Trong hội thảo "Tính khoa học của Phong thủy", do Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương tổ chức tại Hanoi, ở khách sạn La Thành ngày 15 - 12 - 2009, Hoàng Triều Hải là một thành viên nghiên cứu và hiện là trưởng đại diện Văn Phòng Hanoi của Trung tâm đã giới thiệu "Ông Khiết" - một vật trấn yểm độc đáo của Phong Thủy Lạc Việt. Ông Khiết chính là một món quà tặng của Trung Tâm cho các vị khách quí tham dự hội thảo.
Đây cũng chính là một biểu tượng đầy tính minh triết của nền văn Lạc Việt, một thời huyền vĩ ở miến nam sông Dương tử...
Ông Khiết - quà tặng của Trung tâm trong hội thảo. Ảnh: TTNCLHĐP
Sự xác định phát minh ra la bàn thuộc về văn minh Việt cổ
Tính minh triết Việt qua biểu tượng Ông Khiết
Có lẽ, hầu hết người Việt Nam khi bước vào đời, trước nhưng khó khăn của cuộc sống đầy bon chen, sát phạt, thì thường tự an ủi với câu thành ngữ rất phổ biến: "Ngậm miệng ăn tiền". Hoặc trước những bất công xã hội, những sự ức chế thì ông cha ta cũng thường nói: "Cóc cũng phải mở miệng". Hay trong đời thường, trước những khó khăn không thể vượt qua, người ta thường thách đố nhau: "Đợi đến cóc mọc râu" mới làm được việc đó. Đã từ lâu, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đã phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa những câu thành ngữ lưu truyền trong dân gian Việt Nam, những giá trị văn hóa phi vật thể của nền văn hiến Việt liên hệ đến hình tượng "Ông Khiết", qua những tác phẩm của ông: "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam", "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp"; "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt"…nhằm phục hồi hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ phía Nam Dương Tử. Có thể nói rằng: Trong suốt lịch sử trải gần 5000 năm đó, hình tượng "Ông Khiết" - cụ Cóc - luôn gắn bó với nền văn hóa truyền thống Việt. Chúng ta có thể nhận thấy ngày hình ảnh "Ông khiết" Việt trong nền văn hiến Việt qua những di sản khảo cổ từ hàng ngàn năm trước:
Đây là những di vật khảo cổ của người Việt, đã làm thế giới phải ngạc nhiên và thú vị trước một nền văn minh và kỹ thuật phát triển thể hiện một đỉnh cao không những trong kỹ thuật đúc đồng mà ngay cả trong nghệ thuật khắc nổi và hình họa. Những chi tiết trên trống đồng phản ánh một hình thái xã hội với chiều sâu của nó, xác định một nền văn minh Văn Lang rực rỡ của Việt tộc. Một trong những chi tiết độc đáo, được đắp nổi trên tang trống Lạc Việt từ hàng ngàn năm trước là những những con vật bình dị, nhưng rất thân thuộc trong xã hội văn minh lúa nước, đó là hình ảnh con Cóc.
Trống đồng Lạng Sơn, loại Heger II, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
Trống đồng Đông Sơn và hình tượng cóc - Ông Khiết.
Tượng cóc trên trống đồng Đông Sơn
Tượng cóc trên mặt trống Heger II
Đã có nhiều học giả có những cách lý giải khác nhau về con Cóc trong các nghiên cứu khoa học. Có thuyết cho rằng Cóc là biểu hiện cho tình trạng thời tiết trong mùa màng, như “Cóc nghiến răng thì trời sẽ mưa”. Những hình ảnh Cóc trên trống đồng xuất hiện rất thường xuyên trong các di vật khảo cổ và người ta càng khó hiểu khi có những hình tượng Cóc giao hoan, không những giữa hai cá thể mà những ba cá thể (!). Nhiều học giả có ý kiến cho đó là biểu trưng cho tính ngưỡng phồn thực cổ xưa của văn hóa Việt!?
Tượng 3 cóc giao phối
Không chỉ ở nhưng di vật khảo cổ xác định hình tượng Ông Khiết đã tồn tại từ lâu trong nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, mà hình tượng này còn tồn tại trong văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam cho đến tận bây giờ. Những chuyện liên quan đến Cóc là nhân vật chính có thể kể ra đây là: Chuyện Trê Cóc, Cóc kiện trời, Thày đồ Cóc...Trong văn học dân gian Việt thì có thể nói ông Cóc có một vị trí đặc biệt được tôn trong:
Con cóc là cậu ông trời.
Ai mà đánh nó thì trời đánh cho
Ông Trời - Thượng Đế - cai quản cả vũ trụ mà nhân loại phải kính trọng, nhưng cóc lại còn là "Câu ông Trời" thì đủ hiểu cóc có địa vị như thế nào! Không những thế, cóc còn là thầy dậy, là sự truyền đạt văn hóa và chỉ mình Cóc làm được chuyện này.
Lão Oa độc giảng - Thày Đồ Cóc - Tranh dân gian làng Đông Hồ
Ông Trời chính là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ, cóc là Cậu ông Trời và là độc quyền giảng dậy, truyền đạt văn hóa! Phải chăng con cóc là hình tượng muốn gợi mở một suy nghiệm liên quan đến những bí ẩn vũ trụ được ẩn chưa trong nền văn minh Khoa Đểu - đó là loại chữ hình con nòng nọc - con của cóc.
Trong ca dao tục ngữ Việt, còn những câu thành ngữ liên quan đến ông Cóc và đặc biết là Ông Khiết - một biểu tượng cách điệu của con Cóc - một cách kỳ lạ, mà chúng tôi lần lượt trình bày với bạn đọc dưới đây:
"Ngậm miệng ăn tiền".
Một câu thành ngữ độc đáo của nền văn hóa dân gian Việt. Các nhà nghiên cứu, phê bình cho rằng câu thành ngữ này có một nội dung ích kỷ, thiếu tính đấu tranh, chỉ biết lợi cho mình....Nhưng kỳ lạ thay! Đây chính là biểu tượng của Ông Khiết:
Hình tượng Ông Khiết - "Ngậm miệng ăn tiền".
Thế gian này chẳng ai có thể ngậm miệng ăn tiền cả. Câu thành Ngữ Việt "Ngậm miệng ăn tiền" chỉ mang tính hình tượng, nhằm miêu tả một nội dung khác. Nhưng với hình tượng "Ông Khiết" thì đúng cả đến nghĩa đen. Các thày bà còn khuyên thân chủ mua Ông Khiết về để thờ và cứ phải" sáng quay ra, tối quay vào" để ông mang tiền về cho gia chủ. Hàng ngàn năm đã trôi qua - kể từ khi nền văn minh Khoa Đẩu của Việt tộc sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử, hình tượng Ông Khiết "ngậm miệng ăn tiền" vì có khả năng "mang tiền về cho thân chủ" - nên mãi mãi lưu truyền đến ngày nay - phải chăng đã hàm chứa sự gìn giữ những bí ẩn của nền văn minh Khoa Đẩu? Hình tượng Ông Khiết nguyên thủy thì đồng tiền trong miệng có thể tháo rời ra được. Nhưng ngày nay, để tiện vận chuyển và sản xuất, người ta đã hàn dính đồng tiền vào miệng Ông Khiết, hoặc đúc dính liền đồng tiền và mình Ông Khiết thành một khối. Tuy nhiên, vẫn còn có những nơi làm hình tượng này theo đúng truyền thống - họ không đúc liền đồng tiền vào miệng Ông Khiết. Và điều này lại liên quan một cách kỳ lạ đến câu thành ngữ "Cóc mở miệng".
"Cóc mở miệng"
Câu thành ngữ lưu truyền trong dân gian Việt Nam này có nội dung nói đến những chuyện hy hữu, bất khả kháng. Cả đời, hiếm khi ai nghe được tiếng cóc. Có đánh chết, cóc cũng im, không một tiếng kêu. Các cụ gọi là "gan cóc Tía". Nhưng với hình tượng Ông Khiết, nếu rút đồng tiền ra khỏi miệng cóc thì ta thấy ngay "Cóc mở miệng".
Ngậm miệng ăn tiền...và.....
Cóc mở miệng!
Chính vì mối liên hệ chặt chẽ giữa hình tượng của Ông Khiết và những câu thành ngữ trong văn hóa dân gian Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã tiến hành dùng con lắc cảm xạ kiểm tra và phát hiện ở miệng Ông Khiết, khi bỏ đồng tiền ra, có một hiệu ứng bức xạ rất mạnh. Hiện tượng này được nhà cảm xạ Dư Quang Châu - Trưởng ban cảm xạ Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người - dùng máy đo xác định:
Ở các bộ phận khác nhau trên mình Ông Khiết, đèn báo không sáng toàn phần....
Trung bình có bẩy đơn vị đèn sáng.....
Chỗ ít nhất chỉ có ba đơn vị đèn sáng......
Nhưng tại miệng Ông Khiết, đèn sang toàn phần, đã chứng tỏ có một bức xạ rất mạnh ở đây.
Một hiện tượng cần lưu ý là: Nếu ta để đồng tiền trở lại vào miệng Ông Khiết thì hiện tượng bức xạ yếu hẳn. Hiện tượng "Cóc mở miệng" nói lên điều gì? Phải chăng những điều gần như không tưởng trở thành có thể?
Trong thành ngữ dân gian Việt Nam có câu "Bao giờ cóc mọc râu". Một câu thành ngữ có tính ví von với hình tượng so sánh với những việc gần như không tưởng. Cóc thì chẳng bao giờ mọc râu cả, vậy thì những việc làm sẽ chẳng bao giờ thành công ví như chờ đến khi "cóc mọc râu" vậy. Nhưng kỳ lạ thay! Một lần nữa câu thành ngữ dân gian Việt này lại liên hệ rất cụ thể với hình tượng Ông Khiết:
Bạn đọc hãy nhìn kỹ xem: Ở hai bên mép Ông Khiết có hai sơi râu thật.....
Cóc mọc râu" đúng cả nghĩa đen với hình tượng Ông Khiết. Phải chăng, chính hình tượng Ông Khiết muốn nhắc nhở hậu thế rằng: Những điều không tưởng vẫn có khả năng trở thành hiện thực?!
Trong bài "Hòn Vọng Phu" của nhạc sĩ Lê Thương có câu:
Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua....
Nhạc sĩ Lê Thương sáng tác bài hát nổi tiếng này của ông, khi mà tất cả các nhà nghiên cứu văn hóa sử Việt còn sống ngày nay chưa sinh ra ở trên đời.....
Hơn hai ngàn năm đã trôi qua, kể từ khi nền văn hiến huyền vĩ Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử, ông Khiết đã "Ngậm miệng ăn tiền". Đến nay, Ông Khiết đã mở miệng và thể hiện những điều mà trước đây gần như không tưởng - "Cóc mọc râu".
Qua hình tượng Ông Khiết, đã xác định một nền văn hiến huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử - nền văn minh Khoa Đẩu - đã sở hữu một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Ông Khiết và thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Ngay trên đầu ông Khiết, đã đội Âm Dương, cho chúng ta thấy hình tượng Ông Khiết có mối liên hệ chặt chẽ với thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó hình tượng này phải là một sự lựa chọn liên quan mật thiết đến học thuyết này. Nếu chúng ta có thể cách điệu hóa hình tượng ông Khiết ba chân đầy huyền bí này thành hình kỷ hà thì sẽ có hình tam giác cho thân ông Khiết với đỉnh ở miệng Ông Khiết và một hình tam giác khác có đỉnh là chân sau ông Khiết. Và đây chính là biểu tượng của Do Thái giáo - một tôn giáo cổ xưa nhất của nhân loại và nay chính là lá cờ của quốc gia Isarael. Đồng thời đây cũng chính là biểu tượng của đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt với sự kết hợp hai quái Đoài Tốn và Cấn Chấn thành đồ hình tam âm, tam Dương. Xin xem hình minh họa dưới đây:
Không ai có thể phủ nhận sự liên quan giữa bát quái với Ngũ hành trong ứng dụng. Biểu tượng của ông Khiết liên quan đến Thuyết Âm Dương Ngũ hành là việc rất rõ ràng không cần phải bàn cãi, ít nhất với xoáy Âm Dương mà Ông Khiết mang trên đầu. Nhưng vấn đề cũng chưa dừng lại ở đấy, mà biểu tượng này còn liên quan mật thiết với những tri thức vũ trụ và xác định:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là sự tổng hợp của những tri thức vũ trụ, khi mà trên lưng Ông Khiết chính là hình tượng của chòm sao Đại Hùng Tinh - Chòm sao Thiên cực Bắc của bầu trời Thái Ất trong lý học Đông phương.
Bạn đọc có thể so sánh hình dưới đây:
Chòm sao Đại Hùng tinh trên bầu trời Thái Ất hiện nay
(Chấm đen trên hình minh họa).
So sánh với các chấm trên lưng ông Khiết......
Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng: Ông Khiết chính là biểu tượng hoàn hảo của nền văn minh Khoa Đẩu (Con ông Khiết chính là nòng nọc - Khoa Đẩu tự - văn tự chính thống của nền văn minh Lạc Việt), miêu tả một cách cô đọng nhất những nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và một thực tại mà học thuyết này phản ánh: Đó chính là những quy luật vũ trụ tương tác với Địa cầu, mà chòm sao Thiên Cực Bắc chính là chòm sao định vị căn bản cho mọi sự vận động, tương tác đó.
Nhưng vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, hình tượng Ông Khiết còn xác định rằng: La bàn chính là sản phẩm có từ lâu trong nền văn minh cổ nhân loại và không phải do người Trung Quốc phát minh.
Biểu tượng Ông Khiết - Xác định la bàn là phát minh của người Việt cổ.
Từ hàng ngàn năm nay, cả thế giới này vẫn ngộ nhận la bàn là phát minh của nền văn minh Hoa Hạ, cũng như cho rằng Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành của người Trung Hoa vậy. Có thể nói rằng trên hầu hết những website nghiên cứu đều thống nhất nói về điều này.
Nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim chép trong Việt Nam Sử Lược "... và ông Chu Công Ðán lại chế ra xe chỉ Nam để đem:
"... và ông Chu Công Ðán lại chế ra xe chỉ Nam để đem xứ Việt thường về nước." (quyển 1, trang 13).
Còn theo sự khảo cứu của Châu Âu cho rằng la bàn từ dùng kim nam châm được các nhà hàng hải Trung Hoa dùng khoảng năm 1100 Tây lịch. Theo học giả Alexander Neckam viết trong sách Desutensilibus (Nói về các dụng cụ) thì các thủy thủ Anh,vào năm 1190, đã từng dùng la bàn cho những chuyến hải hành trên cách đại dương. Khoảng từ năm 1220 người Arập đã bắt đầu dùng la bàn và khoảng 1250 thì người Viking cũng đã biết dùng loại công cụ định hướng này một cách thường thức.
Họ còn trưng ra nhưng cái gọi là "di vật khảo cổ" để xác định la bàn là phát minh của người Hoa Hạ:
Chiếc thìa chỉ Nam - một di vật được coi là phát minh của người Hoa Hạ vào thế kỷ II BC.
Thế giới theo thói quen nhận thức đó, mặc nhiên ngộ nhận sự phát minh La Bàn là của người Trung Quốc. Nhưng một bí ẩn còn chưa được giải thích, một câu hỏi còn đang bỏ lững, khi đặt cho câu hỏi rằng những công trình kim tự tháp của Ai Cập, Hy Lạp, Inca, Maya, Zoque ở Trung Mỹ, được xác định phương hướng để xây dựng hay các cấu trúc công năng của tháp cũng thể hiện khả năng, công dụng xác định được phương hướng, xác định được sao Cực Bắc, các hướng chính Bắc, chính Nam, chính Đông, chính Tây - với độ sai biệt siêu việt hơn độ sai biệt lý tưởng cho phép của xây dựng thời hiện đại - thì thời đó các nền văn minh hơn 5000 năm này họ xác định hướng bằng gì? Nếu cho rằng: Các nền văn minh cổ xưa đã dùng sao Thiên Cực Bắc để tìm hướng Bắc, thì chúng ta đều biết rằng: Hướng Bắc của chòm sao Thiên cực Bắc không hoàn toàn trùng khớp với phương Bắc của Địa cầu. Sự chính xác của các công trình kiến trúc nổi tiếng thời cổ đại, như Kim Tự Tháp Kim tự tháp Keop nổi tiếng của Ai Cập có đường chéo góc trùng khớp hoàn toàn với kinh tuyến Bắc Nam của địa cầu và là kinh tuyến đi qua đất liền dài nhất thế giới. Làm thế nào để họ xác định chính xác trục Bắc Nam mà xây nên Kim Tự tháp vĩ đại này? Cũng có ý kiến cho rằng: Người Ai Cập căn cứ vào sao Bắc Đẩu để xác định phương Bắc. Mới nghe thì có vẻ có lý và có nhiều ngươi đồng tình. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là trục Địa cầu nối kinh tuyến dài nhất theo hướng Bắc Nam, chứ không phải phương Bắc. Làm sao người Ai Cập biết trục Địa Cầu nằm đúng phương Bắc Nam mà nhìn sao Bắc Đẩu, nếu không có la bàn - hoặc một cái gì đó tương tự như vậy - để xác định phương hướng các vì sao trên bầu trời với một kiến thức thiên văn vượt trội . Điều này đã chứng tỏ qua vị trí các vì sao tương quan với các Kim Tự Tháp.
Chúng ta xem lại hai tư liệu liên quan đến sự phát minh ra la bàn vốn được coi là của người Trung Hoa.
1 - Truyền thuyết ghi nhận trong trận đánh Hoàng Đế Xuy Vưu tại Trác Lộc (Trên 5000 năm cách ngày nay). Xuy Vưu làm phép khiến trời đất mù mịt. Một vị đại thần của Hoàng Đế phát minh ra cái xe chỉ nam và nhờ cái xe này, Hoàng Đế chỉ huy quân đội, phá tan đạo quân của Xuy Vưu.
2- Sứ giả Việt Thường đến kinh đô cống vua Nghiêu một con rùa lớn (3000 năm cách ngày nay), trên mai rủa có ghi việc trời đất mở mang bằng Khoa Đẩu tự. Vua Nghiêu sai tặng sứ Việt thường chiếc La bàn để định hướng về nước.Sau hai tư liệu trên thi không có một tác giả Trung Hoa nào tự giới thiệu là người phát minh ra la bàn.
Chúng ta cũng biết rằng: Chính các nhà sử học Trung Quốc cũng cho rằng lịch sử văn minh Hoa Hạ chỉ rõ ràng trong khoảng thế kỷ thứ VIII BC. Huyền thoại thì không phải là cơ sở để tin cậy như một chứng cứ thuyết phục, nếu không giải thích được những vấn đề liên quan đến nó. Khoa phong thủy đã được chứng minh rằng: Nó thuộc về nên văn hiến Lạc Việt một thời huy hoàng bên bờ nam
Dương Tử. Tất yếu cái la bàn là vật bất ly thân của môn này không thể ra đời trong văn minh Hán.Quí vị cũng cần quán xét một hiện tượng là: Ở đây, tôi cũng cần lưu ý thêm quý vị là: Sử Ký Tư Mã Thiên dành hẳn một truyện cho những thày chuyên coi ngày, tựa là "Nhật giả liệt truyện", nhưng lại không hể nhắc tới khoa Phong Thủy vốn được coi là xuất hiện từ thế kỷ thứ III BC - tức là trước cả Tư Mã Thiên hàng 100 năm - như tài liệu trên ghi nhận. Ông ta cũng không hề có một chữ nào nói đến sự ứng dụng khoa Phong thủy trong các công trình xây cất của triều đình Hán. Tất nhiên, ông cũng không hề xác nhận la bàn là do phát minh của văn minh Hoa Hạ. Những chứng cứ trên xác định việc phát minh la bàn không thuộc về văn minh Hán cổ.
Cóc với đôn cố định
Hình tượng Cóc thật sự là bình dị và phổ thông như đã thấy, nhưng kết cấu lại đưa đến những sự trùng hợp mang tính tương đồng hay định hướng cho một sự suy nghiệm hợp lý giữa các hiện tượng liên quan.
1 - Ông Khiết được đặt trên đôn tròn có thể xoay các hướng tương làm cho miệng nhọn của hình tượng như một mũi tên chỉa về các phương tương tự mũi kim nam châm luôn xoay tít và chỉ hướng Bắc Nam khi đã ổn định. Do vậy, đôn đế thường được thiết kế tròn và bằng vật liệu không phải là kim loại, tương đồng với việc thiết kế vỏ la bàn bằng vật liệu không tạo sự nhiễm từ.
2 - Miệng Ông Khiết ngậm một đồng tiền tròn - theo quan điểm Lý học Đông Phương thì tượng tròn thuộc kim - Hình tượng này cho thấy tính hút kim loại - tiêu biểu là sắt - của La bàn. Những hình ảnh tiền bạc mà tượng cóc ngồi lên, cũng có thể tượng trưng cho tượng Kim, kim loại bị từ trường hút giữ. Như vậy tính từ lực được thể hiện qua hình tượng ẩn dụ mang tính thường thức phổ thông qua ý nghĩa cầu tài chiêu lộc. Nhưng đó là ẩn ngữ nhằm miêu tả một tri thức bị che lấp bởi hàng ngàn năm Hán hóa.
Cấu trúc của miệng Ông Khiết hơi nghiêng chếch lên, nên khi ta chỉ cần cho đồng tiền vào đúng miệng là tự nó vào sâu tiếp trong miệng Ông Khiết, nói lên khi cho kim loại tới gần nam châm sẽ hút được nó.
3 - Lưng ông Khiết mang chòm sao Bắc Đẩu và nhìn lên trời, cho thấy ông nhìn về hướng Bắc.....
4 - Chân ông Khiết có nhiều đồng tiền nhỏ xung quanh, hình tượng thuộc kim một lần nữa được tái hiện, cho ta thấy nam châm có thể hút được kim loại từ rất nhiều chiều. Trong khi đế lại được chế tác hình tròn và bằng loại vật liệu khác và tách rời với ông khiết, muốn nói rằng, vỏ của la bàn phải được làm bằng loại vật liệu khác mang dáng dấp của hình tròn và không phải là kim loại, không phải là nam châm thì la bàn mới hoạt động được.
5 - Qua tác nghiệp đo xung khí bằng máy RFI của Nhà cảm xạ học Dư Quang Châu, cũng như sử dụng đo xung xạ bằng con lắc của nhà nghiên cứu lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho thấy rằng: Khi Ông Khiết ngậm đồng tiền, không tạo xung khí, trời đất giao thoa, nói lên trái đất vẫn chịu sự tưong tác của thiên văn.
Khi rút đồng tiền ra, miệng Ông Khiết tạo ra một xung khí phát thẳng, có thể coi là chỉ dấu chiều từ trường trái đất
Đương nhiên ông cha ta không muốn bị thất truyền, nên ngoài việc mang tính chiêu tài để lưu truyền, ông cha ta thêm chùm sao Đại Hùng tinh trong tranh dân gian Việt in hình của chòm sao trên lưng trong tượng ông Khiết.
Trong buổi hội thảo về "Tính khoa học của phong thuỷ trong kiến trúc và xây dựng", nhà tổ chức đã trao tặng các đại biểu tượng Ông Khiết trên đế tròn. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn phổ biến một hình tượng minh triết Việt đến với mọi người.
Chúng tôi luôn tuân thủ nguyên tắc: Không sử dụng sử giải mã những biểu tượng, truyền thuyết làm bằng chứng khoa học để minh chứng cho Việt sử 5000 năm vắn hiến. Nhưng, chúng tôi vẫn trân trọng giới thiệu một cách nhìn về tính minh triết Việt qua di sản của tổ tiên Lạc Việt để lại.
Ẩn truyền của ông cha ta khi nói: “Con cóc là cậu ông Trời” thật là ý nghĩa. Và một điều thú vị khác nữa là: Trong cuốn "Cội nguồn trăm họ" của giáo sư Bùi Văn Nguyên, tác giả cho rằng - Kinh Dương Vương tên húy là Nguyễn Minh Khiết. Như vậy, danh từ "Khiết" chính là thủy tổ khai sáng nền văn minh Lạc Việt - Nền văn minh Khao Đẩu một thời huyền vĩ ở miến nam sông Dương tử..