Lối đếm theo hệ nhị phân của người Lạc Việt

Ngày đăng: 03/08/2010 00:00:00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những con số kỳ lạ
Ở mỗi hệ đếm đã trải qua, dù là ít con số đều để lại dấu ấn của con số nhiều nhất trong hệ đếm đó mang nghĩa là “nhiều”.Ví dụ nếu hệ đếm ban đầu chỉ có 2 con số thì “hai” đã để lại các từ: “bay”(ngôi thứ hai số nhiều), “hăng-hái”, “trống-trải”,bừa-bãi”…

 


Rõ ràng người Việt ai cũng hiểu “hăng-hái”nhiều hơn hăng,”trống-trải”nhiều hơn trống, “bừa -bãi” nhiều hơn bừa.Nếu hệ đếm chỉ có 3 con số thì con số nhiều nhất trong hệ đó là “ba”đã để lại: “cả” là nhiều nhất, là tất cả,tất là hoàn tất tức hết vòng đếm; “đã” cũng là nhiều nhất (ăn “đã”quá rồi,sướng “đã”quá rồi), “chung-chạ”, “vật-vạ”, “la-cà”, “vất-vả”…đều là mang ý nhiều nhất. Nếu hệ đếm chỉ có 4 con số thì con số nhiếu nhất trong hệ đếm đó là “bốn” đã để lại “bọn”, “bộn”, “lổn nhổn”, “lộn-xộn”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm chỉ có 5 con số thì số đếm nhiều nhất trong hệ đó là “năm” ( “prăm” trong hệ đếm ngũ phân của người Khơ Me) đã để lại “dăm”, “lắm”(Từ này trong Quan Thoại phát âm là “rán” nhưng những từ ghép với “rán” thì lại đều là ghép theo cú pháp Việt,tức chính trước phụ sau,như “dư rán”-tự nhiên,nghĩa là tự sinh ra lắm thứ,chỉ vũ trụ; “thian rán”-thiên nhiên,nghĩa là trời sinh ra lắm thứ,chỉ trái đất; “liẻo rán”-liễu nhiên,tức biết lắm; “hoang rán”-hoang nhiên,tức hoảng lắm; “xin xin rán”-hân hân nhiên tức hớn hở lắm…mà chúng chỉ có trong văn viết chứ không có trong khẩu ngữ.Cú pháp Quan Thoại thì phụ trước chính sau,như nói “hẩn hảo” là rất tốt chứ không nói “tốt lắm”như Việt.Người Hoa vẫn nói “théng xẻo tứa”là nghe hiểu được như cú pháp Việt chứ không nói “thing tứa tủng”là nghe được hiểu như Quan Thoại), “nạm”, “nắm”, “mắm”,chăm-chắm,băm-vằm…đều nghĩa là nhiều.Nếu hệ đếm chỉ có 6 con số thì số nhiều nhất trong hệ đó là “sáu”(người Hồ Nam đến nay vẫn nói là “lấu”) để lại: “sau”(cuối cùng tức hết vòng đếm), “nậu”(số nhiều ngôi thứ ba), “nẫu”, “lâu”, “máu”(ham nhiều), “đau-đáu”, “hau-háu”, “láu-táu”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm là có 7 con số thì số nhiều nhất của hệ đó là “bẩy” để lại: “bầy”, “sây”, “bầy-hầy”, “lầy-nhầy”, “tung-tẩy”, chối “đây-đẩy”, “vung-vẩy”,run “lẩy-bẩy”…đều ý là nhiều(“Thời các nước Ngô,Sở,Việt,ở đó người ta đông dân và giàu có hơn Trung Nguyên nhiều vì họ lắm lúa gạo,và tiếng nói của họ thuộc hệ ngữ Nam Á khác xa tiếng Trung Nguyên,họ còn có cả hệ đếm thất phân có 7 con số”-theo nhà văn quá cố Nhật Bản Shiba Ryôtarô-trích tạp chí Xưa và Nay,hội sử học Việt Nam).Nếu hệ đếm có 8 con số thì số nhiều nhất của hệ đó là “tám” đã để lại “ham”, “hám”, “tham-lam”, “đẫm”, “thâm”, “thắm”, “thăm-thẳm”, “lảm-nhảm”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm là 9 con số thì số nhiếu nhất của hệ đó là “chín” đã để lại: “chùm”, “trùm”, “chòm”, “túm- tụm”, “xỉn”, “bịn-rịn”…đều ý là nhiều(Thời Văn Lang đã có hệ đếm này nên Vua Hùng mới đòi “nhiều”nhất là “voi chín ngà,gà chín cựa,ngựa chín hồng mao”).Hệ thập phân chắc là xuất hiện sau cùng,nhưng cũng thời cổ đại rồi,lúc đó là hệ đếm từ số “chắc” đến số “chục”. “Chắc” là 1,là có,là biết( tiếng Tày “chắc”nghĩa là biết, cặp đối nghịch “bố/chắc” của tiếng Tày tức “không/biết”, tương ứng “0/1”,thì cũng như cặp “nỏ/có” của tiếng Việt hay “no/count” của tiếng Anh là “không/đếm”,có 1 rồi mới bắt đầu đếm được chứ). “Chắc” là hạng nhất,là “number one” nên được hơn cả gọi là “đắc”,đậm hơn cả gọi là “đậm-đặc”,nồng hơn cả gọi là “nồng-nặc”,dài hơn cả gọi là “dằng-dặc”,lâu hơn cả gọi là “lâu-lắc”,sáng vàng hơn cả gọi là “vằng-vặc”….Con số “chục”là con số nhiều nhất của hệ đếm này nên “chục” cũng để lại các từ mang ý nhiều như “lục- đục”, “cậy-cục”, “đông-đúc”, “nhung-nhúc”…Nhưng cổ xưa hơn,do người Lạc Việt đã lấy cái nôi là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương như một phương tiện kỹ thuật do mình sáng tạo ra để VO tròn mọi từ đa âm tiết vốn có từ xưa thành từ đơn âm tiết có kèm thanh điệu nảy sinh (đương nhiên),nên số đếm hệ thập phân của người Lạc Việt lúc đầu nó là từ MÔ đến MƯỜI.( “Mười” là nhiều nhất nên mới có “thời cơ đã chín muồi”, “ru con con ngủ cho muồi” đều là biểu thị ý nhiều cả).Bởi trong tiếng Khơ Me số 1 là “muôi”,là một thực thể,nó là từ “mỗi” trong tiếng Việt ,ở Quan Thoại nó là chữ 每 đọc là “mẩy” rõ ràng là từ mượn của Việt vì nó không đẻ ra các từ cùng gốc “m” trong nôi khái niệm Âm Dương theo cách sinh sản tự tách đôi của tế bào.

Còn MỖI trong nôi khái niệm Âm Dương của người Lạc Việt đã đẻ ra MẬP-MỜ, “mập-mờ” là cái phôi đang tự tách đôi trong cái bọc Âm-Dương,nghĩa của nó là “chưa rõ hẳn,chưa biết là 0 hay là 1”,con MẬP là con Âm(như con Nòng của từ dính Nòng-Nọc) nhưng mang tính dương,lớn đủ trong nôi rồi nó tách hẳn ra độc lập là MỘT(là 1 tức Dương);con MỜ là con Dương( như con Nọc của từ dính Nòng-Nọc) nhưng mang tính âm,lớn đủ trong nôi rồi nó tách hẳn ra độc lập là MÔ (là 0 tức Âm,MÔ mới dẫn đến từ VÔ,âm tiết dân dã có trước,hàn lâm có sau nên mới có chữ vô無;viết là “nam vô A di đà Phật南無阿彌陀佛”nhưng lại tụng là “nam mô A di đà Phật”-tất nhiên đây chỉ là những chữ ký âm cho câu tiếng Phạn).

Một thực thể MỖI mà trong tiếng Việt đã thành ra bốn khái niệm: “Mỗi”, “Mập-Mờ”, “Mô”, “Một”,nhưng tổng số âm tiết thì lại là có năm âm tiết:MỖI=MÔ…MẬP-MỜ…MỘT,nếu viết bằng chữ Hán thì được sẵn có một chữ MỖI每 (là âm tiết “mỗi” mà Quan Thoại đã mượn của Việt và phát âm là “mẩy”), còn lại bốn âm tiết kia là MÔ,MẬP,MỜ,MỘT rõ ràng là phải viết bằng chữ Nôm.Các nhà Hán-Nôm học nói là “chữ Nôm khó gấp năm lần chữ Hán”chắc chắn là do cái nguyên nhân này.

(Về sự VO tròn-PROPRO nghĩa là lăn tròn- từ đa âm tiết để thành từ đơn âm tiết thì không chỉ ví dụ từ ngôn từ Khơ Me sang ngôn từ Việt,mà còn thấy rõ từ ngôn từ Nhật sang ngôn từ Việt,làm cho từ đa âm tiết bị vò rụng đầu rụng đuôi còn lại mỗi âm tiết lõi ở giữa.Ví dụ “Ô-NA-DI”nghĩa là “giống nhau”của tiếng Nhật,vò rụng mất đầu Ô và đuôi DI,còn lại mỗi NA là “na-ná” rồi thành “như”(ở đây cũng thấy rõ là dân dã “na-ná” có trước rồi mới đến hàn lâm “như” có sau,chữ “như” 如thì đã có sẵn chữ Hán lấy từ người Hoa,chứ “na”và “ná”thì phải bằng hai chữ Nôm thôi).Một câu tiếng Nhật như: “Ni-hôn-Gô Ga,Bê-tô-na mư-Gô Ga,Đê-wa Ô-na-di Đê-xư Nế!”( “Nhật ngữ và Việt ngữ, thế mà, giống nhau đấy nhé” ) dịch theo dân dã (chứ không phải giải thích theo ngữ pháp kiểu hàn lâm) mà đúng sát ý từng từ 100% thì câu đó là “Nhật-Bản Gọi Cả,Việt-Nam Gọi Cả,Thế-mà, Na-Ná Đấy Nhé”.Người Việt vẫn nói “tôi cả anh đi chơi nhé” tức là “tôi và anh đi chơi nhé”,từ “cả” là từ cổ hơn của “và”.

Có “Na”(mà tiếng Đài Loan gọi là “la”, Đài-ngữ cũng còn gọi là Đài-la,tiếng Việt có từ “la-lối”, “la lối” om sòm nghĩa là “nói lời” om sòm) rồi mới có “Nói” rồi mới đến “Gọi”(đều là từ thuần Việt cả),mà hàn lâm viết âm tiết “gọi” bằng chữ “Ngữ” 語,Quan Thoại đọc là “ủy”,người Nhật đọc là “Gô”,người Đài Loan đọc là “Gí”, “Đài Gí” là “Đài gọi” , “Đài gọi” chẳng là “tiếng Đài Loan” thì là gì?cũng như Nôm Na nghĩa là người Nam nói hay gọi là tiếng Nam cũng vậy).


Cái hình tròn biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt ,chỉ xét khía cạnh số, thì nó đúng là một “bit” thông tin,cho ra 2 giá trị là Âm tức 0 và Dương tức 1.Đó là xét trên một mặt phẳng,đã có được một “bit” thông tin.Nhưng vì nó là một cái bầu hình cầu như một giọt nước,trong đó có con Nòng và con Nọc,nên nếu cứ cắt đối xứng tâm theo đủ các hướng thì sẽ có ty tỷ mặt phẳng tức được ty tỷ “bit” thông tin.Trong tin học thì bit thông tin là đơn vị chuyển tải thông tin,8 bit thì bằng 1byte,rồi nhiều tới KB(ki-lô byte),MB(mê-ga byte),GB(ghi-ga byte).Số giá trị của bit là m=2.Lượng bit sử dụng tức độ dài của thông tin là: n bit. Lượng thông tin có thể chuyển tải là: N, lượng này được tính bằng công thức: N=mn .

Như vậy khi người Lạc Việt cổ đại dùng 2 ký tự kẻ vạch như hai giá trị của một bit thông tin là (—) tức 1 và (——) tức 0 để đếm theo hệ nhị phân ,và lấy từ trong cái bầu Âm Dương Lạc Việt ra để sử dụng một lượng chưa nhiều bit thông tin,họ đã tạo ra được: Ở bộ Tứ Tượng thì lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=22= =4 tổ hợp (chuyển tải được bốn tổ hợp thông tin,tức tứ cái tượng),ở đây độ dài thông tin là n=2 bit ,được ký hiệu bằng hai hàng kẻ vạch.Ở bộ Bát Quái thì lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn= 23=8 tổ hợp (chuyển tải được tám tổ hợp thông tin,tức tám cái quẻ), ở đây độ dài thông tin là n=3 bit ,được ký hiệu bằng ba hàng kẻ vạch.Nếu cứ như vậy đếm tiếp tất sẽ đến độ dài thông tin n=4 bit, ký hiệu bằng bốn hàng kẻ vạch,cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=24=16 tổ hợp thông tin.Rồi đến độ dài thông tin n=5 bit,ký hiệu bằng 5 hàng kẻ vạch,cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=25=32 tổ hợp thông tin.Nhưng cái sử dụng 4 hàng kẻ vạch và 5 hàng kẻ vạch bị mất tăm tích đâu trong lịch sử ,không còn truyền lại.

Nên kế tiếp đến ta còn thấy ngày nay là sử dụng độ dài thông tin n=6 bit, ký hiệu bằng sáu hàng kẻ vạch cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=26=64 tổ hợp (chuyển tải được 64 tổ hợp thông tin,tức 64 quẻ dịch).Về con số và hệ đếm nhị phân để chuyển tải thông tin thì chỉ đơn giản vậy thôi,mới dùng đến có 6 bit để chuyển tải được 64 thông điệp,mà thông điệp đầu tiên là 000000 đó là quẻ KHÔN (có 6 bit tức 6 hàng kẻ,mỗi bit ——tức mỗi hàng kẻ mang giá trị là 0 tức Âm) và thông điệp cuối cùng là 111111(có 6 bit tức 6 hàng kẻ,mỗi bit — tức mỗi hàng kẻ mang giá trị là 1 tức Dương).Ngày nay máy tính dùng tới 8 bit (là một byte) để mã hóa con chữ cái Latin,ví dụ chữ A là 01000001,chữ M là 01001101 (tương tự như số điện thoại của anh A và số điện thoại của mụ M,thành phố càng đông hộ dùng càng phải tăng số bit tức số điện thoại càng nhiều con chữ số hơn).Còn bộ nhớ để chứa dữ liệu thì có dung lượng đến hàng trăm GB (Ghigabyte).

Dùng 6 bit để chuyển tải được 64 thông điệp (64 quẻ dịch) mới chỉ là dùnglượng bit rất ít,sơ khởi trong công nghệ thông tin (thập niên 60 của thế kỷ trước).Nhưng 64 quẻ dịch của người Lạc Việt lại là có từ thời tiền sử(tức chưa khi còn chưa có chữ viết) cách nay non chục ngàn năm, kể cũng thú vị,nhưng cái thú vị nhất và quan trọng nhất lại là ở ứng dụng từng mỗi thông điệp mà người ta gọi là mỗi quẻ trong 64 thông điệp đó ở khía cạnh triết lý.Về mặt này thì các học giả Trung Hoa hàng mấy nghìn năm qua dùi mài,viết hàng ngàn cuốn sách,thực đáng trân trọng và kính nể.Chứ còn sử dụng có 6 bit thông tin để có 64 thông điệp thì trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ người ta đã sử dụng rồi ( hồi đó tôi cứ ngờ ngợ là sao họ lại lấy 64 quẻ dịch của người Việt trong sách của Nguyễn Hiến Lê để làm phần mềm cho công nghệ mà đem wuýnh người Việt ),có điều là sử dụng công nghệ phần cứng của họ ,rồi vận dụng 64 thông điệp theo cách của họ ,chứ không đếm xỉa gì đến khía cạnh triết lý của từng “quẻ dịch” trong lượng 64 thông điệp đó,mới thành ra là lấy 64 quẻ dịch của người Việt để wuýnh người Việt nhưng lại không tư duy triết lý như người Việt tư duy, nên mới wuýnh không lợi người Việt.

Cái nôi biểu tượng Âm Dương có con Âm và con Dương quấn quýt ôm tròn lấy nhau ở bên trong là của người Lạc Việt tạo ra như một công cụ để có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.Cũng lại người Lạc Việt tạo ra ký tự kẻ vạch để rồi có lối đếm nhị phân.Tên gọi các con số từ một đến mười để lại dấu ấn trong ngôn từ Việt đậm nét như thế nào thì như đã trình bày ở trên rồi.Tương tự như vậy,lối đếm nhị phân của người Lạc Việt cũng lại để lại dấu ấn của nó trong ngôn từ Việt.Ở trên ta đã thấy là 2 tổ hợp là nhị nguyên,gấp đôi lên có 4 tổ hợp là tứ tượng,lại gấp đôi lên có 8 tổ hợp là bát quái,gấp đôi lên nữa có 16 tổ hợp,gấp đôi nữa có 32 tổ hợp,gấp đôi nữa được 64 tổ hợp là những quẻ dịch.Nhị nguyên,tú tượng,bát quái và dịch thì còn đến ngày nay như ta thấy,thế còn tổ hợp 16 và tổ hợp 32 để cho nó liên tục trong phát triển đếm thì nó mất đâu mất rồi?Bụi lịch sử đã phủ chìm nó mất tăm tích hay nền văn minh đó đã bị tàn phá cho sụp đổ.Nhưng một chút xíu le lói của cái 16 tổ hợp (còn 32 tổ hợp vẫn chưa thấy đâu) tôi nhìn thấy trong cách đếm trái cây hay hột vịt lộn bán hàng của người dân miền Tây Nam Bộ ,đó là chục=16.Có người giải thích vì đó là do họ hào phóng (sao không lấy chục là 15? hoặc chục là 17 cho nó hào phóng hơn?).Nó ắt phải có nguyên do lịch sử từ trong tâm thức.Người Việt quen đếm từng đôi,ở miền núi phía Bắc dân bản đi chợ bán gà cứ một rọ nhỏ là nhốt hai con gà, trống mái bất kể,có thể nhiều rọ, nhưng một rọ cứ phải là hai con,để dễ gấp đôi gấp đôi số gà đếm bán.Cách đếm ấy chính là đếm lượng thông tin được chuyển tải,tức đếm N=mn,tức đếm theo lũy thừa của cơ số 2.Lối đếm mà số sau cứ gấp đôi số trước sát nó đã để dấu ấn trong ngôn từ Việt bằng nhiều cách nói khác nhau(nghe thì nó có vẻ như tiếng nói lóng của dân buôn lậu):
0=0=ỡm (ỡm=âm=0)
20=1=ờ (ờ=ừ=có=1 , nói “ỡm-ờ” tức nói không rõ là 0 hay1)
21=2=ơi (tiếng gọi ngôi nhân xưng thư hai)
22=4=ấy (tiếng gọi ngôi nhân xưng thứ tư, “tao,mày ,nó,thằng ấy)
23=8=ôm (một ôm bằng tám bó)
24=16=ắp (đầy ắp là đầy một chục của người miền Tây Nam Bộ)


0=0=ứ (ứ=không,không tin cứ hỏi trẻ sơ sinh mới tập nói coi )
20=1=ừ (ừ =1=có)
21=2=u (ngôi nhân xưng đầu tiên của trẻ là mẹ nó,mẹ=u)
22=4=ấy (ngôi nhân xưng thứ tư, “tao,mày,nó,thằng ấy)
23=8=um (um=túm=tám)
24=16=úp (đủ chục miền Tây rồi)

0=0=bỏ (bỏ=không đếm cái đó,bỏ=0)
20=1=bênh (đứng về một phe gọi là bênh,bênh=1)
21=2=bè (có người thứ hai làm bạn là bắt đầu thành một bè,bè=2)
22=4=bốn
23=8=bản
24=16=bằng (bằng lòng rồi,đủ chục 16 rồi)

0=0=cóc (cóc có=không có , cóc=0)
20=1=cái (cái=một đơn vị để đếm,lượng từ đếm đồ vật)
21=2=cặp (cặp=đôi=2)
22=4=cụm
23=8=cỡm (cỡm=cớm=râm=tám)
24=16=cọc (đủ chục đồng tiền=16)

0=0=chăng (chăng=không=0)
20=1=chiếc (lượng từ,một đơn vị)
21=2=chẵn (có hai mới chẵn,chẵn=2)
22=4=chắt (ngôi thứ tư, “cha,con,cháu ,chắt”)
23=8=chòm
24=16=chục (chục miền Tây Nam Bộ)

0=0=dóc (nói dóc=nói không có thực,dóc=0)
20=1=dé ( lượng từ cấy lúa,đơn vị nhánh lúa)
21=2=duộc (hai đứa vào một duộc)
22=4=dúm
23=8=dỏ (thứ đựng nhỏ,đựng được 8 dé)
24=16=dành (thứ đựng lớn ,đựng được chục dé)

0=0=đếch (đếch có=không có)
20=1=đứa (lượng từ đếm động vật)
21=2=đôi (đôi=2)
22=4=đúm
23=8=đám (phường bát âm phục vụ các đám có 8 người)
24=16=đàn (đủ bầy,đủ chục)

0=0=gột (gột=sạch=0)
20=1=gút (lượng từ đếm thắt gút)
21=2=gánh (một gánh bằng hai thúng)
22=4=gây (bắt đầu nhân ra nhiều=bộn=4)
23=8=gom
24=16=gang (đủ vòng đếm=đủ chục)

0=0=hổng (hổng có=không có,hổng=0)
20=1=hệt (giống hệt=như có,hệt=có=1)
21=2=hai
22=4=ham (bắt đầu thích nhiều)
23=8=hum (số lớn,con hùm=con cọp lớn)
24=16=hàng (xong hàng=đủ chục)

0=0=không
20=1=khía (“nói về khía cạnh này”= “nói về một cạnh này”, khía=1)
21=2=khua (cầm hai đũa mà khoắng)
22=4=khắt (gò bốn thành bó)
23=8=khóm (khóm mía=8 cây mía)
24=16=khựng (đếm đủ chục rồi ,dừng lại)

0=0=láo (nói láo=nói không có sự thực,láo=0)
20=1=lẻ (lẻ=lẻ-loi=1)
21=2=lứa (“xứng đôi vừa lứa”,lứa=2)
22=4=lượm (bốn nắm được một lượm)
23=8=lẫm (để chứa nhiều)
24=16=lấp (đủ khỏa lấp vòng đếm=đủ chục)

0=0=mất (mất=mô=0)
20=1=một
21=2=mai (mai=ngày thứ hai,mày=ngôi nhân xưng thứ hai)
22=4=mang (bắt đầu sang nhiều=đa mang)
23=8=mường (nơi quần cư nhiều)
24=16=mập (đủ béo=đủ chục)

0=0=nỏ (nỏ=mô=không=0)
20=1=nẻ (nẻ=một kẻ)
21=2=nạnh (có hai người là bắt đầu tị nạnh,nạnh=2)
22=4=nửa (đã ở mức giữa)

23=8=nạm (nạm=nắm=nhiều)
24=16=nẫm (nầm-nẫm=tròn lẳn=hết vòng đếm=đủ chục)

0=0=nhẵn (nhẵn=hết nhẵn=0)
20=1=nhỏ
21=2=như (có cái thứ hai mới so sánh ,như cái trước vừa đếm)
22=4=nhớn (bắt đầu nhiều)
23=8=nhóm
24=16=nhận (đủ vòng đếm=đủ chục=giao hàng)

0=0=ngỏ (bỏ ngỏ=bỏ trống=bỏ không,ngỏ=0)
20=1=người (người=kẻ=1,lượng từ đếm người)
21=2=ngài (gọi ngôi nhân xưng thứ hai)
22=4=ngửa (bắt đầu lật sang phía nhiều)
23=8=ngòm (đen ngòm=đen nhiều,ngòm=nhiều,bát quẻ đến 8 là nhiều)
24=16=ngang (đã đủ=hết vòng đếm-chục)

0=0=phét (nói phét=nói điều không có,phét=0)
20=1=phọt (phọt-phẹt=trình độ còn kém,chưa rõ đâu 0 đâu 1, phọt=1)
21=2=phe (chia phe=chia 2 bên để chọi nhau,phe=2)
22=4=phum (bắt đầu nhiều)
23=8=phường (nhiều)
24=16=phải (đủ chục rồi,hài lòng)

0=0=quái (có quái gì đâu=không có gì đâu,quái=0)
20=1=que (que=kẻ=1)
21=2=quang (quang=hai chiếc gióng để gánh)
22=4=quây (bắt đầu nhiều)
23=8=quần (nhiều,8 quẻ là một quần thể của bát quẻ)
24=16=quả (quả=kết quả=trọn vòng đếm=chục)

0=0=rỗng (rỗng=không có=0)
20=1=rõ (rõ=rõ mồn-một=kẻ=1)
21=2=róng (sóng đôi,song song,róng=2)
22=4=rậm (bắt đầu sang nhiều)
23=8=rám (nhiều)
24=16=rạp (đã đầy nặng=đủ chục)

0=0=suông (nói suông=nói không kèm theo gì khác, suông=0)
20=1=sắt (sắt=chắc=1,son sắt=như đinh đóng cột=khẳng định=1)
21=2=song (song đôi=hai người,song=2)
22=4=son (bắt đầu đỏ nhiều)
23=8=sàng (“đi một đoạn đàng,học một sàng khôn”,sàng =nhiều)
24=16=sảy (công đoạn cuối cùng của xay lúa,sảy=đủ vòng đếm=chục)

0=0=tò (tò=toi=chết=hết=0)
20=1=te (“ngẩn tò te”=ngạc nhiên vì trước đó còn mập-mờ,te=1)
21=2=tí (tí=còn ít)
22=4=túm (bắt đầu nhiều)
23=8=tám
24=16=tá (tá=chục 16)

0=0=thín ( “nhãn thín”= “nhẵn không còn gì nữa”, thín=0)
20=1=thọt ( thọt=chỉ còn một,thọt=1)
21=2=thứ ( bắt đầu từ hai là con thứ)
22=4=thầy ( bắt đầu lên trên)
23=8=thắm ( nhiều)
24=16=thập ( đủ chục)

0=0=trống ( trống=không có gì,trống=0)
20=1=trọi ( trơ trọi=một mình,trọi=0)
21=2=trung ( trung=ở giữa,đếm từ 0 đến 24)
22=4=trưa ( trưa=tra=già=quá nửa)
2=3=8=trắm (đã nặng nhiều)
24=16=trúng (đủ chục,hài lòng)

0=0=vắng (vắng=không có mặt,vắng=0)
20=1=vẻ (tỏ vẻ=tỏ ra là một,vẻ=1)
21=2=vài
22=4=vừa (mức trung bình=4)
23=8=vốc
24=16=vặn (đủ chục)

0=0=xo (ngồi buồn xo=ngồi buồn không biết làm gì, xo=0)
20=1=xiên (cái xiên=cái que=kẻ=1)
21=2=xái (trà nước xái=trà nước thứ hai,xái=2)
22=4=xâu (một xâu bốn con cá)
23=8=xúm (nhiều)
24=16=xong (đã đủ chục)

Gom lại để bạn đọc dễ theo dõi:
1. Ỡm-Ờ-Ơi-Ấy-Ôm-Ắp
2. Ứ-Ừ-U-Ấy-Um-Úp
3. Bỏ-Bênh-Bè-Bốn-Bản-Bằng
4. Cóc-Cái-Cặp- Cụm-Cỡm-Cọc
5. Chăng-Chiếc-Chẵn-Chắt-Chòm-Chục
6. Dóc-Dé-Duộc-Dúm-Dỏ- Dành
7. Đếch-Đứa-Đôi-Đúm-Đám-Đàn
8. Gột-Gút-Gánh-Gây-Gom-Gang
9. Hổng-Hệt-Hai-Ham-Hum-Hàng
10. Không-Khía-Khua-Khắt-Khóm-Khựng
11. Láo-Lẻ-Lứa-Lượm-Lẫm-Lấp
12. Mất-Một-Mai-Mang-Mường-Mập
13. Nỏ-Nẻ-Nạnh-Nửa-Nạm-Nẫm
14. Nhẵn –Nhỏ-Như-Nhớn-Nhóm-Nhận
15. Ngỏ-Người-Ngài-Ngửa-Ngòm-Ngang
16. Phét- Phọt-Phe-Phum-Phường-Phải
17. Quái-Que-Quang-Quây-Quần-Quả
18. Rỗng-Rõ-Róng-Rậm-Rám-Rạp
19. Suông-Sắt-Song-Son-Sàng-Sảy
20. Tò-Te-Tí-Túm-Tám-Tá
21. Thín-Thọt-Thứ-Thầy-Thắm-Thập
22. Trống-Trọi-Trung-Trưa-Trắm-Trúng
23. Vắng-Vẻ-Vài Vừa-Vốc-Vặn
24. Xo-Xiên-Xái-Xâu-Xúm-Xong
Ta hãy xem những cặp từ đối nghịch tương ứng Âm/Dương,tương ứng biểu thị 0/1tức Không/Có trong tiếng Việt:
Ỡm/Ờ (Ỡm=Âm=0 , Ờ=Ừ=1,ỠM/Ờ=0/1)) ;
Ứ/Ừ ( Ứ/Ừ=0/1. Ở đây thấy rõ là cùng một âm tiết “ư”,chỉ cần thêm thanh điệu đối nghịch Âm/Dương là trắc/bằng tức sắc/huyền là có được hai khái niệm đối nghịch là Ứ/Ừ.Đây không phải là do nhà ngữ pháp học hàn lâm về sau này đặt ra mà là xuất hiện tự nhiên trong lối nói dân dã từ thời cổ đại,tôi quả quyết từ “Ứ”và từ “Ừ” cũng là những từ cổ,cụ thể đứa trẻ Việt sơ sinh khi bắt đầu biết nói những từ đầu tiên thì đó là những âm tiết lõi không có phụ âm đầu ,đó là những từ U (gọi mẹ) , Ứ (lắc đầu) , Ừ (gật đầu) , Ị (đòi ỉa) , Uống (đòi uống), Ăn (đòi ăn), Ẵm (đòi bồng) đều là những nhu cầu sát sườn nhất của nó cả.
Ả/Ạ ( Ả là dấu hỏi,Hả?tức không biết,không biết thì mới hỏi,Ả=0, vâng ạ=vâng có, Ạ=có=1, Ả/Ạ=0/1))
BỎ/BÊNH ( BỎ là do gen của MÔ=NỎ=0 , BỎ là không coi tồn tại,không tính,không đếm, BỎ=0 ;tao bênh mày=tao có đồng ý với mày, BÊNH=CÓ=1, BỎ/BÊNH=0/1)).
CÓC/CÁI (CÁI là lượng từ một cái khi đếm, CÓC/CÁI=CÓC/CÓ=0/1)
DÓC/DÉ (,nói dóc=nói không, DÓC=O;DÉ là lượng từ đếm dé lúa , DÓC/DÉ=0/1)
ĐẾCH/ĐỨA (đếch có=không có, ĐẾCH=0; ĐỨA là lượng từ đếm động vật, ĐẾCH/ĐỨA=0/1)
GỘT/GÚT (Đây là khi đếm số thắt gút trên sợi dây thừng,GỘT về sau tồn tại ở nghĩa gột sạch tức xóa sạch không còn gì nữa, GỘT=0, GÚT là lượng từ đếm, GỘT/GÚT=0/1)
HỔNG/HỆT (HỔNG là do gen của Nòng=0, lỗ hổng là cái lỗ không có gì vướng bên trong, hổng có=không có, HỔNG=0; HỆT là một sự tồn tại, giống hệt cái gì đó là giống một sự tồn tại của cái gì đó,về sau hàn lâm viết “hệt” bằng chữ “hoạt”活nghĩa là sống, có thì mới sống chứ không có lấy gì sống, HỆT=CÓ=1, HỔNG/HỆT=0/1)
KHÔNG/KHÍA (KHÍA là lượng từ khi đếm khắc kẻ vạch,một khía=một kẻ, KHÍA=1, KHÔNG/KHÍA=0/1)
LÁO/LẺ (nói láo=nói không, “nhược bằng nói láo nói không,ông lôi ra đánh trượng đồng chẳng tha”, LÁO=0, LẺ là lượng từ đếm khi đong lúa, LÁO/LẺ=0/1)
MẤT/MỘT (MẤT là không còn, MẤT=0, MẤT/MỘT=0/1)
NỎ/NẺ (NỎ=MÔ=0, nỏ có=mô có=không có, NỎ=0, NẺ=LẺ=0, NỎ/NẺ=0/1)
NHẴN/NHỎ ( hết nhẵn=hết không còn gì nữa,NHẴN=0; NHỎ là lượng từ đếm trẻ con, NHẴN/NHỎ=0/1)
NGỎ/NGƯỜI (bỏ ngỏ=bỏ không, NGỎ=0; NGƯỜI là lượng từ đếm người, NGỎ/NGƯỜI=0/1)
PHÉT/PHỌT (nói phét=nói không, PHÉT=0, nước phọt ra=nước có ra, PHỌT=CÓ=1, PHÉT/PHỌT=0/1)
QUÁI/QUE (có quái đâu=có mô mồ, QUÁI=MÔ=0; QUE là lượng từ đếm que trong trò chơi đánh chắt của trẻ em gai Việt, QUE=THẺ=KẺ=1, QUÁI/QUE=0/1)
RỖNG/RÕ (RỖNG=TRỐNG=KHÔNG=0, hai năm rõ mười=hai năm có mười, RÕ=CÓ=1, RỖNG/RÕ=0/1)
SUÔNG/SĂT (canh suông=canh không có thịt, suông=0; tấm lòng son sắt=tấm lòng trước sau như một, SẮT=1, SUÔNG/SẮT=0/1)
TÒ/TE (tẽn tò=gặp cái không như mình ngầm đoán, TÒ=cái không=không=0; TE là lượng từ đếm gọng vó cất tép, TÒ/TE=0/1)
THÍN/THỌT (nhẵn thín=nhãn không còn gì, THÍN=0; ông thọt=ông một chân, THỌT=1, THÍN/THỌT=0/1)
TRỐNG/TRỌI ( nhà bỏ trống=nhà bỏ không, TRỐNG=KHÔNG=0; việc đồng có trọi em mần=việc đồng có một em mần, TRỌI=1, TRỐNG/TRỌI=0/1)
VẮNG/VẺ (vắng mặt=không có mặt, VẮNG=0; tỏ ra vẻ anh hùng=tỏ ra một anh hùng, VẺ=1, VẮNG/VẺ=0/1)
XO/XIÊN (nói xỏ xiên=nói không nói có, XO/XIÊN=0/1)
Bạn sẽ thấy tại sao trong tiếng Việt lại tồn tại quá nhiều từ chỉ số 0 và quá nhiều từ chỉ số 1 như vậy?Và những từ cặp dính Âm-Dương như Mập-Mờ,Lấp-Lửng,Ỡm-Ờ…thì nhiều vô cùng?Điều này chứng tỏ người Lạc Việt là chủ nhân của thuyết Âm Dương và đã quá thuần thục lối đếm nhị phân từ thời cổ đại.

Bài viết cùng chuyên mục

Sự sụp đổ của thành Đa bang không chỉ chôn vùi sự nghiệp của vương triều Hồ, mà còn đánh dấu sự thất bại của phép dùng binh chỉ đơn thuần dựa vào quân đội, vũ khí, thành quách trong điều kiện phải...

Tết đến Xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì.

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ "văn hóa đóng khố" ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại.

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Lê Viết Nga cho biết: Bắc Ninh vừa phát hiện tấm bia đá có niên đại từ năm 314 đến năm 450 tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Đây...

Sự tích hạt lúa ( 08/09/2013)

Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi đứa con trai duy nhất.

Các bức ảnh ghi lại việc thiết lập hành chính cũng như đời sống phong phú của người dân Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Đoạn sông Hồng chảy qua Phú Thọ được mang tên theo ngữ hệ Tày - Thái cổ là dòng Nậm Tao, sau gọi Sông Thao. Dọc bờ hữu ngạn sông Thao xa xưa là địa vực cư trú của người Tày - Thái cổ. Thời Hùng...

Chữ “động” trong tiếng Việt hay dùng trước địa danh, cũng như chữ “đồng” đều không có nghĩa là “hang” hay xuất xứ từ “hang” mà nó có nghĩa là “vùng”, vì Vuông = Vùng = Đồng = Đoong (tiếng Lào)=...

Tộc Thái là một trong 54 tộc người, trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có tiếng nói và chữ viết rất gần với người Việt. Đặc biệt trong ngôn ngữ Thái hiện nay còn giữ được rất nhiều yếu tố của...

Nét Việt ( 15/10/2010)

Bài “Bản thông điệp của một nền văn hiến” mà Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên đọc tại buổi đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội làm cho tôi thấm thía vì tự lý giải được cho mình hai mục...