Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 23/06/2008 00:00:00
Trong thuật Phong thủy, khi chọn hướng nhà người ta dùng tuổi của chủ nhân ứng với một quái trong Bát quái rồi đặt tại trung cung. Từ đó liên hệ với các quái khác và được tám bảng phương vị tốt xấu cho từng tuổi. Phần trình bày dưới đây gồm tám bảng phương vị tốt xấu theo cổ thư chữ Hán (Hậu thiên Bát quái liên hệ với Lạc thư) và tám bảng phương vị tốt xấu theo Hậu thiên Bát quái nguyên thủy liên hệ với Hà đồ.
Phương vị tốt xấu theo cổ thư chữ Hán
Trước hết bạn đọc xem lại dồ hình Hậu thiên Bát quái liên hệ với Lạc thư theo cổ thư chữ Hán.
Đồ hình minh họa
Lạc thư và Hậu thiên bát quái
(theo cổ thư chữ Hán)
Trước hết, chúng ta phân làm bốn cặp cùng hành là:
Cặp cùng hành Thủy gồm: Càn (Âm thủy); Khảm (Dương thủy)
Cặp cùng hành Mộc gồm: Cấn (Âm mộc); Chấn (Dương mộc)
Cặp cùng hành Kim gồm: Tốn (Âm kim); Ly (Dương kim)
Cặp cùng hành Hỏa gồm: Khôn (Âm hỏa); Đoài (Dương hỏa)
Trên cơ sở phân loại này (xem hình trên) – nhất quán với giả thuyết cho rằng Bát quái là siêu công thức của thuyết Âm dương Ngũ hành – chúng ta lần lượt xét tương quan của từng cặp quái cùng hành ở vị trí trung cung với phương vị tốt xấu tương ứng của bốn cặp theo cổ thư chữ Hán. Chúng ta sẽ có một nhận xét bắt đầu từ cặp cùng hành Càn Khảm, như sau:
Cặp cùng hành Thủy: Càn Khảm
Qua cặp cùng hành Càn Khảm (Thủy) chúng ta thấy rằng:
* Khi cặp Càn, Khảm tại trung cung tương ứng với chính nó (Thủy) thì ta sẽ được tính chất Lục sát, Phục vị đổi chỗ cho nhau.
* Khi cặp Càn, Khảm tại trung cung tương ứng với cặp Cấn, Chấn (Mộc) thì ta sẽ được tính chất Thiên y, Ngũ quỷ đổi chỗ cho nhau.
Nhưng khi cặp Càn, Khảm tại trung cung tương ứng với cặp cùng hành Kim (Tốn, Ly) và Hỏa (Khôn, Đoài) thì sự tương ứng cùng tính chất đổi chỗ cho nhau không thực hiện được ở hai cặp này. Đây cũng là hai cặp có sự sai lệch ở vị trí Tốn, Khôn theo Hậu thiên Bát quái nguyên thủy đã trình bày ở trên. Chứng minh tương tự từng cặp cùng hành tại trung cung với các cặp cùng hành khác, chúng ta sẽ thấy một sự tạp loạn ở đúng phương vị Tốn, Khôn nằm ở hai cặp cùng hành Kim (Ly, Tốn) và Hỏa (Khôn, Đoài).
* Ngoài ra, bạn đọc cũng lưu ý đến tính chất đối nghịch Âm dương ở hai cặp cùng hành Thủy(Càn, Khảm) và Mộc (Cấn, Chấn). Ở những cặp này vị trí tốt xấu tương ứng (phần xám và trắng) đổi chỗ cho nhau.
Thí dụ: ở cặp Càn (Âm thủy), Khảm (Dương thủy) phương vị tốt xấu (phần xám và trắng) đổi chỗ cho nhau. Nhưng ở cặp Tốn, Ly và Khôn, Đoài là những cặp có sự sai lệch ở phương vị Tốn, Khôn thì hiện tượng này không thể hiện. Xin xem hình minh họa dưới đây:
Trên đây là hai cặp cùng hành Thủy, Mộc. Bạn đọc nhận thấy nếu chồng khớp lên nhau thì phương vị xấu của phần này sẽ chồng lên phương vị tốt của phần kia. Tức là có sự hoán vị Âm Dương. Đây cùng là 2 cặp mà các quái vị ổn định.
Trên đây là hai cặp cùng hành Kim, Hỏa , nơi có vị trí sai lệch phương vị của quái Tốn & Khôn. Do đó, sự sai lệch được chứng tỏ ngay khi phân cặp: Tốn Ly và Khôn Đoài. Không có một quy luật nào được thể hiện ở đây.
Phương vị tốt xấu theo Hậu thiên Bát quái nguyên thủy
Trên cơ sở những luận điểm đã trình bày trong cuốn sách này về sự đổi chỗ hai quái Tốn, Khôn và kết hợp Hậu thiên Bát quái nguyên thủy với Hà đồ, chúng ta tiếp tục phân thành bốn cặp cùng hành tương ứng với các phương vị tốt xấu tương quan như sau:
Đồ hình minh họa
Hà đồ và Hậu thiên bát quái nguyên thủy
Chúng ta tiếp tục phân làm 4 cặp cùng hành là:
Cặp cùng hành Thủy gồm: Càn (Âm thủy); Khảm (Dương thủy)
Cặp cùng hành Mộc gồm: Cấn (Âm mộc); Chấn (Dương mộc)
Cặp cùng hành Hỏa gồm: Khôn (Âm hỏa); Ly (Dương hỏa)
Cặp cùng hành Kim gồm: Tốn (Âm kim); Đoài (Dương kim)
Trên cơ sở phân loại này (xem hình trên), chúng ta lần lượt xét tương quan của từng cặp quái cùng hành ở vị trí trung cung với phương
vị tốt xấu tương ứng của bốn cặp theo Hậu thiên Bát quái nguyên thủy, chúng ta bắt đầu từ cặp cùng hành Càn Khảm tại trung cung tương ứng với phương vị tốt xấu như sau:
Qua cặp cùng hành Càn Khảm chúng ta thấy rằng:
* Khi cặp Càn, Khảm tại trung cung tương ứng với chính nó thì ta sẽ được tính chất Lục sát, Phục vị đổi chỗ cho nhau.
* Khi cặp Càn, Khảm tại trung cung tương ứng với cặp Cấn, Chấn (Mộc) thì ta sẽ được tính chất Thiên y, Ngũ quỷ đổi chỗ cho nhau.
Quy luật này tiếp tục được lặp lại khi cặp Càn, Khảm tại trung cung tương ứng với cặp cùng hành Hỏa (Khôn, Ly) và Kim (Tốn, Đoài). Đây cũng là hai cặp có sự hiệu chỉnh ở vị trí Tốn, Khôn theo Hậu thiên Bát quái nguyên thủy đã trình bày ở trên.
Sự tương ứng của mỗi cặp cùng hành tại trung cung với các cặp cùng hành ở tám phương vị tốt xấu tạo ra tính chất không đổi nhưng hoán vị cho nhau, hoàn toàn đúng trong trường hợp ứng dụng Hậu thiên Bát quái nguyên thủy. Hay nói một cách khác: Ở Hậu thiên Bát quái nguyên thủy, sự tương ứng những cặp cùng hành tại trung cung với các phương vị tốt xấu tương ứng có qui luật hợp lý cho những vấn đề được đặt ra. Ngoài ra, tính chất đối nghịch Âm Dương ở các phương vị tốt xấu cho các cặp cùng hành cũng hoàn toàn trùng khớp. Điều này không thể thực hiện được ở Hậu thiên Bát quái mà cổ thư chữ Hán ghi nhận vì sự sai lệch phương vị Tốn, Khôn. Xin xem đồ hình minh họa sau:
Sự chứng minh ở trên đã cho thấy rằng:
@ Tính hợp lý của phương vị Hậu thiên Bát quái nguyên thủy, không chỉ giới hạn trong Kinh dịch mà ở cả những vấn đề liên quan trong những học thuật cổ Đông phương có ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành. Cụ thể trong trường hợp này là thuật Phong thủy.
@ Qua sự tương ứng của từng cặp phân theo Ngũ hành và sự tương quan với các hành khác đã chứng tỏ Bát quái chỉ là những ký hiệu siêu công thức thể hiện tính chất của Ngũ hành.
Trong thuật Phong thủy thì quẻ Khôn (tượng Đất – tức Địa) có một ý nghĩa rất quan trọng. May thay, nó lại sai lệch. Có lẽ Cao Biền thất bại từ đấy.
Đã có một bài viết ngắn trên một tạp chí khá phổ biến, giới thiệu về giả thuyết của một nhà khoa học Hoa kỳ cho rằng: “Trái đất là một sinh thể sống”. Giả thuyết này sẽ có khả năng chứng minh đúng, nếu thuật Phong thủy khôi phục hoàn chỉnh những luận thuyết của nó, chứng minh được rằng những sinh khí trong huyệt đạo của Địa cầu liên quan đến sự phát triển của con người.
Mời xem các bài khác:
Đọc và tìm hiểu về sách Chu Dịch, điều mà nảy sinh sự tồn nghi, đó là "uý thiên" và "tri thiên". Hai khái niệm này, "sợ thiên" và "biết thiên", chắc được...
Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.
Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ...
Chương II: Văn minh Văn Lang và thuật Địa lý cổ Đông Phương. Vấn đề lý luận của thuật phong thủy: Hòn đất mà biết nói năng,Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn.
Sự liên quan hành của Cục số trong Tử Vi & vận khí theo Lạc thư Hoa giáp. Sự thay đổi về hành trong vận khí hàng năm của một Hoa Giáp sẽ dẫn đến việc thay đổi rất nhiều những vấn đề liên quan...
Phụ chương: Hậu thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ lý giải một số hiện tượng liên quan. Bí ẩn Tam hợp Kim cục Tỵ Dậu Sửu: Thuyết Âm dương Ngũ hành ứng dụng trong việc tìm hiểu sự tương tác giữa...
Lý giải về nguyên nhân hiện tượng quẻ Cấn ở trung cung trong ứng dụng của thuật phong thủy tử văn minh Văn Lang. Trong sự ứng dụng của thuật Phong Thủy, các thầy địa lý dùng quẻ Cấn đặt ở trung...
Chương III: Thiên văn cổ Đông Phương và những hiện tượng thiên văn hiện đạiVăn minh Văn Lang và thiên văn hiện đại. Qua phần chứng minh ở trên và trong chương “Văn minh Văn Lang & thuật địa lý...
Phụ chương: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và các chòn sao Thiên Cực BắcQua các phần trích dẫn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng các chòm sao thiên cực bắc – theo các nhà khoa học – lần lượt...
Chương IV: Van minh Văn Lang và mục đích ra đời của kinh Dịch. Một nhận định đã được chứng minh với bạn đọc rằng: thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan cổ đại, lý giải từ sự hình...