Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 05/01/2012 00:00:00
Rồng, biểu tượng thiêng liêng, là linh ảnh được nhắc nhớ đến dòng tộc Rồng Tiên Lạc Hồng mà truyền thuyết Hồng Bàng Thị còn lưu lại, là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ, sự huyền biến âm dương trong Lý học Đông phương áo bí thuộc nền văn hiến Việt 5000 huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử.
I. RỒNG TRONG VĂN HÓA VIỆT
I.1. Nguồn gốc Lạc Việt
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Ta là dòng Rồng, nàng là dòng Tiên…” đấy là dấu ấn văn hóa phi vật thể đầu tiên ghi nhận Rồng là tổ phụ của dân Lạc Việt, một dấu ấn sống động và huyền bí. Cái nôi ngôn ngữ Việt là cơ sở cho mối liên hệ máu mủ chứng minh nơi “chôn nhao cắt rốn” của hình tượng Rồng là từ trong nôi văn hóa Việt với những âm Rồng = Lòng = Nòng = Long = Hồng = Dòng = Sông…cùng một nôi khái niệm. Do vậy chữ Hồng trong hai chữ Lạc Hồng là hình tượng của Rồng đi cùng một đôi với Chim (Lạc), là Tiên, nên câu “Long phụng hòa minh” để chúc hạnh phúc vợ chồng hòa hợp là âm bản của hình tượng của Rồng và Chim, có nguồn gốc từ văn minh Lạc Việt.
Hình được trích từ trên trống đồng
Sử ký Tư Mã Thiên, một pho ký sử đáng chú ý của Trung Hoa, đã không có một ghi nhận cụ thể nào cho hình tượng Rồng là biểu tượng của vương quyền, của vua từ thời Tần trở về trước. Khi Triệu Chính lên ngôi xưng đế, vào năm 247 trước Công nguyên,lấy hiệu là Thủy Hoàng Đế thì biểu tượng rồng hay hình ảnh rồng đại diện cho vua cũng không thấy đề cập đến như một sự kiện hay yếu tố chứng minh. Ngược lại, hình tượng rồng với mô típ nguyên thủy, thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa cách điệu và tối giản, được thấy trên mặt trống đồng, vật khí biểu tượng của nền văn minh Văn Lang, văn hoá Lạc Việt với những ghi nhận niên đại sớm là khoản thể ký thứ V trước Công nguyên là hình tượng chim đi cùng một đôi với hình cá sấu, tức Lạc – Hồng, chim – rồng.
Hai mũ chim rồng
Mũ ông Táo thể hiện đầu rồng cùng mô típ của họa tiết trên trống đồng
Một hình tượng khác được trích từ họa tiết trên trống đồng cho thấy thể hiên hai nhân vật đang đọc văn bản nào đó mà trên đầu hai nhân vật này như mộc ra hai đầu rất lớn hình chim và rồng. Mạch nối cho hình tượng rồng này không gián đoạn khi trong dân gian, cho đến ngày nay, còn lưu giữ mối dây liên hệ của nó khi hình tượng chiếc mũ ông Công ông Táo, một sản phẩm dùng trong lễ nghi cúng tế, được thể hiện đồng mô típ với đầu rồng trên trống đồng.
Như vậy, rồng với hình ảnh khởi thủy sơ khai đã là sản phẩm của trí tuệ Việt tộc được thể hiện và ứng dụng từ lâu trong xã hội Hùng Vương mà tính phổ biến của nó dễ dàng tìm thấy ngay trên họa tiết hoa văn trống đồng thuộc nền văn minh Văn Lang, Bách Việt, với lối cách điệu tinh tế.
Hình tượng chim rồng, biểu tượng hỷ sự mang dấu ấn Tiên Rồng - Lạc Hồng.
I.2. Truyền thống và lưu dấu rồng Việt
Tuy lịch sử có những giai đoạn thăng trầm làm gián đoạn hay mai một đi nét truyền thống Lạc Việt nhưng nó trổi dậy một cách tinh tấn và đặc sắc trong những giai đoạn an bình thịnh trị.
Rồng thời Hùng Vương: với nguyên thủy là hình ảnh cá sấu và đi chung với hình chim tạo đủ cặp Lạc Hồng (Chim Rồng).
Hình cá sấu và chim (rồng và chim) trên trống đồng
Rồng thời Lý: là một hình tượng hiền hòa với nét uốn lượn hình sin đẹp mắt, nhưng không kém phần dũng mãnh, con rồng thời Lý chứa đựng sự hoạt biến của nhu và cương.
Rồng thời Trần: Hình thể sắc bén hơn, mạnh mẽ hơn, có phần nặng nề hơn nhưng vẫn đầy nét khí thế oai nghi.
Rồng thời Lê: Hình thể khỏe mạnh, phần đầu to hơn, trong vẻ cứng cáp và dữ dằn.
Rồng thời Nguyễn: Trông vẻ sắc cạnh với những vẫy, vi, mũi sư tử, răng nanh bén sắc, ẩn trong mây nhưng đầy vẻ chủ động và tự chủ.
Điều đáng chú ý rằng rồng thời Lý với chiều dài lịch sử hơn 1000 năm được biết đến khá rỏ ràng nhờ vào những phát hiện khảo cổ trong thời gian khá gần đây. Tuy vậy điều lạ lùng chưa từng đề cập đến là khi quan sát những hình tượng rồng ở Lào, Thái Lan thì phát hiện các hình tượng đó đều có chung một mô típ rồng thời Lý! Đặc điểm nổi bật để nhận ra điều này là mỏm rồng có túm lông nhọn thể hiện như một sừng hay ngọn lửa, răng nanh vượt hàm trên và thân hình như thân rắn. Vấn đề đặt ra là nét văn hóa Việt bằng cách nào được lưu dấu ảnh hưởng đến những vùng lục địa và biển đảo như vậy để trở thành một nét truyền thống đặc sắc của các nước này khác hẳn rồng Trung Hoa khi mà trong quá khứ không hề có một sự đô hộ nào của Việt tộc như sự đô hộ ngàn năm của Trung Hoa trên đất Rồng Tiên?
Rồng ở chùa Wat Phrasingh, Chiang Mai, Thailand. có cùng mô tip rồng thời Lý
Tượng rồng ở Thailand cùng mô típ rồng thời Lý
Rồng ở Lào cùng mô típ rồng thời Lý.
I. 3. Biểu tượng trong Lý học
Quan niệm Lý học Đông phương cho rằng Rồng là biểu hiện của sự huyền biến không gian thời gian, là sức mạnh uyên áo của vũ trụ, là biểu tượng của hai thế lực Âm và Dương. Trên mái đình miễu, mái chùa của người Việt bao giờ cũng bắt gặp hình tượng quen thuộc lưu truyền âm thầm trong dân gian là hình tượng hai rồng và quả châu rực lửa ở giữa mà người Việt gọi là “lưỡng long chầu mặt nguyệt”. Nhưng thật ra đó là hình tượng của Âm Dương và Thái cực. Điều này được xác định bởi nhà nghiên cứu Lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh, rằng đó là hình tượng thể hiện Âm Dương cân bằng, bởi hai rồng tượng là Âm và Dương, quả châu là Thái cực ở giữa thể hiện không có sự khinh trọng về một thế lực nào trong hai. Hơn nữa đều đặc biệt đặc trưng là chỉ có văn hóa Việt mới thể hiện nét đặc trưng lưỡng long tranh châu, với quả châu luôn là màu đỏ, đỏ rực, thể hiện tính dương của Thái Cực và quả châu với hình tướng đỏ rực với vầng lửa bao quanh là tượng của mặt trời đỏ, tượng theo lý Dịch là quẻ Ly, do vậy Thái cực đỏ thuộc Hỏa là biểu tượng văn minh phương Nam. Đó là điều khác biệt cơ bản của văn hóa Việt với Trung Hoa và chỉ có ở nền văn minh Văn Lang lúa nước rực rỡ 5000 năm, từ bờ Nam sông Dương Tử.
Lưỡng Long tranh châu ở chùa Bối Khê.
Lưỡng long tranh châu ở một chùa Thái Lan.
Lưỡng long tranh châu trên mái ở một chùa Malaysia.
Trong phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương là Phong thủy, rồng là thể hiện của năng lượng tồn tại và vận động của tự nhiên, của môi trường trái đất, có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến con người trong mối tương tác mang tính quy luật giữa con người đối với tự nhiên, gọi là Long mạch (mạch rồng). Đó là năng lượng là sức mạnh của vũ trụ âm tàn trong lòng đất và thể hiện ra bằng ngoại cảnh bên ngoài được gọi là Loan đầu. Như vậy Long và Loan là một cặp hình tượng Âm Dương, một cái miêu tả sức mạnh của hình tướng bên ngoài, một cái miêu tả năng lượng tiềm lực bên trong của trái đất. Và Long và Loan là một cách khác của hình tượng Chim – Rồng, Lạc – Hồng, hình tượng tổ mẫu và tổ phụ của Lạc Việt, cho thấy dấu ấn nguồn gốc văn hóa Việt trong phong thủy.
II. RỒNG TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
Hình tượng rồng có hiệu quả tương tác mang tính khí tốt lành nên là một trong nhiều hình tượng được ứng dụng phổ biến trong phương pháp trấn yểm của phong thủy Lạc Việt nhằm kích hoạt sinh khí cát tường cầu tìm may mắn, lộc lợi phục vụ cho cuộc sống con người.
II. 1. Chọn Hình Tượng Rồng
Kim khí là loại rất nhạy bén khi kích hoạt khí, nhất là đồ đồng. Do vậy, hình tượng rồng bằng kỹ thuật chế tác đồng của người Việt luôn là vật khí phong thủy mang hiệu ứng cao nhất so với tranh vẽ, tranh thiêu, tượng gỗ, tượng đá…
Rồng thời Lý, vật khí phong thủy lý tưởng thao Phong thủy Lạc Việt.
Tiêu chuẩn để đánh giá hình tượng rồng gọi là tốt phục vụ cho mục đích trấn yểm theo Phong thủy Lạc Việt là hình tượng đó không được phép mang tính sát khí, hung nộ khí hay ác khí. Mà hình thể rồng phải cân đối, nhẹ nhàng thanh thoát nhưng ẩn tàng sức mạnh cuồn cuộn bên trong, khí thế mãnh liệt nhưng không phẩn nộ, nhu mềm hòa nhã nhưng không kém khí oai nghi. Vì thế, con rồng thời Lý với nét uyển chuyển thanh tao, thanh thoát với đường cong Omega uốn lượn nhẹ nhàn, hiền hòa nhưng không kém vẽ oai nghiêm, nhu mềm nhưng ẩn tàng sức mạnh, những râu, lông chân, đám mây thể hiện như những ngọn lửa ẩn tàng tiềm lực, là hình tượng tiêu biểu cho vật khí phong thủy hình rồng.
Như vậy những hình tượng rồng với hình tướng hung hãn, dữ dằn, lộ vẻ trấn áp, hung hiểm đều không là hình tượng tốt cho việc trấn yểm theo phong thủy.
Hình tượng kiêng kị: 03 rồng và hình tướng hung hãn
Chỉ có thể chọn hình tượng một rồng với trái châu trong miệng là tốt. Nếu là hai rồng thì trái châu phải ở giữa hai rồng, gọi lại lưỡng long tranh châu. Rất kiêng kỵ hình tượng ba rồng, vì là hình tượng không may mắn. Và những hình tượng rồng với thân thể uốn éo, xoắn thắt hay rối loạn đều không phải là hình tượng tốt đẹp cho việc kích hoạt tạo cát khí.
Rồng là chi Thìn thuộc hành thổ trong ngũ hành, mang sắc vàng, vì vậy đồng khí màu vàng phù hợp cho việc thể hiện rồng – Thìn hành thổ.
II. 2. Vị trí đặt hình tượng rồng và hiệu quả phong thủy
Một phòng khách hay đại sảnh hoặc phòng làm việc của người đứng đầu cơ quan được thiết kế bố trí hình tượng rồng sẽ kích hoạt khí cát lành trong các mối quan hệ ngoại giao, tạo cơ hội thuận lợi cho việc tương kiến những quý nhân hỗ trợ hay hợp tác.
Theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt, nên đặt tranh phù điêu rồng hay tượng rồng ở bên trái, bên phải của đại sảnh hay phòng khách hay phòng làm việc của người lãnh đạo cao nhất của cơ quan hay là gia chủ của ngôi nhà. Bởi khi bố trí hình tượng rồng như vậy là cách thể hiện quyền uy của người đứng đầu và là điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao, hay hợp tác, tránh tai tiếng thi phi.
Nên đặt tranh phù điêu rồng phía tường đối diện người ngồi với đầu rồng quay sang một phía là sự trấn yểm thể hiện quyền uy, tạo những may mắn trong các quan hệ hay tạo lại mối liên hệ thuận lợi tốt đẹp với người cấp dưới, người làm công, nhân viên thuộc cấp.
Kiêng kị rồng thân thể uốn xoắn
Nhằm kích hoạt dương khí tạo một nguồn năng lượng tích cực cho vị trí nơi làm việc, một tượng hình rồng bằng đồng được đặt để trên bàn làm việc là một cách bố trí theo phong thủy, tạo hiệu quả tác động tăng cường tâm lý tín nhiệm hay quyền uy của người lãnh đạo được tốt hơn.
II. 3. Vị trí kiêng kị
Vì hình tượng của uy lực vũ trụ và với hình tướng hùng khí cho nên việc đặt hình tượng rồng sau lưng người ngồi là một điều kiêng kị, bởi sự tương tác vô hình gây hậu quả đáng lo ngại cho vấn đề quyền lực bị lấn áp hay khống chế một cách phi ý thức. Do vậy, theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt, việc bố trí như thế là điều không tốt cho việc sử dụng lợi ích phong thủy vào mục đích tốt lành.
Tất cả hình tường rồng từ xưa cũng như nay đều ở vị thế rồng chầu ra cổng mà không bao giờ có hình tượng rồng nhìn đối diện người ngồi, tức rồng chầu ngược vào chính diện của người chủ hay người lãnh đạo, bởi theo quan niệm học thuyết Âm dương ngũ hành thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ, nếu rồng ở vị thế nghịch này thì đây dấu hiệu gây bất lợi cho người phải ngồi đối diện với hình tượng ấy.
Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn
Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương
=================================
Tham khảo:
- Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003
- Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007
- Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.
- Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ.
- Nhập môn chu dịch dư đoán học, tg Thiệu Vĩ Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1996.
- Các bài nghiên cứu ngôn ngữ Việt của tác giả Lãn Miên.
- các trang web liên quan.
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Lê Viết Nga cho biết: Bắc Ninh vừa phát hiện tấm bia đá có niên đại từ năm 314 đến năm 450 tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Đây...
Chiều 7/9, Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết trong quá trình sưu tầm, khảo cứu các hiện vật lịch sử văn hóa trên địa bàn xã Xuân Đan, H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nhóm nghiên cứu của bảo tàng này vừa phát hiện,...
Hãy xem từ cái Nôi khái niệm “Sông”:<br /><br />Krông = Kông = Sông = Tông 宗 = Dòng = Dõng 涌 = Giang 江 = Kang = Kênh = Kinh 泾= Linh 泠 = Lối = Lộ 潞 = Lạc 洛= Lạch = =Rạch = Mạch 脈 = Ngách = Ngòi =...
Tìm nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt.
Lịch sử Bách Việt chứng tỏ không kém phần phong phú khi được hé lộ qua kỹ thuật đúc gươm, trống đồng...
<br /> Từ Hán Việt (HV) là kết quả rất tự nhiên sau bao nhiêu thế kỷ bị người Hán đô hộ cũng như sống bên cạnh nhau: đây là những từ gốc Hán thâm nhập vào và làm vốn từ Việt thêm phong phú.
Truyền thống lâu đời của chữ Hán đã cho ta nhiều thông tin thú vị về văn hoá tư tưởng của người xưa.
Cùng tồn tại với bãi đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), những hình khắc bí ẩn từ nghìn đời nay ở bãi đá cổ Xín Mần (Hà Giang) đã đi vào tín ngưỡng với tục thờ đá của người dân địa phương. Những hình khắc một...
Luật Pháp : Từ ghép này xuất xứ từ công nghệ Bánh Chưng, lúc đầu chỉ là để chỉ các công đoạn cụ thể, sau nâng ý trừu tượng hóa thành từ “luật pháp”. Khi gói xong bánh chưng thì dùng Lạt để Buộc....