Nét Việt

Ngày đăng: 15/10/2010 00:00:00

Năm 1954 kháng chiến thắng lợi, trước khi bộ đội về tiếp quản thủ đô, tại đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ, Bác dặn bộ đội là “ các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước !”. Câu này cũng thể hiện hai vế là “dĩ bất biến” và “ứng vạn biến”.

 

Trong huyết quản mỗi con người Việt Nam, dù là người có học vấn tiến sĩ hay là người nông dân dân tộc thiểu số vùng hẻo lánh không biết chữ, đều có một bổn tính cố hữu là:

 

- Tính bảo thủ cực kỳ vững chắc của lòng tự tôn là dân tộc con Rồng cháu Tiên trên mảnh đất Lạc Hồng bất khả xâm phạm từ ngàn xưa.

 

Tính này như một tính Dương, tĩnh, mà mạnh mẽ. Bởi vậy mà người dân Việt không hề khuất phục trước bất kỳ kẻ xâm lăng cường bạo nào.

 

- Tính năng động cự kỳ nhạy bén của cái lý Việt là “ nước”, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Tính này như một tính Âm, động , mà uyển chuyển. Bởi vậy người Việt tiếp thu chắt lọc được mọi giáo lý có trên thế giới để dung hòa được với lối sống Việt, đồng thời có năng lực tiếp thu được mọi khoa học kỹ thuật thực nghiệm của thế giới để phát triển kinh tế xã hội của mình.

 

Hai tính đó trong bổn tính một con người Việt như là hai nửa Âm Dương của một cơ thể. Có được cái hồn cốt đó phải là do dân tộc ấy đã có lịch sử lao động văn minh hàng chục ngàn năm, nó giữ cho dân tộc ấy tồn tại độc lập, với ngôn ngữ riêng, bản sắc riêng đến ngày nay, là một dân tộc cổ đại, mà lại được thế giới gọi là một dân tộc trẻ.

 

Hai tính trên như là một cái tổng thể gồm cái “bất biến”(Dương) và cái “ biến”(Âm). Còn trong mỗi tính của hai tính trên lại cũng chứa hai yếu tố “bất biến” và “biến” như cái Dương con và Âm con ở trong chính mỗi nó.

 

Giả sử hai tính trên, nếu chỉ có mỗi tính Dương không thôi thì dân tộc ấy đã mất từ lâu rồi như nhiều dân tộc cổ đại khác trên thế giới. Nếu chỉ có mỗi tính Âm không thôi thì hậu duệ dân tộc ấy đã nói ngôn ngữ khác rồi và nhận tổ tiên mình là người dân tộc đã đồng hóa mình rồi.

 

Ví dụ để chứng minh hai tính trên thì nhiều vô cùng, trong lịch sử và ở nhiều lĩnh vực. Đơn cử một ví dụ ở cái tính Âm (năng động) ở lĩnh vực ký tự để chuyển tải ngôn ngữ dân tộc: Người Việt trong lịch sử đã thay đổi nhiều lần ký tự của mình, miễn là nó bảo đảm được cái “bất biến” là bảo lưu nguyên vẹn được tiếng nói của dân gian, bằng loại ký tự nào bất kể từ đâu đến, thể hiện được sự tiện lợi hơn trong sử dụng và phổ cập. Chính nhờ vậy mà nay tuy kinh tề Việt Nam còn kém nhiều nước khác nhưng tỷ lệ biết đọc biết viết trong dân cư so với số dân lại cao hơn nước có nền kinh tế phát triển hơn mình. Thực tế ký tự của chữ quốc ngữ đang dùng ngày nay là ký tự ghi âm nhưng người Việt Nam khi đọc vẫn là bằng kỹ năng nhận dạng, dù chữ có nhiều ký tự chắp thành dài hay ít ký tự chắp thành ngắn thì người Việt vẫnchỉ cần lia mắt nhận dạng là đọc ngay thành một âm tiết của chữ đó như là đọc chữ nho ngày xưa vậy chứ không phải “đánh vần” từng ký tự như các ngôn ngữ chắp dính phương Tây. Bởi vậy đến khi công nghệ và kinh tế phát triển đến mức mỗi người dân có thể mua một điện thoại di động dùng phím cảm ứng với giá bằng mua một củ khoai thì giới phần mềm người Việt sẽ tạo ra ký tự nhận dạng mới cho tiếng Việt, miễn là vẫn giữ cái “bất biến” là lời nói Việt với phong phú vần và thanh điệu tuyệt vời của nó.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết dưới đây của Trần Minh Nhật - một học sinh của tôi và là nhà nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt xuất sắc của TT NC Lý học Đông phương - Đáng nhẽ ra, anh Trần Minh Nhật là Phó Giám đốc phụ trách...

Với vai trò là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên Đán vẫn mang trọn những nét đẹp truyền thống dù trải qua biết bao năm tháng.

Sự sụp đổ của thành Đa bang không chỉ chôn vùi sự nghiệp của vương triều Hồ, mà còn đánh dấu sự thất bại của phép dùng binh chỉ đơn thuần dựa vào quân đội, vũ khí, thành quách trong điều kiện phải...

Tết đến Xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì.

&quot;Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon&quot;.<br />

Đó là những ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lý do đã bị phá hủy hoàn toàn và không được khôi phục trở lại.<br />

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ &quot;văn hóa đóng khố&quot; ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết...

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Lê Viết Nga cho biết: Bắc Ninh vừa phát hiện tấm bia đá có niên đại từ năm 314 đến năm 450 tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Đây...