Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 23/06/2008 00:00:00
@ Thân – Tý – Thìn là tam hợp Thủy cục. Trong đó: Thân (Kim) sinh Tý (Thủy) và tuyệt ở Thìn (Thổ).
@ Dần – Ngọ – Tuất là tam hợp Hỏa cục. Trong đó: Dần (Mộc) sinh Ngọ (Hỏa) và tuyệt ở Tuất (Thổ).
@ Hợi – Mẹo – Mùi là tam hợp Mộc cục. Trong đó: Hợi (Thủy) sinh Mẹo (Mộc) và tuyệt ở Mùi (Thổ).
@ Tỵ – Dậu – Sửu là tam hợp Kim cục.
Khi tìm hiểu về các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm dương Ngũ hành liên quan đến Tam hợp cục, nguời ta chỉ có thể lý giải quy tắc tam hợp như trên. Riêng tam hợp Kim cục Tỵ – Dậu – Sửu là sự bí ẩn không lý giải được cũng với thời gian tính bằng thiên niên kỷ; bởi vì Tỵ (Âm Hỏa) tại sao lại có thể sinh Dậu (Âm Kim)? Bởi vậy người ta cũng phải học thuộc lòng các tam hợp cục như một tiên đề khi ứng dụng.
Đây cũng là một bằng chứng nữa chứng tỏ sự thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết căn bản. Điều bí ẩn trên đây chỉ có thể lý giải được với Hậu thiên Bát quái nguyên thủy và sự liên hệ của nó với Hà đồ. Để chứng tỏ điều này, trước hết xin bạn đọc xem lại đồ hình miêu tả sự liên hệ giữa Hà đồ và Hậu Thiên Bát quái nguyên thủy:
Đồ hình minh họa
Hà đồ và Hậu Thiên bát quái nguyên thủy
Trong đó Khôn Thổ chính vị tại Âm Hỏa
So sánh với hình thiên bàn miêu tả 12 địa chi ta có:
Đồ hình minh họa tam hợp Cục Tỵ - Dậu Sửu
Qua đồ hình trên bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Quái Khôn (Thổ) nằm ở cung Âm Hỏa của Hà đồ. Trên đồ hình 12 cung Địa chi của khoa Tử vi thì cung Tỵ chính là cung Âm Hỏa, tức là chính vị của Khôn (Thổ). Do đó, trong tam hợp Kim cục Tỵ – Dậu – Sửu sẽ được diễn tả như sau:
Thổ – do Khôn (Thổ) chính vị tại Tỵ (Âm Hỏa) sinh Dậu (Kim) và tuyệt ở Sửu theo đúng qui luật Sinh Vượng Mộ (Tuyệt) và Ngũ hành tương sinh như những tam hợp cục khác.
Bí ẩn của Cự Môn hãm địa tại Tỵ, vượng ở Ngọ trong Tử vi & Hậu Thiên Bát quái nguyên thủy.
Khoa Tử vi vốn được coi là của Trần Đoàn lão tổ sáng tạo vào đời Tống. Trong khoa này tên các vì sao cùng với những thuộc tính của nó được phân phối trên 12 cung Địa chi (như đồ hình đã trình bày ở trên); tùy theo thuộc tính và vị trí của các sao trên 12 cung bị lạc hãm hay sinh vượng, người ta dự báo tương lai cho con người. Cùng chung số phận với tất cả các phương pháp ứng dụng trên thực tế của thuyết Âm dương Ngũ hành, khoa Tử vi cũng gồm những tiên đề không có sự lý giải và phải học thuộc lòng khi ứng dụng (trong đó có cả việc nạp âm Ngũ hành trong Lục thập hoa giáp). Trong hệ thống sao của khoa Tử vi có sao Cự Môn được coi là thuộc hành Thủy. Sao Cự Môn khi nằm ở cung Ngọ (Dương Hỏa) được coi là vượng địa; khi nằm ở cung Tỵ bị coi hãm địa. Đến đây, một vấn đề được đặt ra là: Cự Môn thuộc Thủy nằm ở Ngọ (Dương Hỏa), nên khắc Dương Hỏa phát huy tính năng của nó, được coi là vượng địa, điều này hợp lý. Nhưng đối với Cự Môn nằm ở Tỵ (Âm Hỏa) lại bị coi là hãm địa thì không thể lý giải vì sự mâu thuẫn với chính những nguyên lý sinh khắc căn bản của thuyết Âm dương Ngũ hành?
Nhưng điều này sẽ được giải thích trong sự tương quan hợp lý giữa những vấn đề liên quan của thuyết Âm dương Ngũ hành với Hậu thiên bát quái nguyên thủy liên hệ với Hà đồ.
Chứng minh tương tự như trường hợp trên, chúng ta lại có Khôn Thổ chính vị tại Tỵ tức Âm Hỏa. Do đó, Cự Môn thuộc Thủy nằm ở Tỵ (tức Âm Hỏa) bị Khôn Thổ khắc (Thổ khắc Thủy) nên hãm địa. Đây là một sự minh chứng tiếp tục cho việc đổi chỗ hai Quái Tốn & Khôn, do khả năng lý giải hợp lý những vấn đề liên quan đến nó. Sự chứng minh này cũng chứng tỏ rằng: Âm dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh, bát quái trong kinh Dịch chỉ là một siêu công thức của học thuyết này. Đồng thời cũng chứng tỏ rõ nét thêm rằng: Trần Đoàn lão tổ chỉ là ngườì công bố khoaTử Vi còn tiềm truyền trong dân gian, ông không phải là người sáng lập môn này.
Bí ẩn của tiên đề “ Con trai theo cha, con gái theo mẹ” trong Chu Dịch & câu “con gái nhờ đức cha, con trai nhờ đức mẹ” trong văn hóa dân gian Việt Nam.
Trong Chu Dịch khi bàn về giới tính và ứng dụng trên thực tế qua ký hiệu của các Quái, cho rằng:
Khôn là mẹ và các con gái gồm Đoài thiếu nữ, Ly trung nữ, Tốn trưởng nữ. Càn là cha và các con trai gồm Cấn thiếu nam, Khảm trung nam, Chấn trưởng nam. Khi ứng dụng Bát quái tìm hiểu những vấn đề liên quan đến quan hệ gia đình, gặp những Quái trên sẽ cho biết ảnh hưởng của sự việc, sự kiện đến thành viên nào trong gia đình. Trên đồ hình Hậu thiên bát quái trong cổ thư chữ Hán, hiện tượng này được miêu tả như sau:
Qua đồ hình trên, bạn đọc sẽ thấy không thể có một cơ sở lý luận nào theo chính phương pháp luận của thuyết Âm dương – Ngũ hành để lý giải hiện tượng trên. Do đó, cũng chung số phận với các định đề khác, định đề này cũng phải học thuộc lòng và không có sự lý giải, mặc dù người ta vẫn ứng dụng trên thực tế trải cũng đã hàng ngàn năm của kinh Dịch. Ngược lại, trên cơ sở Hậu thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ, hiện tượng trên sẽ được lý giải rõ ràng:
Đồ hình minh họa
Tính chất quái tượng
qua Hậu Thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ
* Trong hình trên đây, bạn đọc sẽ nhận thấy: trục địa cầu biểu kiến chia tám quái thành hai phần Âm dương gồm: Càn cha và các Quái tượng cho con gái là: Đoài, Tốn, Ly thuộc Dương (các hào Dương nhiều hơn hào Âm); Khôn mẹ và các Quái tượng cho con trai thuộc Âm (các hào Âm trội hơn hào Dương). Điều này cũng lý giải câu tục ngữ bí ẩn trong dân gian Lạc Việt: “Con trai nhờ đức mẹ, con gái nhờ đức cha”. Bởi vì, những quái tượng con gái đồng chất với quái Càn tượng cha, thuộc Dương; những quái tượng con trai đồng chất với quái Khôn tượng mẹ, thuộc Âm.
* Từ sự ứng dụng độ số Âm cho hai hành Thủy và Mộc, độ số Dương cho hai hành Kim và Hỏa (đã dẫn chứng ở phụ chương: “Dấu ấn Hà đồ trong cổ thư chữ Hán trước Tần”). Như vậy, hành Thủy & Mộc thuộc Âm và Kim & Hỏa thuộc Dương trên Hà đồ.
Từ hai cơ sở này, tính hợp lý khi ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành giải thích hiện tượng trên như sau:
Các quái Đoài & Tốn, Ly nằm trên phần Dương của Hà đồ (Kim – Hỏa) nên tượng cho con gái (Âm) theo nguyên lý trong Dương có Âm. Riêng Càn nằm ở vị trí Âm của Hà đồ lại là đầu quái Dương nên tượng cha (Dương) theo nguyên lý trong Âm có Dương.
Các quái Khảm, Cấn & Chấn nằm ở phần Âm của Hà đồ (Thủy – Mộc) nên tượng con trai theo nguyên lý trong Âm có Dương. Riêng Khôn nằm ở vị trí Dương của Hà đồ lại là đầu quái Âm, nên tượng mẹ theo nguyên lý trong Dương có Âm.
Qua phần chứng minh trên, đã khẳng định rằng:
Chỉ có đồ hình Hậu thiên bát quái nguyên thủy liên hệ với Hà đồ được bắt đầu và phục hồi từ nền văn minh Lạc Việt mới có khả năng lý giải một cách hợp lý cho tất cả những vấn đề liên quan trong phạm trù của thuyết Âm dương – Ngũ hành. Đồng thời, sự chứng minh trên cũng chứng tỏ rõ nét hơn về tính thống nhất và hoàn chỉnh của thuyết Âm dương Ngũ hành, Bát quái chỉ là siêu công thức của học thuyết này và đồng thời có sự liên hệ chặt chẽ hữu cơ với nó.
Mời xem các bài khác:
Đọc và tìm hiểu về sách Chu Dịch, điều mà nảy sinh sự tồn nghi, đó là "uý thiên" và "tri thiên". Hai khái niệm này, "sợ thiên" và "biết thiên", chắc được...
Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.
Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ...
Chương II: Văn minh Văn Lang và thuật Địa lý cổ Đông Phương. Vấn đề lý luận của thuật phong thủy: Hòn đất mà biết nói năng,Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn.
Sự liên quan hành của Cục số trong Tử Vi & vận khí theo Lạc thư Hoa giáp. Sự thay đổi về hành trong vận khí hàng năm của một Hoa Giáp sẽ dẫn đến việc thay đổi rất nhiều những vấn đề liên quan...
Cội nguồn và những phương vị sai lệch trong thuật phong thủy. Do chủ đề cuốn sách không có mục đích tìm hiểu về thuật phong thủy, vì vậy chỉ xin được trình bày một số vấn đề căn bản trong phương...
Lý giải về nguyên nhân hiện tượng quẻ Cấn ở trung cung trong ứng dụng của thuật phong thủy tử văn minh Văn Lang. Trong sự ứng dụng của thuật Phong Thủy, các thầy địa lý dùng quẻ Cấn đặt ở trung...
Chương III: Thiên văn cổ Đông Phương và những hiện tượng thiên văn hiện đạiVăn minh Văn Lang và thiên văn hiện đại. Qua phần chứng minh ở trên và trong chương “Văn minh Văn Lang & thuật địa lý...
Phụ chương: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và các chòn sao Thiên Cực BắcQua các phần trích dẫn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng các chòm sao thiên cực bắc – theo các nhà khoa học – lần lượt...
Chương IV: Van minh Văn Lang và mục đích ra đời của kinh Dịch. Một nhận định đã được chứng minh với bạn đọc rằng: thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan cổ đại, lý giải từ sự hình...