc Việt trong Lạc Việt độn toán.Tôi đưa các dị bản khác nhau của Lục Nhâm tiểu độn nhằm chứng tỏ những nguyên lý lý thuyết căn bản của các phương pháp...

7/ Bát môn và Lục Nhâm cấu thành phương pháp Lạc Việt độn toán. Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy có sự liên hệ của Hà Đồ với Bát môn và Hà Đồ - Hậu thiên Lạc Việt với Lục Nhâm. Cả hai, Bát Môn...

Phương pháp độn quẻ Lạc Vệt độn toán: Phương pháp độn quẻ trong Lạc Việt độn toán đã trình bày ở phần trên 2 – 1 và 2 – 2  thuộc phần Một của sách này. Chúng ta thấy rằng rất đơn giản, dễ học,...

Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ Bát Môn độn giáp và Lục Nhâm Đại độn. Sự tương tác theo tính chất ngũ hành và vị trí tương tác Âm Dương của hai quẻ này với tính chất của từng quẻ sẽ...