Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 23/06/2008 00:00:00
Hai câu ca dao nổi tiếng trên đã lưu truyền từ lâu trong dân gian Việt Nam. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng: nội dung của nó nhằm chế diễu thuật Phong Thủy; hay nói một cách khác, câu ca dao này được coi như là bằng chứng cho việc chống mê tín dị đoan thể hiện ở thuật Phong Thủy theo tinh thần khoa học. Nhưng gần đây, thuật Phong Thủy đã bắt đầu được chú ý; rất nhiều đầu sách nói về thuật Phong Thủy được xuất bản. Tất nhiên môn cổ học này từ trước đến nay, cũng được coi là có nguồn gốc từ văn minh Hoa Hạ. Nhưng ở thuật Phong Thủy cũng là một sự ứng dụng những phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành và ký hiệu – siêu công thức – của nó là đồ hình Bát quái. Bởi vậy, cũng sẽ là một điều phi lý nếu như thuật Phong Thủy không có nguồn gốc từ văn minh Lạc Việt. Cùng chung số phận với tất cả mọi sự ứng dụng liên quan đến thuyết Âm dương Ngũ hành – thuật Phong Thủy trong cổ thư chữ Hán, cũng hoàn toàn không có những hệ luận liên hệ với những nguyên lý căn bản của học thuyết này. Câu ca dao trên – theo cái nhìn nhất quán cho rằng: là một mật ngữ có tính hướng dẫn của nền văn minh Lạc Việt – thì hoàn toàn mang những dấu ấn chứng tỏ những sai lệch rất quan trọng trong phương pháp ứng dụng của thuật Phong Thủy:
“Hòn đất” đó là tượng của quẻ Khôn – như phần trên đã chứng minh – đã sai lệch với vị trí của nó trong Hậu thiên Bát quái. Do đó, “Hòn đất” mà biết nói – tức là quẻ Khôn (tượng Đất) ở đúng vào vị trí của nó – thì sẽ chứng tỏ những sai lệch của thầy Địa lý thật là một điều đáng phàn nàn. Tuy nhiên, sự sai biệt trong hầu hết các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm dương Ngũ hành; kể cả trong sự ứng dụng của Thái Ất đều chỉ rơi vào những trường hợp rất cụ thể. Những hiện tượng không nằm trong vùng sai biệt vẫn có thể đúng, nếu người ứng dụng uyên bác. Đây cũng là lý do giải thích vì sao có người chê môn cổ học Đông phương là không phản ánh thực tế khi thử nghiệm; còn một số người khác thì lại tin tưởng vào tính chính xác của nó. Những đoạn trích dẫn dưới đây chứng minh với bạn đọc về tính huyễn ảo và mâu thuẫn trong xuất xứ của thuật Phong Thủy Đông phương trong cổ thư chữ Hán. Đoạn sau đây được trích trong sách Địa lý toàn thư – cuốn 1 (Nxb Văn hoá Thông tin – 1996, Lưu Bá Ôn và các tác giả, biên dịch Lê Khánh Trường – Lê Việt Anh; trang 7):
Chúng ta hãy thử tiến hành truy tìm khởi nguồn của khoa học Phong Thủy một cách đơn giản và sơ lược. Cuốn “Táng Thư”, do Quách Phác đời Tống (thế kỷ III) (*) viết, mở đầu bằng câu: “Táng giả, thừa sinh khí dã”, nghĩa là: “Người đã chôn, sinh khí vẫn còn”.“Kinh viết: Khí thừa phong tắc tản, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tản, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi Phong Thủy” (“Khí nhân gặp gió ắt tiêu tán, gặp nước ngăn lại ắt tụ. Cổ nhân tụ tập lại mà không tản mát, có đi rồi ắt cũng dừng, cho nên mới gọi là dựa vào Phong Thủy”.)“Thanh nang” tương truyền cũng là của Quách Phác, vì thế các sư môn hậu thế tôn xưng Quách Phác là tổ sư của mình khi hành nghề Phong Thủy.Căn cứ các tài liệu ghi lại trên giáp cốt văn còn đến ngày nay, thì khoa Phong Thủy có lẽ khởi nguyên từ việc xây dựng thôn ấp. Phong Thủy thoạt đầu liên quan đến tri thức về địa thế sơn thủy xung quanh. Trong bốc từ đời nhà Ân và nhà Thương, có thể thấy nhiều ghi chép về chiêm bốc kiến trúc, mà những người chuyên trách chiêm bốc gọi là bốc trạch.Ví dụ Ân Vương xây thành ấp, bốc từ ghi:
* Chú thích: Có lẽ sách này in sai, một số sách khác chép Quách Phác đời Tấn (thế kỷ thứ III sau CN).
Tý bốc, Tân trinh, ta xây ấp?
(“Ất” 583)
Ất Mão bốc, tranh trinh, Vương xây ấp, đế nhược? (Từ) Đường.
(“Ất” 570).
(Trích dẫn từ “Ân Dung Bốc Tử Nghiên cứu – Khoa học kỹ thuật biên”. Tỉnh Tứ Xuyên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tháng 12 năm 1983, trang 397, 380).
Điều này chứng tỏ khi Ân Vương xây dựng thành ấp, muốn bói vấn Thượng đế, xin Thượng đế đồng ý (đế nhược), mới dám quyết định khởi công xây ấp vào thời gian nào, ở địa điểm nào.
Tuy người đời Chu có thái độ kính nhi viễn chi đối với quỷ thần, nhưng khi xây dựng vẫn chọn phương pháp chiêm bốc. Bài “Công Lưu Thiên Mân” dẫn trên là một ví dụ. Một ví dụ khác. Khi Chu Thành Vương xây dựng kinh đô lạc ấp, cũng “Ngã bốc hà sóc lê thủy đông, diệc duy lạc thực. Bình lai, dĩ đồ cập hiến bốc.”
(Xem Thượng Thư)
(“Trẫm bói ngày (tháng) con nước, trẫm đoán giản thủy đông, triền thủy tây, chỉ nhằm sao cho yên vui no đủ. Trẫm lại đoán triền thủy đông, cũng chỉ lo sao cho no đủ yên vui. Do vậy, lấy bản đồ địa hình ra mà bói”.)
Cuối thời Chiến Quốc, ở đất Tề, Yên Thuyết Thần Tiên nổi lên mạnh mẽ, các phương sĩ lại dùng Âm dương Ngũ hành để chiêm đoán nhân sự, thuật Phong Thủy bị mất dần yếu tố duy vật của Tướng Trạch thời Chu, mà mang thêm sắc thái huyền bí và duy tâm. Phải đến đời Lưỡng Hán, học thuyết Sấm huý lưu hành mới thúc đẩy thuyết Ngũ hành. Nho học hợp lưu với thuyết Âm dương Ngũ hành, lại hấp thụ phương thuật tôn giáo nguyên thủy, khiến vào thời nhà Hán, Nho học trở thành một thứ Kinh học chuyên giảng về sự cảm ứng Thiên – Nhân, mà Đổng Trọng Thư là đại biểu. Lại thêm Đạo giáo bước vào thời kỳ hưng khởi, các phương thức ứng vận mê tín phổ biến trong dân gian, thuật Phong Thủy trở thành một thuật số gắn liền với việc xem thiên tượng.
Giai đoạn này có một phát minh trọng đại là bàn chỉ nam, một công cụ biểu thị phương hướng, cũng là dụng cụ tối cần thiết của các sư môn Phong Thủy hậu thế, tiền thân của chiếc la bàn ngày nay.
Lý luận Phong Thủy đời Hán đại lược gồm hai bộ phận. Trong “Hán Thư. Nghệ văn chí” có “Kham dư kim quý” và “Cung trạch địa hình”, tiếc rằng nay đã thất truyền. Phần đầu quy ngũ địa loại vào một trong sáu thuật. Phần sau quy vào hình pháp loại. Lý luận Phong Thủy hậu thế về mặt lý pháp và hình pháp đại để dựa vào hai bộ phận này. Kham dư, một lĩnh vực hoạt động của các chiêm gia đời Hán, chủ yếu là chiêm bốc kiến trúc. Hình pháp bao gồm các phương diện Tướng trạch, Tướng nhân, Tướng vật. Về hình pháp, nêu lên thế cửu châu để lập thành hình dáng nhà cửa, lấy độ số và khí vật của con người và lục súc mà hình dung, xác định quý tiện, cát hung. Từ đó, phạm vi áp dụng của nó ngày một rộng rãi.
Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng nhận thấy những điểm mâu thuẫn sau đây:
1) Tác giả cho rằng vào đời Chu, thuật Phong Thủy đã xuất hiện (tức là thuyết Âm dương Ngũ hành đã xuất hiện vào thời kỳ này); đây là điều vô lý như đã trình bày ở các phần trên (thuyết Âm dương Ngũ hành “từng bước hoà nhập và hoàn chỉnh vào đời Hán“; nhưng “khoa học Phong Thủy” lại xuất hiện vào thời Chu?!?).
2) Chưa rõ ràng về sự khởi nguyên của “khoa học Phong Thủy” dù hiểu theo bất cứ nghĩa nào – ở mức tối thiểu như tác giả nói “đơn giản và sơ lược”.
Sách về Phong Thủy – nếu chỉ tính từ đời Tấn – cũng trải qua ngót 2000 năm, số lượng có lẽ cũng đáng kể. Nhưng, căn cứ vào nguyên lý lý thuyết khởi nguyên của thuật Phong Thủy là thuyết Âm dương Ngũ hành, còn rất mơ hồ và có những sai lệch – thì cần phải khẳng định rằng: thuật Phong Thủy cũng hoàn toàn không có một lý luận căn bản của nó, mà chỉ có những phương pháp ứng dụng cụ thể.
Đoạn trích dẫn dưới đây trong sách Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai (Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương – sách đã dẫn, trang 746) làm rõ hơn những ý tưởng trên.
Nguyên lý Thiên – Địa – Nhân hợp nhất trong thuyết Phong Thủy.
Thuyết Phong Thủy với cả hai phần Âm trạch và Dương trạch, quan niệm con người có quan hệ với hệ với hữu cơ với trời đất, cả khi sống, cả khi chết. (Ảnh hưởng đến con cháu còn sống, bạn đọc lưu ý đến các cơ thể vô hình của nhân thể).
– Về Thiên, chấp nhận có Sinh khí giáng xuống (Dương giáng) trên các đỉnh núi cao, chấp nhận tác động các vì sao lên con người, như hệ Nhị thập bát tú.
– Về Địa, chấp nhận có Sinh khí (gọi là Long) chảy theo các mạch nước, tụ lại (như đã nói trên đây) và thăng lên (Âm thăng, Thăng Long – Hà Nội), có thể định được các phương hướng tốt xấu cho Dương trạch, Âm trạch.
– Về Nhân, có thể xác định được Dương phần, Âm phần, phúc hoạ, mệnh, thân. Người có đức lớn ắt sẽ gặp được đất lớn… người không có đức sẽ không gặp được cơ may tìm thế đất tốt.
Thuyết Phong Thủy là một trong những thuyết phức tạp nhất của người xưa, gây ra nhiều tranh luận gay gắt, kéo dài, do cơ sở có nhiều phần chưa rõ ràng, thiên về bí truyền.
Ý nghĩa của thuyết Phong Thủy về mặt khoa học rất lớn, vì dẫn đến những quan niệm chính xác, sâu xa hơn về Quả Đất, cái nôi của nhân loại chúng ta.
Đoạn trích dẫn tiếp theo đây cũng trong sách nói trên, trang 749 – được trích lại từ cuốn Bí ẩn của thuật Phong Thủy của tác giả Vương Ngọc Đức (người dịch Trần Đình Hiến – Nxb VHTT – 1996) – cho thấy một cách rõ nét thuật Phong Thủy chỉ là sự ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành, hoàn toàn không có một hệ thống lý luận căn bản:
“Thuật Phong Thủy trên xem thiên văn, dưới xét địa lý, vận dụng học thuyết Thái cực, Âm dương, Tứ tượng, Bát quái, Ngũ hành, tinh tượng cực kỳ bí hiểm để dựng nên một hệ thống lý luận, rồi đưa vào những thuật ngữ long mạch, minh đường, sinh khí, huyệt vị… lại áp dụng nguyên lý chỉ nam để làm ra la bàn, tất cả những cái đó đều là thần bí đối với quần chúng mê muội… Không chỉ vậy, các thầy Phong Thủy còn thêu dệt rất nhiều chuyện ly kỳ, hoặc gán ghép những quan niệm Phong Thủy và các sự kiện lịch sử… Hai nghìn năm nay, chưa ai nghiên cứu toàn diện về Phong Thủy, chưa ai gỡ bỏ hoàn toàn cái áo thần bí của thuật Phong Thủy, chưa ai làm rõ cái chân tướng của thuật Phong Thủy.”
Qua những đoạn trích dẫn trên bạn đọc cũng nhận thấy sự khiếm khuyết một hệ thống lý luận căn bản cho thuật Phong Thủy. Sự khiếm khuyết này có ở trong tất cả các học thuật cổ Đông phương liên quan đến thuyết Âm dương Ngũ hành: Từ Thái Ất, Độn giáp, y lý, lịch số, Tử vi… Bởi vậy, cùng chung số phận với kinh Dịch, các học thuật khác thuộc cổ học Đông phương đều không thể kiểm chứng những sai lệch ngay trong phương pháp ứng dụng.
Trong truyền thuyết dân gian Việt Nam do học giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm có truyện “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”, kể lại việc Cao Biền là quan cai trị đời Đường ở nước ta thời Bắc thuộc; người này dùng thuật Địa Lý để trấn yểm các Long mạch nhằm tiêu diệt nguyên khí, triệt đường phát sinh nhân tài Lạc Việt cho dễ bề cai trị. Trong đó, có cuộc trấn yểm qui mô nhất tại vùng Hà Nội ngày nay. Cao Biền đã cho làm 8 vạn cái tháp bằng đất nung, dùng 8 vạn lính cầm giáo đâm vào tháp rồi yểm xuống huyệt. (Trong một lần đào hầm tránh bom ở phố Cửa Đông Hà Nội, tôi đã đào được một số tháp bằng đất nung. Có lẽ đây là những di tích còn lại của việc trấn yểm từ gần 1500 năm về trước). Không biết hiệu quả việc trấn yểm thế nào; nhưng sau đó thì xuất hiện những cuộc khởi nghĩa liên tục của người Lạc Việt. Cuối cùng là Việt Nam hưng quốc, Thăng Long trở thành thủ đô của nước Đại Việt, đến nay đã gần 1000 năm. Như vậy: nếu loại trừ yếu tố tâm lý chính trị, thì đây là do những sai lệch trong phương pháp ứng dụng của thuật Phong Thủy gây nên. (chứ không lẽ khả năng Phong Thủy vào bậc tiên sư như Cao Biền – “Nghề này thì lấy ông này tiên sư” – lại có thể thất bại thảm hại như vậy).
Như vậy, trong suốt phần trích dẫn trên, cho chúng ta thấy thuật Phong Thủy xuất phát từ những nguyên lý của thuyết Âm dương Ngũ hành; nhưng giữa sự ứng dụng cụ thể phương pháp luận của học thuyết này ở thuật Phong Thủy với những nguyên lý căn bản của nó (vốn rất mơ hồ) là sự khiếm khuyết một hệ thống lý luận liên hệ với phương pháp luận của nó. Đây là tình trạng chung của tất cả sự ứng dụng có hiệu quả trên thực tế của thuyết Âm dương Ngũ hành, trong các lĩnh vực thiên văn, địa lý, y lý, dự đoán… nhưng đều là những học thuật có tính tiên đề rất khiên cưỡng; bởi vậy, dễ dàng bị coi là “mê tín dị đoan”. Hay nói một cách khác – nôm na nhưng hình tượng hơn – theo ngôn ngữ của trò chơi “Rồng rắn lên mây”: Khúc đầu của con Rồng – những xương cùng xẩu (sự mơ hồ của những nguyên lý căn bản của thuyết Âm dương Ngũ hành); khúc giữa – những máu cùng me (sự huyễn ảo của hệ thống lý luận liên hệ); khúc đuôi – tha hồ thầy đuổi (“Thầy” trong trò chơi này là thầy thuốc – rất khó đuổi, vì luôn bị cản trở bởi đầu con rồng; nếu may mắn tóm được thì cũng chỉ là khúc đuôi; tức là sự ứng dụng cụ thể của nó – đặc biệt trong Đông y).
Mời xem các bài khác:
Đọc và tìm hiểu về sách Chu Dịch, điều mà nảy sinh sự tồn nghi, đó là "uý thiên" và "tri thiên". Hai khái niệm này, "sợ thiên" và "biết thiên", chắc được...
Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.
Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ...
Sự liên quan hành của Cục số trong Tử Vi & vận khí theo Lạc thư Hoa giáp. Sự thay đổi về hành trong vận khí hàng năm của một Hoa Giáp sẽ dẫn đến việc thay đổi rất nhiều những vấn đề liên quan...
Phụ chương: Hậu thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ lý giải một số hiện tượng liên quan. Bí ẩn Tam hợp Kim cục Tỵ Dậu Sửu: Thuyết Âm dương Ngũ hành ứng dụng trong việc tìm hiểu sự tương tác giữa...
Cội nguồn và những phương vị sai lệch trong thuật phong thủy. Do chủ đề cuốn sách không có mục đích tìm hiểu về thuật phong thủy, vì vậy chỉ xin được trình bày một số vấn đề căn bản trong phương...
Lý giải về nguyên nhân hiện tượng quẻ Cấn ở trung cung trong ứng dụng của thuật phong thủy tử văn minh Văn Lang. Trong sự ứng dụng của thuật Phong Thủy, các thầy địa lý dùng quẻ Cấn đặt ở trung...
Chương III: Thiên văn cổ Đông Phương và những hiện tượng thiên văn hiện đạiVăn minh Văn Lang và thiên văn hiện đại. Qua phần chứng minh ở trên và trong chương “Văn minh Văn Lang & thuật địa lý...
Phụ chương: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và các chòn sao Thiên Cực BắcQua các phần trích dẫn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng các chòm sao thiên cực bắc – theo các nhà khoa học – lần lượt...
Chương IV: Van minh Văn Lang và mục đích ra đời của kinh Dịch. Một nhận định đã được chứng minh với bạn đọc rằng: thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan cổ đại, lý giải từ sự hình...