Sử Ký chép ở chương Thiên Quan
Trung cung là sao Thiên cực, nơi sáng nhất, Thái Nhất thường ở nơi đó, bên cạnh là ba sao Tam Công, có Tử (Thái Tử) liền vào, sau có Câu bốn sao, cuối cùng có sao lớn là Chính phi, còn lại ba ngôi hậu cung liền vào đó. Vòng ngoài khoanh lại bởi mười hai sao phiên thần. Gọi là cung Tử Vi.
Phía trước miệng của Đẩu là ba ngôi sao, lệch về phía bắc, lúc nhìn thấy lúc không, là Âm Đức, có sao Thiên Nhất. Bên trái Tử Cung có ba sao là Thiên Thương, bên phải là Thiên Bang, phía sau là chỗ của sáu sao ở gần sông hán là Các Đạo
Một ghi chép ngắn gọn như vậy của Tư Mã Thiên về Tử Vi Viên cho thấy những sao như Thiên Sàng, Thượng Thư, Ngự Nữ, Trụ Sử, Thiên Trụ, Thiên Hoàng đại đế,... là không có trong Tử Vi viên như những bản đồ sao thời Minh, Thanh. Như vậy những sao đó là do được người đời sau thêm vào, đặc biệt từ ghi chép của Sử ký ta có thể thấy :
1. Tử Vi viên sáng nhất là Thái Nhất. Thái Nhất là vị thần tối cao, thiên đế tứ phương thể hiện bằng 4 chòm sao Thanh Long, Bạch Hổ, Câu Trần / Đằng Xà, Chu Tước chỉ là phiên thuộc chầu vào Thái Nhất.
2. Đời sau thêm vào sao Thiên Hoàng đại đế và đổi Thái Nhất thành Thái Ất .
Mọi sách Tàu đều gọi là Thái Ất kinh, môn Thái Ất, duy có bộ Thái Ất Thần Kinh thì gọi là Thái Nhất. Ngôi Thái Nhất đừng đầu các tinh tú. Như vậy phải chăng Thái Ất thần kinh xuất hiện còn trước cả thời Hán và tam sao thất bản đi, được các nhà khoa học đời Tống, Minh, Thanh mỗi người thu nhặt một ý mà chép thành các bộ sách Hán tự của Thái Ất còn đến bây giờ, nhưng do ảnh hưởng của Thiên Văn thời đó mà họ sửa Thái Nhất thành Thái Ất. Người Hán cũng nói bộ Thái Ất thần kinh không phải là của họ.
Như vậy môn Thái Nhất phải có nguồn gốc không phải Hán mà nguồn gốc là tộc Việt ta ở bờ Nam Dương Tử. Điều này bởi vì
Chỉ có bắt đầu từ Nam Dương Tử, Thái Nhất mới là sao sáng nhất trong Tử Vi Viên, từ đó lên phía bắc Thái Nhất rất mờ thậm chí không nhìn thấy. Ở Châu Âu hay Nga, Bắc Kinh sao Bắc Thần và chòm Tiểu Hùng chứa 7 sao có sao Bắc Cực thậm chí nhìn rất bé và mờ nhạt, thế nhưng Sử Ký lại chép Thái Nhất là sáng nhất Tử Vi Viên, điều này chỉ có thể nhìn thấy ở phía Nam mà thôi.
Riêng nói về Bắc Đẩu hay chòm Đại Hùng gồm 7 sao : Thiên Cơ, Thiên Toàn, Thiên Xu, Thiên Quyền, Thiên Hoành, Khai Dương và Dao Quang.
Chòm sao này có thể nhìn rõ ở bất cứ nơi nào trên bắc bàn cầu, nó rất lớn và sáng, hình như cái gáo. Đó là chòm sao thiêng liêng của Đạo Giáo vì là nơi cư của Bắc Đẩu Tinh quân người chuyên giữ sổ sinh tử cho phàm trần.
Thiên văn ghi lại : Đẩu bính chỉ đông, thiên hạ giai xuân. Nghĩa là Bắc Đẩu chỉ về hướng Đông, thiên hạ vào mùa xuân. Quả thật như vậy, mùa xuân đuôi sao chỉ vào hướng Đông, mùa hè hướng Nam, mùa thu hướng Tây và mùa Đông hướng Bắc. Căn cứ vào vị trí chỉ của chuôi gáo mà định ra 12 cung Địa Bàn tượng cho 12 tháng. Khi xưa xem Thiên Văn biết sự cát hung tất phải xem sự sáng mờ của bắc đẩu, và khi xem Dịch phải hết sức chú ý Nguyệt tướng là vậy. Dịch không thể tách rời Thiên Văn và Thiên Văn là thành tựu không thể chối cãi của nền văn hóa Việt ở Nam Dương Tử .
Và không có một sách nào ghi chép về phép xem Thiên Văn dùng trong binh pháp một cách kỹ càng như Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Vương. Phép xem của Vương khác hẳn người Tàu, xin trích vài hàng ( xin lưu ý do sách đã thất truyền cho nên chỉ lược trích trong sách dã được xuất bản, xin được phép miễn tranh luận về nguồn gốc và đáng tin)
Thái Bạch và mặt trăng cùng chiếu sáng thì có cuộc binh đao đại nhiễu loạn.
Thái Bạch mọc trong vầng trăng mà có hiện tượng nguyệt thực xảy ra thì bậc tướng lãnh bị chết.
Thái Bạch mọc trên mặt trăng, trong thời hạn 5 ngày có cuộc binh đao nổi dậy.
Mùng 3 tháng 8 sao Thái Bạch chuyển động bất thường về hướng Bắc thì có trận đánh xảy ra.
Thái Bạch chuyển động sang hướng Bắc thì nước nhỏ loạn, chuyển động sang hướng Nam thì nước lớn loạn.
Thái Bạch mọc trong mặt trăng gọi là Nguyệt Thực Thái Bạch, điềm xấu cho nhà vua.
Thái Bạch mọc bên trái mặt trăng thì vương quốc bị loạn, bên phải thì chư hầu bị loạn.
Thái Bạch đi ngang qua mặt trăng thì có việc binh đao trong 3 năm, đất đai bị mất.
Thái Bạch lu mờ, tướng soái sẽ gặp điều hung.
Thái Nhất thần kinh chép : Đại Tướng chủ là tú khí của Kim, hóa khí của Thái Bạch, khi lâm trận là chủ đại tướng. Nó đi về Bắc là có đánh lớn, đi vào Mặt Trăng là điềm Vua băng. Nó bị yểm bách thì tướng soái đại hung.
Như thế những ghi chép của Thái Nhất kinh đúng 1 cách kỳ lạ với Binh Thư Yếu Lược.
Hà Đồ nói : Thiên nhất sinh Thủy. Ngũ Hành lại nói Thủy vượng tất Mộc sinh. Cho nên Thái Nhất mang hành Mộc và khởi đầu từ cung CÀN, hay là thông thấn với cung Hợi, nơi trường sinh của Mộc. Thái Nhất là tôn thần cao nhất, nó ra đời chỉ sau hóa công, cho nên hóa công lấy Thủy làm đầu, Thủy vượng thì sinh Thái Nhất, từ đó mà tổng quản tất cả các thần .
Thiên nhị sinh Hỏa, Hỏa vượng thì sinh Thổ. Cho nên Chủ Mục (Văn Xương) mang hành Thổ. Theo bộ Thái Nhất mà tôi có thì Chủ Mục khởi từ cung Ly ( Ngọ) là nơi Thổ trường sinh. Tất cả các sách Tàu đều nói Chủ Mục khởi từ Thân, đúng sai xin dành cho độc giả.
Thiên tam sinh Mộc, Mộc vượng thì sinh Hỏa cho nên Khách Mục ( Thủy Kích) an khi bày Kể Thần trên cung Cấn ( độ số 3).
Như thế rõ ràng là Thái Ất phù hợp một cách ly kỳ với HÀ ĐỒ và Ngũ Hành. Độ số khởi đầu của Thái Nhất, Chủ Mục, Khách Mục tương ướng với 3 cung có độ số 1,2,3 của Hậu Thiên Lạc Việt.
Xét đường đi của Thái Ất, Càn -> Ly -> Cấn -> Chấn-> Đoài -> Khôn / Tốn -> Khảm -> Tốn /Khôn. Nếu đánh số đường đi của Thái Ất từ 1 đến 9, trên bản đồ Trung Cung luôn là 5 thì sẽ đc 1->2->3->4->6->7->8->9. Như vậy Bản đồ Thái Ất đc đánh số này hoàn toàn trùng khớp với Hậu Thiên Lạc Việt chứ ko phải Hậu Thiên Văn Vương. Tất cả mọi môn bói toán khác từ trc đến nay đều dùng cách đánh số của Hậu Thiên Văn Vương nhưng duy chỉ có Thái Ất là bản đổ 16 cung Thần ở mọi sách có cách đánh số khác hẳn Hậu Thiên Văn Vương, Thái Ất thần kinh ghi ngắn gọn : độ số các cung trong Thái Ất khác các môn khác cho nên ghi khác đi. Nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy bản đồ Thái Ất hoàn toàn trùng với Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ
Như vậy có phải chăng : Thái Ất chính là môn còn ghi lại dấu ấn của tổ tiên Việt tộc từ ngàn xưa là Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt? Bao nhiêu người nghiên cứu Thái Ất mà chẳng có ai đc nổi danh ngoại trừ cụ Trạng Trình, phải chăng chính cụ cũng thấu hiểu rằng gốc của Thái Ất là Hà Đổ chứ ko phải Lạc Thư? Cụ đã mất cách nay 500 năm, lời trả lời xin đành chôn theo cụ vậy...