LẠC VIỆT VÀ BÁCH VIỆT

Ngày đăng: 10/02/2012 00:00:00

Trước sau, tôi vẫn luôn xác định rằng: Người Lạc Việt - còn gọi là Bách Việt, người Kinh...- ở nam Dương Tử là một chủng tộc và là cội nguồn của dân tộc Việt hiện nay. Các danh xưng: Mân Việt, Điền Việt....- xét về tính hệ thống xuyên suốt trong lịch sử - đều chỉ cụ thể địa phương mà người Việt sinh sống và không phải chủng tộc riêng, hoặc quốc gia riêng so sánh với Lạc Việt (Khi quốc gia Văn Lang sụp đổ, một số địa phương thành lập quốc gia riêng, tồn tại trong thời gian ngắn ngủi của lịch sử mới xuất hiện Mân Việt, Điền Việt, Dạ Lang...). Nhưng từ hàng chục năm nay, trong phong trào phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt, xuất hiện luận điểm cho rằng: Lạc Việt là một bộ phận của người Việt và bộ phận này chỉ sống ở đồng bằng sông Hồng. Và từ đó ra sức phủ nhận cội nguồn dân tộc Việt phá hỏng toàn bộ hệ thống Việt sử truyền thống và phủ nhận chân lý.


Thực chất Lạc Việt là danh xưng để chỉ toàn bộ chủng tộc Việt mà gần 5000 năm trước lập quốc ở bờ nam sông Dương Tử với quốc hiệu Văn Lang mà chính sử đã ghi nhận. Chính những di vật khảo cổ như trống đồng tìm được ở khắp nam Dương tử và Bắc Việt Nam ngày nay cho thấy sự thống nhất về văn hóa. Sự thống nhất về văn hóa không chỉ dừng lại ở duy nhất là sản phẩm trống đồng mà còn thể hiện ở những di sản văn hóa phi vật thể khác, như: Tục ăn trầu còn lại ở nam Dương tử cho đến cách đây gần 1000 năm vào thời nhà Tống - và cho đến ngày nay ở Đài Loan, áo cài vạt bên trái...vv...Điều này cho thấy toàn bộ Nam Dương tử là một quốc gia thống nhất cho nên thống nhất về văn hóa và phong tục. Vậy chủng tộc Việt có tên gọi chung là Bách Việt trong sử Ký "Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở, có cùng chủng tính" có tên gọi chính thức là gì, khi thời đó chưa gọi tắt là "Việt"? Cá nhân tôi trước sau như một xác định tính chân lý của chủng tộc Việt chính là "Lạc Việt". Các sách cổ chữ Hán về sau chép: " Vua là Lạc Vương, quan gọi là Lạc Hầu, dân gọi là Lạc dân, ruộng gọi là Lạc Điền..." và đây chính là danh xưng của các vua Hùng. Căn cứ vào đâu để tôi xác định như vậy và khẳng định tính chân lý của luận điểm này?


1 - Tính thống nhất về văn hóa và phù hợp với chính sử Việt xác định một quốc gia thống nhất ở Nam Dương tử từ cách đây hơn 2000 năm trước.


2 - Căn cứ vào luận điểm trên và việc miêu tả trong cổ thư thì Lạc Vương không thể là vua một quốc gia không nằm trong nhà nước Văn Lang của chủng tộc Việt. Điều này sẽ mâu thuẫn với chính sử và các dữ liệu văn hóa sử liên quan - sự thống nhất về văn hóa ...vv....Hay nói rõ hơn: Nếu Lạc Vương là danh xưng của riêng chủng Lạc Việt thì hệ quả tất yếu các chủng khác là Mân Việt, Điền Việt, tất phải có "Mân Vương, Mân Hầu, Mân dân và Mân ruộng ...hay nói cách khác thì ở Nam Dương tử sẽ gồm nhiều quốc gia, điều này mâu thuẫn với tất cả các yếu tố trên.


Từ những luận cứ căn bản trên thì Lạc Việt chính là danh xưng của chủng tộc Việt với quốc gia Văn Lang, cội nguồn của nền văn hiến sử Việt trải gần 5000 năm tính đến ngày nay (Trước đây quen gọi là hơn 4000 năm lịch sử). Dòng dõi Lạc Hồng còn ghi dấu ấn trong một di sản là linh vật của nền văn hiến Việt đó chính là sợi "Lạt (Lạc) Hồng" buộc trên chiếc bánh chưng trong những ngày Tết trải từ hàng ngàn năm qua trong sự thăng trầm của Việt sử:


1


1


Bánh chưng, bánh dày - linh vật của nền văn minh Lạc Việt.


Chính dòng dõi Lạc Hồng - tức dân tộc Việt hiện nay với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến - ghi dấu bằng bốn sợi Lạc (Lạt) Hồng gói trọn chiếc bánh chưng - biểu tượng của sự tương sinh Ngũ Hành, nội dung của Hà Đồ miêu tả chiều tương tác của vũ trụ - đã xác định toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về di sản của dòng giống Lạc Hồng, dưới sự trị vì của các vua Hùng với danh xưng Lạc Vương.
Bởi vậy, Lạc Việt chính là tên gọi chung của Bách Việt.

Bài viết cùng chuyên mục

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Lê Viết Nga cho biết: Bắc Ninh vừa phát hiện tấm bia đá có niên đại từ năm 314 đến năm 450 tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Đây...

Chiều 7/9, Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết trong quá trình sưu tầm, khảo cứu các hiện vật lịch sử văn hóa trên địa bàn xã Xuân Đan, H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nhóm nghiên cứu của bảo tàng này vừa phát hiện,...

Hãy xem từ cái Nôi khái niệm “Sông”:<br /><br />Krông = Kông = Sông = Tông 宗 = Dòng = Dõng 涌 = Giang 江 = Kang = Kênh = Kinh 泾= Linh 泠 = Lối = Lộ 潞 = Lạc 洛= Lạch = =Rạch = Mạch 脈 = Ngách = Ngòi =...

Tìm nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt.

Lịch sử Bách Việt chứng tỏ không kém phần phong phú khi được hé lộ qua kỹ thuật đúc gươm, trống đồng...

<br /> Từ Hán Việt (HV) là kết quả rất tự nhiên sau bao nhiêu thế kỷ bị người Hán đô hộ cũng như sống bên cạnh nhau: đây là những từ gốc Hán thâm nhập vào và làm vốn từ Việt thêm phong phú.

Truyền thống lâu đời của chữ Hán đã cho ta nhiều thông tin thú vị về văn hoá tư tưởng của người xưa.

Cùng tồn tại với bãi đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), những hình khắc bí ẩn từ nghìn đời nay ở bãi đá cổ Xín Mần (Hà Giang) đã đi vào tín ngưỡng với tục thờ đá của người dân địa phương. Những hình khắc một...

Luật Pháp ( 09/03/2012)

Luật Pháp : Từ ghép này xuất xứ từ công nghệ Bánh Chưng, lúc đầu chỉ là để chỉ các công đoạn cụ thể, sau nâng ý trừu tượng hóa thành từ “luật pháp”. Khi gói xong bánh chưng thì dùng Lạt để Buộc....