Lạc Việt độn toán phần 2

Ngày đăng: 26/03/2008 00:00:00

1 – Độn Bát môn.
Độn Bát Môn Đại Độn: Dùng 8 đốt ngón tay trên bàn tay




1 – 1: Bắt đầu từ cung Sinh  ở đốt thứ nhất ngón trỏ là tháng thứ nhất trong năm, tính thuận theo chiều kim đồng hồ - mỗi tháng một cung - đến tháng cần toán.

1 - 2: Tiến 1 cung là ngày mùng 1 của tháng đó, tính thuận mỗi ngày một cung - đến ngày cần toán.


1 - 3: Tiến 1 cung là giờ Tí của ngày đó, tính thuận - mỗi giờ một cung - đến giờ cần toán trong ngày, dừng tại cung nào ra quẻ tên cung đó.

Thí dụ:
Giờ Tuất, ngày 19 tháng 5.
Bắt đầu từ cung Sinh là tháng 1 đếm thuận chiều kim đồng hồ đến tháng 5, dừng ở cung Tử. Tiến 1 cung là cung Kinh, đếm thuận đến 19 là cung Hưu. Tiến 1 cung là  cung Sinh giờ Tí đếm đến giờ Tuất, toán được là cung Đỗ, tức quẻ Đỗ.


2 - Độn Lục Nhâm
Độn Lục Nhâm: Dùng 8 đốt ngón tay trên bàn tay




2 – 1: Năm Tí từ cung Đại An, trên đốt thứ nhất ngón trỏ, chiều thuận kim đồng hồ - mỗi năm một cung - đến năm cần toán, dừng ở cung nào là tháng 1 của năm đó.


2 – 2: Từ tháng 1 tính thuận - mỗi tháng một cung - đến tháng cần toán, dừng ở cung nào là ngày 1 của tháng đó.


2 - 3: Từ ngày 1 tính thuận mỗi ngày một cung – đến ngày cần toán dừng lại ở cung nào là giờ Tí của ngày đó.
Từ giờ Tí tính thuận đến giờ cần toán, ta sẽ được quẻ Lục Nhâm cần toán.

Thí dụ: Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 năm Tỵ.
Bắt đầu từ cung Đại an là năm Tí, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến năm Tỵ là cung Không vong. Từ cung Không vong là tháng 1, đếm thuận đến tháng 5 là cung Xích khẩu. Từ cung Xích khẩu là ngày 1, đếm thuận đến ngày 19 là cung Xích khẩu. Từ cung Xích khẩu là giờ Tí, đếm thuận đến giờ Tuất là cung Lưu niên,toán được cung Lưu Niên.


3 – Quẻ Lạc Việt độn toán
Như vậy, kết hợp hai cung của Bát môn và Lục Nhâm trong cùng đơn vị thời gian luận quẻ trong bài trên là:


* 1 – 3: Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 - Quẻ Bát Môn = Đỗ.
* 2 – 3: Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 - Quẻ Lục Nhâm = Lưu Niên.


Ta có quẻ của Lạc Việt độn toán là:


Đỗ - Lưu Niên - năm âm
* Quẻ Bát môn trong Lạc Việt độn toán  tương ứng hoàn cảnh, điều kiện môi trường của sự vật sự việc, với quẻ Thượng trong bốc Dịch.* Quẻ Lục Nhâm trong Lạc Việt độn toán tương ứng với hiện trạng, bản chất sự vật, sự việc, với tương ứng với quẻ Hạ trong Bốc Dịch.


3 – 1:  Cách lấy quẻ Lạc Việt độn toán bằng công thức.
Cũng có một cách độn quẻ Lạc Việt độn toán tính theo số dư do Ninh Thuận – Học viên lớp Lạc Việt độn toán - giới thiệu.


Xin giới thiệu để các bạn tham khảo.


3 – 1 –  1: An quẻ Bát môn:
Lấy số Tháng + Ngày + Giờ chia cho 8 còn dư bao nhiêu so số dư với thứ tự của các quẻ Bát môn sẽ ra quẻ Bát môn.
Ví dụ : Tháng 9 + ngày 25 + giờ Dần 3 = 37 chia 8 dư 5, 5 là quẻ Tử của Bát môn


3 – 1 – 2: An quẻ Lục nhâm:
Lấy số Năm + Tháng + Ngày + Giờ  - 3 chia cho 6 còn dư bao nhiêu so số dư với thứ tự của quẻ Lục nhâm sẽ ra quẻ Lục nhâm
* Ví dụ : Năm Tuất ( 11 ) + Tháng 9 + ngày 25 + giờ dần (3 ) = 48 – 3 = 45 chia cho 6 còn dư 3 , 3 là Tốc Hỉ. Đại An được tính là quẻ thứ nhất.
Như vậy kết hợp hai quẻ Bát Môn và Lục Nhâm ra quẻ Lạc Việt độn toán là:


Tử - Tốc Hỉ


3 – 1 – 3: Kết Luận
Quẻ Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ Lục Nhâm và Bát môn lấy trong cùng một không thời gian toán quẻ.

4 – Một số nguyên tắc khi độn quẻ:
4 – 1: Thời gian lấy quẻ
Ở địa phương nào thì dùng giờ địa phương đó khi độn quẻ. Cứ hai giờ quốc tế thì bằng một giờ Âm lịch. Nếu rơi vào thời gian giữa hai giờ – từ chuyên dùng gọi là giờ khe - thì dùng cả hai quẻ của hai giờ đó để luận.


Khái niệm giờ khe: Giờ khe là thời điểm giao nhau của hai giờ âm lịch .


Thí dụ:
Động quẻ vào khoảng 9 giờ sáng tức giữa hai giờ là Thìn – Tỵ. Quẻ giờ Thìn là Thương Vô Vong; quẻ giờ Tỵ là Đỗ Tốc Hỷ thì lấy cả hai quẻ để luận. Quẻ trước là tiền vận, là hiện trạng. Quẻ sau là kết quả.


4 – 1 – 1: Quy ước chung giờ Âm lịch và giờ Quốc tế


1) 11g – 1 giờ  =  Giờ Tý.
2) 1 – 3 giờ      =     Giờ Sửu.
3) 3 – 5 giờ     =     Giờ Dần.
4) 5 – 7 giở     =     Giờ Mão.
5) 7 – 9 giờ     =     Giở Thìn
6) 9 – 11 giờ    =   Giờ Tỵ.
7) 11 – 13 giờ =  Giờ Ngọ.
8) 13 – 15 giờ =  Giờ Mùi
9) 15 – 17        =       Giờ Thân.
10) 17 - 19      =     Giờ Dậu.
11) 19 - 21      =     Giờ Tuất
12) 21 – 23      =     Giờ Hợi.


4 – 1 – 2: Bảng tra giờ mặt trời dùng trong dự báo tương ứng tại Việt Nam.
Trên thực tế giữa giờ qui ước theo bảng trên dùng cho bất cứ quốc gia nào và giờ địa phương nơi cư trú của người luận quẻ, lấy số Tử Vi...vv...lại có một chêng lệch giữa múi giờ qui ước và giờ địa phương. Bởi vì giờ qui ước lấy theo vị trí địa lý thủ đô của quốc gia sở tại. Nhưng giờ địa phương thực tế so với mặt trời đôi khi cách nhau hàng nửa giờ , thâm chí ở những quốc gia lớn như Nga, lãnh thổ trải dài trên nhiều múi giờ thì sự chênh lệch giữa giờ qui ước và giờ địa phương là rất lớn.


Bởi vậy, chúng ta cần bảng này dùng trong dự báo tại Việt Nam và từ đó suy ra các địa phương khác nhau trên thế giới.



Lưu ý:
Bảng tra giờ chênh lệch này do một trí giả ở Sài Gòn vào những năm 60 đã kỳ công trong nhiều năm đo bóng mặt trời để so sánh tìm ra. Khi tìm được danh tính vị này tôi sẽ xin bổ xung sau. Giờ Dương lịch trong bảng này đã được hiệu chỉnh phù hợp với giờ qui ước của nhà nước.

4 – 2: Điều kiện thời gian luận quẻ:
Giả sử  vào giờ Ngọ định bấm quẻ mà không độn vì lý do gì đó, đến giờ Mùi mới độn thì tính quẻ giờ Mùi. nếu giờ Ngọ đã bấm thành quẻ rồi thì tính quẻ giờ Ngọ. Nếu do biết trước - do học thành thạo nên biết an quẻ trước trong ngày, rồi đợi giờ tốt quẻ tốt mới an quẻ để hỏi việc thì quẻ không nghiệm.


4 – 3: Khái niệm ngẫu nhiên và tính cảm ứng khi độn quẻ:
Khái niệm ngẫu nhiên này thuờng được hiểu theo cách nhìn thông dụng của đời thường là một sự tương tác phi qui luật, không thể tiên liệu. Nhưng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì không hề có cái gì là ngẫu nhiên trong sự tương tác chằng chịt của tự nhiên, xã hội và con người cả. Ngay cái goị là "cảm ứng tiên tri" cũng không hề ngẫu nhiên.Chính sự tương tác có tính qui luật lên ngay ý thức của chúng ta, để chúng ta phải độn quẻ vào giờ này, chứ không phải giờ khác và quẻ phải là "a", chứ không phải "b" để quyết định tiên tri sự việc sẽ là thế này, chứ không phải thế kia là một chuỗi tất yếu có tính qui luật.


Tôi xin được bắt đầu bằng tính ngẫu nhiên xâu chuỗi của các vấn đề liên quan như sau:
* Một sự kiện xảy ra gây thắc mắc cần hỏi.
* Thời gian người trong cuộc cần hỏi vào giờ này chứ không phải giờ khác.
* Thời gian nguời luận gieo quẻ và trả lời.


Thông thường thì thời gian hỏi và trả lời trùng khớp. Ở quẻ Dịch với việc thả ba đồng chinh thì tính ngẫu nhiên rất cao ở chính phương pháp gieo quẻ.


Tất cả những yếu tố liên hệ xâu chuỗi này đều mang tính ngẫu nhiên. Nhưng - giả thiết - nó ra một quẻ nghiệm và sự lý giải tiên tri đúng thì tất cả những chuỗi ngẫu nhiên đó có vẻ như là tính tất yếu.

Nguyên nhân nào để có hiện tượng này?Điều này được giải thích -  chứ chưa phải chứng minh - qua thí nghiệm của vật lý lượng tử: Chính là sự tương tác có tính quy luật của ý thức với các hạt cơ bản. Tôi đã phân tích và chứng minh rằng: Ý thức có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ. Tính tương tác này là hai chiều. Xin xem kỹ hơn luận đề này trong tiểu luận ’’Định mệnh có thật hay không?”. Chính vì tính tương tác có tính quy luật của ý thức với quy luật của thiên nhiên và ngược lại, nên hoàn toàn không có vấn đề ngẫu nhiên trong chuỗi sự kiện dẫn đến việc gieo quẻ trong Bốc Dịch, hay độn quẻ trong Lạc Việt độn toán.  Nhưng đó là ý thức rất tập trung. Như vậy, chúng ta không thể có một phân tích sáng suốt và được quẻ nghiệm, nếu không có sự tập trung tư tưởng. Và sự tập trung này cần cảm hứng với việc độn quẻ. Thông thường thì các nhà chiêm tinh trả lời ngay khi được hỏi, vì tính chuyên nghiệp và cảm hứng tiên tri sẵn có của họ. Nhưng bản chất của vấn đề vẫn là cảm hứng.


Những nguời mới học  Lạc Việt độn toán không phải là tiên tri chuyên nghiệp, tôi khuyên khi có cảm hứng hãy độn quẻ. Tuy nhiên mọi nguời vẫn có thể độn quẻ trả lời ngay khi được hỏi, nếu họ có cảm hứng tức thời

4 – 3 – 1:  Nguyên tắc chọn quẻ trong hợp nhiều người cùng độn một việc:


Trường hợp có nhiều nguời cùng độn quẻ và cho những quẻ khác nhau vào thời điểm không thời gian khác nhau sẽ chọn quẻ hợp lý nhất cho sự việc để giải và mọi chi tiết của sự việc cần báo sẽ là sự tổng hợp các quẻ đã độn của người khác.


Chúng ta giả thiết rằng: Tất cả các quẻ khác nhau đều nghiệm cho một sự việc.


Mới nghe có vẻ như vô lý. Nhưng thực ra thì mỗi quẻ sẽ phản ánh một phần của sự việc. Người giỏi và kiến thức rộng có thể suy ra toàn bộ sự việc từ quẻ đã độn. Điều này cũng giống như nhà khảo cổ tìm ra mấy cái xương con khủng long để suy ra toàn bộ con Khủng long.


4 – 3 – 2: Nguyên tắc chọn quẻ do người hỏi độn:
Nếu nguời hỏi tự độn quẻ rồi lấy quẻ đó hỏi nguời luận giải thì mọi chuyện sẽ toán theo quẻ đã độn.

4 – 3 – 3: Phương vị trong quẻ Lạc Việt độn toán
Khi xem sự việc với những câu hỏi như: Anh A có khỏi bệnh không? Hoặc cháu B lớn lên có nghịch không? Trường hợp này không tính phuơng vị. Phương vị chỉ được xét đến khi câu hỏi có yếu tố phương vị. Thí dụ: Người này ở đâu tới? Việc này xảy ra ở đâu?...vv....
Phạm vi không gian độn quẻ cho sự việc trong trong nước (Quốc gia) thì lấy nơi mình cư trú là tâm để định phương vị. Xem việc có tính quốc tế thì lấy thủ đô nơi mình độn quẻ làm tâm định phương vị.


Quẻ Bát Môn xác định phương vị xảy ra sự kiện.
Quẻ Bát môn kết hợp Lục Nhâm xác định tính chất sự kiện, hoặc hậu quả sự kiện.


 


Mời xem các bài khác:



  1. Lời tựa

  2. Lạc Việt Độn Toán - Lời giới thiệu

  3. Lạc Việt độn toán phần 1

  4. Lạc Việt độn toán phần 1 - 1

  5. Lạc Việt độn toán phần 1 - 2

  6. Lạc Việt độn toán phần 1 – 3

  7. Lạc Việt độn toán phần 1 - 4

  8. Lạc Việt độn toán phần 1 - 5

  9. Lạc Việt độn toán phần 1 - 6

  10. Lạc Việt độn toán phần 3

  11. Lạc Việt độn toán phần 4

  12. Lạc Việt độn toán phần 5

Bài viết cùng chuyên mục

Trong quá trình tìm hiểu nhằm chứng minh một thực tế khách quan về nền văn minh Lạc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, dựa trên những nguyên lý lý thuyết được phục hồi của thuyết Âm Dương Ngũ hành và...

Cho đến nay chúng ta đã biết khả năng tiên tri của các phương pháp trong Lý học Đông phương về những gì mà trí tuệ hiện đại chưa đạt đến đuợc đã chứng tỏ sự chính xác cao hơn bất cứ một...

Tri thức khoa học hiện đại thừa nhận tiêu chí khoa học này. Vấn đề ở đây là qui luật đó là qui luật gì, phản ánh một thực tại nào và khi đã chứng tỏ một khả năng tiên tri thì đằng sau nó phải...

Lạc Việt độn toán coi Bát Môn và Lục Nhâm là hai yêú tố cấu thành quan trọng khi phối với Âm Dương Ngũ hành và nguyên lý căn của Lý học Đông phương thuộc về văn minh Việt là "Hậu Thiên Lạc...

Chúng ta chắc chẳng bao giờ biết được năng lượng của một que diêm cháy loé lên cách chúng ta 10 km, đơn giản vì năng lượng của que diêm quá nhỏ. Nhưng người ta vẫn nhận ra hình ảnh một ngôi sao...

4 – Nguyên lý căn đế của Lạc Việt độn toán. Chúng ta cũng cần phải tiếp tục tìm hiểu cả thực tại nào đã tạo nên sự nhận thức để tổng hợp thành hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành có khả năng ứng...

Thiệu Vĩ Hoa đã viết: ”Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó...

6/ Nguyên lý của Lục Nhâm và Hậu thiên Lạc Việt trong Lạc Việt độn toán.Tôi đưa các dị bản khác nhau của Lục Nhâm tiểu độn nhằm chứng tỏ những nguyên lý lý thuyết căn bản của các phương pháp...

7/ Bát môn và Lục Nhâm cấu thành phương pháp Lạc Việt độn toán. Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy có sự liên hệ của Hà Đồ với Bát môn và Hà Đồ - Hậu thiên Lạc Việt với Lục Nhâm. Cả hai, Bát Môn...

Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ Bát Môn độn giáp và Lục Nhâm Đại độn. Sự tương tác theo tính chất ngũ hành và vị trí tương tác Âm Dương của hai quẻ này với tính chất của từng quẻ sẽ...