Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 23/06/2008 00:00:00
Sự lý giải vấn đề này, liên quan đến sự hình thành Hậu thiên Bát quái nguyên thủy đã lý giải ở trên; đồng thời cũng là sự minh chứng bổ sung, rõ nét hơn về tính lý giải sự vận động của vũ trụ từ khởi nguyên cho đến những vấn đề liên quan đến con người của kinh Dịch. Sự lý giải xin được trình bày như sau:
Khi trái đất được hình thành và chịu ảnh hưởng của những sự tương tác trong vũ trụ, thì ảnh hưởng lớn nhất chính là sự vận động của Thái dương hệ. Trong 9 hành tinh của hệ Mặt trời mà nhân loại phát hiện được tính từ trong ra ngoài là:
1) Sao Thủy – 2) sao Kim – 3) trái Đất – 4) sao Hỏa – (Giữa quĩ đạo của sao Hỏa & Mộc, có một “Vành đai thiên thạch” với số lượng lên tới hàng 100.000 tảng; kích cỡ mỗi tảng từ hàng trăm mét đến vài trăm km, bay chung quanh Mặt trời) – 5) sao Mộc – 6) sao Thổ – 7) Thiên Vương – 8) Hải Vương – 9) Diêm Vương.
Các nhà Thiên văn học hiện đại đã chia 9 hành tinh này thành 2 nhóm. Đoạn trích dẫn sau đây trong sách Vũ trụ quanh em (Nxb Giáo dục – 1998 – Nguyễn Thị Vượng & Nguyễn Thanh Hương; trang 48) chứng tỏ điều này:
Căn cứ vào các tính chất vật lý, người ta chia các hành tinh của hệ Mặt trời thành 2 nhóm:
– Nhóm I gồm có Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất và Hỏa tinh.
– Nhóm II gồm có Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
Các hành tinh trong cùng một nhóm có các tính chất như: Tỉ trọng trung bình, kích thước, thành phần hóa học gần giống nhau. Như vậy, chúng ta có 2 nhóm hành tinh mỗi nhóm gồm 4 hành tinh. Vậy, hành tinh thứ 9 Diêm Vương tinh thuộc nhóm nào? Thật khó xếp hành tinh này vào nhóm nào, vì nó có thành phần hóa học giống hành tinh nhóm 2, nhưng lại có kích thước giống các hành tinh nhóm I.
Qua đoạn trích dẫn trên đây, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: các nhà khoa học hiện đại đang đặt vấn đề nhóm loại các hành tinh của hệ Mặt trời; nhưng họ cũng đang lúng túng khi xếp loại sao Diêm Vương tinh. Người viết nhận xét rằng: sự phân cách tự nhiên giữa 2 nhóm chính là “Vành đai Thiên Thạch” đã trình bày ở trên. Trên cơ sở thuyết Âm dương Ngũ hành liên hệ với các hành tinh được đặt tên theo Ngũ hành, xin được trình bày một ý tưởng phân loại các hành tinh trong hệ Mặt trời thành hai nhóm Âm & Dương. Sự phân loại này, về căn bản không thay đổi so với sự phân loại của Thiên văn học hiện đại, nhưng đưa thêm Mặt trời vào hệ thống phân loại của 9 hành tinh thuộc Thái dương hệ. Với cách phân loại theo Âm dương Ngũ hành sẽ dẫn đến sự liên hệ với quái Cấn ở trung cung cho mạng phụ nữ trong thuật Phong Thủy như sau:
Trong sự phân loại này, thì hai nhóm theo cách chia của Thiên văn học hiện đại, đều nằm trong hai nhóm theo thuyết Âm dương Ngũ hành. Ở nhóm Âm, đặt vấn đề Mặt trời thuộc hành Thổ ở trung tâm Thái dương hệ. Điều này phù hợp với tính chất trung tâm thuộc Thổ trong Lạc thư Hà đồ. Xin xem hình minh họa dưới đây.
Đến đây, xin lưu ý bạn đọc là: theo thiên văn học cổ Đông Phương thì sao Thủy (theo cách gọi ngày nay, có xuất xứ từ văn minh Tây Phương), trước đây gọi là sao Kim; sao Kim (theo cách gọi ngày nay), trước đây gọi là sao Thủy. Hiện tượng này, được chứng tỏ bởi đoạn trích dẫn dưới đây, trong sách Chu Dịch Vũ trụ quan (sách đã dẫn, trang 160):
Căn cứ vào chu kỳ hành tinh thời cổ đại ghi chép (Ban Cố, Tiền Hán thư), đối chiếu với thiên văn học hiện đại, đưa ra cứ liệu con số thì đa số chu kỳ hành tinh phù hợp tương đối tốt. Khác biệt duy nhất là sao Kim đời cổ tương đương với sao Thủy (Mercury), và sao Thủy đời cổ tương đương với sao Kim (Venus).
Như vậy, trong nhóm Âm gồm 4 hành tinh trong thiên văn hiện đại – nếu gọi tên theo thời cổ sẽ là: sao Kim – sao Thủy – Địa cầu – sao Hỏa; thì trong nhóm này – nếu tính luôn Mặt trời thuộc hành Thổ theo cách chia mới thì chúng ta sẽ thấy một chiều Ngũ hành tương sinh (*) từ trong ra ngoài; nhưng thiếu hành Mộc ở đúng vị trí của Địa cầu. Xin xem hình minh họa dưới đây:
* Chú thích: Lý Ngũ hành tương sinh thuộc Dương, nhưng vật thể hiện lý thuộc Âm; theo nguyên tắc trong Âm có Dương và ngược lại. Điều này đã minh chứng ở phần trên”Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên và Lạc thư Hà đồ”: Tổ Mẫu biểu tượng của Âm sinh; “lên núi“ biểu tượng của Dương.
Trong khi đó, theo phần chứng minh ở trên thì quái Cấn thuộc Âm Mộc – khi liên hệ Hậu thiên Bát quái nguyên thủy với Hà đồ. Như vậy – (trùng khớp với các hiện tượng liên quan giữa kiến thức Thiên văn học hiện đại và các vấn đề đã đặt ra về những nguyên lý căn bản của thuyết Âm dương Ngũ hành và Hậu thiên Bát quái nguyên thủy – đã được chứng minh và phục hồi từ nền văn minh Văn Lang) – chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đặt Trái đất chính là hành Mộc, cụ thể là Âm Mộc – tượng là quái Cấn (Đã chứng minh ở trên: Hà đồ & Hậu thiên Bát quái nguyên thủy). Xin xem hình minh hoạ ở trên.
Với cách phân chia theo thuyết Âm dương Ngũ hành sẽ lý giải những hiện tượng đang được quan tâm sau đây:
@ Theo lý Âm dương Ngũ hành – trong cách phân chia như trên – sẽ không có hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt trời sau Diêm Vương tinh, có thuộc tính tương tự như những hành tinh đã phát hiện mà khoa thiên văn học hiện đại đang tìm kiếm. Nếu có, thì khả năng chỉ là vành khăn khí hoặc bụi bao quanh Thái dương hệ. Bởi vì, đã có sự cân bằng Âm dương và Ngũ hành như sau:
Nhóm 1– thuộc Âm: Mặt trời và 4 hành tinh vòng trong –theo lý tương sinh thuộc Dương là: Thổ – Kim – Thủy – Mộc (Địa cầu) – Hỏa. Trong đó, Mặt trời – trong cùng – có kích thước của hành tinh nhóm II (mặc dù lớn hơn rất nhiều).
Nhóm 2 – thuộc Dương: năm hành tinh vòng ngoài – theo lý tương khắc thuộc Âm là: Mộc – Thổ – Thủy (Thiên Vương) – Hỏa (Hải Vương) – Kim (Diêm Vương). Trong đó, hành tinh Diêm Vương – ngoài cùng – kết thúc chu kỳ Âm dương Ngũ hành sinh – khắc, nên có kích thước của hành tinh nhóm I (trở lại trạng thái ban đầu).
Luận điểm này trái ngược với luận điểm của ông Lưu Tử Hoa. Trong luận văn tiến sĩ bảo vệ tại Paris, ông Lưu Tử Hoa chứng minh rằng: có khả năng tồn tại một hành tinh thứ 10 trong Thái dương hệ. Đoạn trích dẫn sau đây trong sách Chu Dịch vũ trụ quan (sách đã dẫn, trang 159) để bạn đọc tham khảo:
Trong trời đất, muôn vật đều xuất phát từ trung tâm, nhưng phải đến Âm dương tác động vào vũ trụ để sinh ra muôn vật. Thực thể muôn vật cũng đều là Âm dương. Phù hiệu dương được thể hiện bằng một vạch liền, phù hiệu âm thể hiện bằng một vạch đứt. Các quẻ trong Bát quái chỉ là những phù hiệu vạch liền và vạch đứt mà thôi. Sự sắp xếp của Bát quái là đại biểu tổ hợp cụ thể nhất và có hệ thống nhất trong vũ trụ. Trong vũ trụ, thái dương hệ đã được nghiên cứu khá tường tận. Do đó, muốn luận chứng ý nghĩa vũ trụ của Bát quái, trước hết, phải luận chứng nó tồn tại trong thái dương hệ hay không.
Ông Lưu Tử Hoa sắp xếp hành tinh trong thái dương hệ phối hợp với Bát quái, mỗi quẻ của Bát quái đối ứng với mỗi tinh cầu, và phát hiện tính quy luật rõ ràng (1).
Có thể định ra thuộc tính quẻ của ba thiên thể trong Bát quái. Ngay trong “Thuyết quái” cũng đã viết:
“Ly vi nhật, Khảm vi nguyệt, Khôn vi địa”.
(Ly là Mặt trời, Khảm là mặt trăng, Khôn là đất).
Trong quan niệm người Trung Quốc cổ đại thường có 5 tinh cầu: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Căn cứ vào thuộc tính Ngũ hành có thể xác định phương vị sắp xếp không gian. Ông Lưu Tử Hoa cho đông nam là vị trí dương, tây bắc là vị trí âm, thì ba sao mộc, hỏa, thổ của vị trí dương ở cùng một vị trí của ba quẻ Chấn, Đoài, Kiền thuộc vị trí dương của Bát quái, cho nên có thể theo thứ tự đem quẻ Chấn hợp với sao mộc, quẻ Đoài hợp với sao hỏa, quẻ Kiền hợp với sao thổ. Cũng nguyên lý đó, hai quẻ Tốn, Cấn ở vị trí dương còn lại, đối ứng với hai sao Kim, Thủy, vì vậy, đem quẻ Tốn hợp với sao kim đời cổ, quẻ Cấn hợp với sao thủy đời cổ. Căn cứ vào chu kỳ hành tinh thời cổ đại ghi chép (Ban Cố, Tiền Hán thư), đối chiếu với thiên văn học hiện đại, đưa ra cứ liệu con số thì đa số chu kỳ hành tinh phù hợp tương đối tốt. Khác biệt duy nhất là sao kim đời cổ tương đương với sao thủy (Mercury), và sao thủy đời cổ tương đương với sao kim (Venus).
Ngoài ra, Mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh (5 sao), Lưu Tử Hoa thống nhất gọi là tinh cầu sơ kỳ. Trung Quốc cổ đại phát hiện có bốn sao, gọi là bốn sao góc, Lưu Tử Hoa thống nhất gọi là tinh cầu hậu kỳ. Lưu Tử Hoa đem ba sao có trong đó so sánh với ba sao Vương tinh (Thiên vương tinh, Hải vương tinh và Minh vương tinh), tức là: Đạo tinh (sao Đạo) tương đương với Thiên vương tinh (sao Thiên vương), Thiên Cẩu tinh (sao Thiên cẩu) tương đương với Hải vương tinh (sao Hải vương), Chủng lăng tinh (sao Chủng lăng) tương đương với sao Minh vương tinh (sao Minh vương). Còn có (sao) Nữ bạch vẫn không có hành tinh hiện đại đối ứng với nó. Như vậy, vẫn thiếu một hành tinh có thể đối ứng với Nữ bạch tinh (sao Nữ bạch). Lưu Tử Hoa đề xuất một giả thuyết, vẫn tồn tại một hành tinh còn chưa phát hiện, đặt tên là Mộc vương tinh (sao Mộc vương) (2). Tất cả những điều Lưu Tử Hoa trình bày trên, là để chứng minh tinh cầu của thái dương hệ cũng phải tồn tại từng đôi phối hợp. Nếu không, quan hệ Âm dương ngang hàng của thái dương hệ sẽ không thể duy trì được lực lượng Âm dương ngang hàng, thái dương hệ sẽ chóng tan vỡ. Do đó, ông đã kết hợp nguyên lý Dịch học với tri thức thiên văn học hiện đại để tiến hành nghiên cứu. Trước hết, ông suy luận thêm hình sao chôn ốc của Mor (nhà thiên văn học người Pháp, 1928) kết hợp với số Hà đồ Lạc thư. Mor cho rằng: cấu tạo hệ thái dương là ánh sáng Mặt trời chiếu trên vân sao chôn ốc, do đó, lấy thái dương hệ làm trung tâm chia thành hai chi nhánh, một chi nhánh sản sinh sao kim, địa cầu, sao mộc; một chi nhánh sản sinh nhất cầu, sao thủy, sao hỏa. Lưu Tử Hoa thay số Hà đồ, Lạc thư vào hình thái cực và cũng chia thành hai hệ, dùng Bát quái phối hợp với nó. Sau đó, tính toán ước giản mật độ và tốc độ tinh cầu, thì hằng số của nó đều thành từng đôi phối hợp với nhau, chỉ có thiên vương tinh (sao thiên vương) vẫn thiếu đôi phối hợp, điều đó giúp Lưu Tử Hoa dự đoán ra hệ thái dương tồn tại hành tinh thứ 10 (xem hình vẽ).
--------------------------------------------------------
Chú thích hình vẽ:
1. Hình này vẽ ra theo số lý phối hợp từng đôi với tinh cầu, kết hợp với Dịch học là bộ phận hạt nhân luận văn tiến sĩ của Lưu Tử Hoa.
2. Hình này lấy tám sao thời kỳ đầu (sơ kỳ) phối hợp với Bát quái, và căn cứ vào số lý chia thành ba đôi phối hợp, chứng minh cho nhau theo cứ liệu con số (mật độ) tốc độ tinh cấu từng đôi phối hợp. Ước số mỗi đôi phối hợp là 60. Trong đó, phối hợp từng đôi: hệ địa nguyệt với hệ thổ nhật; Mộc tinh và Kim tinh; Thủy tinh và Hỏa tinh. Điều đó hiển nhiên phù hợp quy luật thái cực gộp ba làm một, Âm dương Ngũ hành phối hợp với nhau.
3. Chấn, Cấn, Đoài, Tốn đại biểu bốn sao mộc, hỏa, kim, thủy, là phát triển ra từ hai sao chủ thể, đại biểu là Kiền Khôn, trở thành 4 sao mẹ trong hành tinh. Từ 4 sao mẹ sinh ra 4 sao con, đại biểu là lâm, cấu, độn, phục (4 sao vương tinh).
4. Bốn sao vương tinh bao gồm cả một vương tinh đã dự đoán, 9 là hằng số giống nhau của (mật độ) tốc độ của mỗi đôi vương tinh phối hợp.
5. Ba đôi của tám sao thời kỳ đầu (sơ kỳ) phối hợp thành đôi và dung hoà (mật độ) tốc độ của hai đôi vương tinh là 198, đó là trung tâm tuyệt đối của hệ thái dương, tương đối với quan hệ Bát quái và thái cực (3).
--------------------------------------------------------
Chú thích trong sách đã dẫn:
(1) Lưu Tử Hoa học và bảo vệ luận văn Tiến sĩ tại Paris tháng 11 năm 1940. Luận văn của ông là: “Bát quái vũ trụ luận dữ thiên văn hiện đại – nhất khỏa tân hành tinh đích dự trắc – nhật nguyệt chi thai thời địa vị” Luận văn đã xuất bản ở Pháp năm 1940, 1980 tái bản ở Pháp. Năm 1989 luận văn viết bằng Trung văn (có sửa chữa) và xuất bản ở Thành Đô, Trung Quốc.
(2) Từ Đạo Nhất, Sđđ. Tr 69.
(3) Trân Ngọc Hy chủ biên, Sđđ, tr.168.
Đồ hình minh họa trong Chu Dịch vũ trụ quan
Phối hợp tốc độ 12 tinh cầu hệ Thái Dương
Qua đoạn trích dẫn trên – do trình độ có hạn, hoặc do phần giới thiệu quá giản lược – bởi vậy khó nắm được phương pháp chứng minh của tác giả, nên không dám có ý kiến; nhưng có thể hiểu đại khái là: Cách đây 60 năm, tức là vào thời kỳ kinh Dịch vẫn còn nằm trong sự huyễn ảo; nhưng ông Lưu Tử Hoa đã căn cứ vào Bát quái để chứng minh cho hệ quả của sự huyễn ảo là: có hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt trời. Hiện tượng này, giống như việc chứng minh thành phần hóa học của chiếc sừng con thỏ, trong khi đáng lẽ phải chứng minh sừng thỏ tồn tại trên thực tế. Luận điểm này của ông Lưu Tử Hoa hoàn toàn trái ngược với luận điểm được trình bày trong cuốn sách này là: không có hành tinh thứ 10 trong Thái Dương hệ. Trong trường hợp này không thể cả hai đều sai, mà chỉ có một người đúng. Nhưng theo những sách được tham khảo xuất bản trong những năm gần đây thì quỹ đạo của Diêm Vương tinh rất ổn định, sự vận động của nó đúng với sự tính toán của các nhà khoa học – kể từ khi nó được phát hiện đến nay; hay nói một cách khác: không phát hiện một lực hấp dẫn của một hành tinh lạ, nằm ở quĩ đạo ngoài Diêm Vương tinh làm sai lệch sự vận động của nó, như trường hợp sao Hải Vương tinh.
@ Lý giải tính chất của sao Diêm Vương “có thành phần hóa học giống hành tinh nhóm 2, nhưng lại có kích thước giống hành tinh nhóm 1”. Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì đây là sự kết thúc chu kỳ vận động của Ngũ hành, nên có hiện tượng lặp lại.
@ Sự lý giải quái Cấn liên quan đến địa cầu và nữ mạng trong thuật Phong Thủy sẽ có một sự tương quan hợp lý sau đây: thuật Phong Thủy là sự ứng dụng cụ thể những liên hệ của con người với Địa cầu – tức là sự liên hệ cụ thể các thuộc tính vận động của Âm, theo thuyết Âm dương Ngũ hành – Bởi vậy, quái Khôn là “đất” thuộc Tiên thiên – tức Dương Thổ khi ứng dụng trong thuật Phong Thủy – ứng với Nam mạng (Dương); quái Cấn (Âm Mộc)– Địa cầu – tức Âm Thổ trong Hậu thiên nguyên thủy – ứng với Nữ mạng (Âm). Do đó, quái Cấn ở vị trí trung tâm (thuộc Thổ).
@ Sự tương quan giữa Mặt trời – trên thực tế là Hỏa, cụ thể là Âm Hỏa – theo nguyên lý trong Âm có Dương – xếp vào hành Thổ – Khôn; là một sự minh chứng liên hệ tiếp tục cho sự tương quan hợp lý giữa những vấn đề liên quan đến nó. Điều này chứng tỏ rằng quái Khôn phải nằm ở vị trí Âm Hỏa – Đông Nam trên Hà đồ. Đồng thời cũng chứng tỏ tính hợp lý của sự liên quan giữa Hà đồ và Hậu thiên Bát quái nguyên thủy, qua việc quái Cấn nằm ở vị trí Âm Mộc. Đây cũng là sự khẳng định: đồ hình Bát quái chính là ký hiệu siêu công thức của học thuyết vũ trụ quan Âm dương Ngũ hành, phản ánh từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người trên cơ sở sự lý giải hợp lý những vấn đề liên quan đến nó.
Đến đây bạn đọc có thể đặt vấn đề: Tại sao Mặt trời thuộc Hỏa (Ly vi Nhật, vi hỏa) (*) lại xếp vào Thổ? Toàn bộ Hậu Thiên Bát quái nguyên thủy đã là sự vận động và tương tác của địa cầu, tại sao lại chỉ là quẻ Cấn ở ngay trong Hậu thiên nguyên thủy lại là tượng của địa cầu? Vấn đề này xin được lý giải như sau:
* Chú thích: chữ in nghiêng trích từ Thuyết quái.
Học thuyết vũ trụ quan Âm dương Ngũ hành nguyên thủy xuất phát từ nền văn minh Văn Lang quan niệm rằng: “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng”, tức là bốn dạng trạng thái tương tác của Ngũ hành (đã chứng minh ở trên). Ngũ hành là những dạng vật chất nguyên thủy cấu tạo nên vũ trụ, gồm hàng tỉ thiên hà trong đó có Ngân hà, Thái dương hệ và trái đất của chúng ta; Mặt trời cũng chỉ là một hiện tượng trong sự vận động của vũ trụ. Do đó, tất cả vạn vật trong vũ trụ đều mang những thuộc tính của Ngũ hành. Sự tương quan giữa những hiện tượng, sự vật từ vi mô đến vĩ mô trong quá trình vận động vũ trụ, cũng không vượt ra ngoài các thuộc tính của Ngũ hành theo quan niệm của học thuyết này. Thí dụ: một hiện tượng hoặc sự vật có thể là một phần tử trong một tập hợp thuộc hành Mộc. Những toàn bộ những phần tử trong tập hợp Mộc này lại có thể là một thành phần trong một tập hợp lớn hơn, thuộc hành Hỏa. Vấn đề này tương tự như những nguyên tố hóa học là những thành phần trong một tế bào ở một cơ thể sống; nhưng tế bào trong cơ thể sống này lại là thành phần cơ thể sinh vật thuộc một loài nào đó. Giữa những chủng loại của sinh vật này lại nằm trong hệ thống phân loại vĩ mô hơn. Tương tự như vậy, Ngũ hành vẫn có thể phân loại cho từng nguyên tố cấu tạo nên tế bào, cho từng loài, cho từng hệ thống sinh vật. Bởi vậy, Mặt trời là Hỏa ở trong trường hợp này, có thể là Thổ ở trong trường hợp khác; chứng minh tương tự như vậy với trái đất. Bởi vì Mặt trời, trái đất đều chỉ là những hiện tượng trong sự vận động của vũ trụ (kể cả con người và sự tồn tại xã hội của nhân loại, cũng chỉ là một hiện tượng trong sự vận động của vũ trụ). Điều này giải thích vì sao “cây” thuộc Mộc (chứ không phải Mộc là “cây” như trong Tam tự kinh), nhưng “cây có mấu” (*) lại thuộc quái Cấn cùng với “núi“(*) có cùng tính chất với đất, hoặc “cây có lõi cứng và to”(*) lại thuộc quái Khảm (Thủy).
* Chú thích: chữ in nghiêng trích từ Thuyết quái.
Sự lý giải này chứng tỏ rõ nét hơn tính bao trùm của thuyết Âm dương Ngũ hành và siêu công thức Bát quái.
Trước khi kết thúc phần này, người viết xin được chia sẻ ý tưởng của mình với bạn đọc về phương pháp ứng dụng đang hiện hành của thuật Phong Thủy theo cổ thư chữ Hán. Hiện nay với cái nhìn mới, thuật Phong Thủy không còn bị coi là “mê tín dị đoan” mà là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả. Trên báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày thứ bảy 11–9–1999, trang 4 – có bài “Tôi chỉ muốn góp phần đặt Phong Thủy vào đúng vị trí của nó...” (tác giả Đông Đức Thành), trong lời giới thiệu có đoạn viết:
Đoàn kiến trúc sư Việt Nam tham dự với 12 đại biểu đã được sự chú ý của Đại hội Liên hiệp kiến trúc sư quốc tế (tổ chức tại Bắc Kinh tháng 6 vừa qua) không chỉ ở lễ phục long trọng: 11 bộ comlê và 1 tà áo dài nhung tha thướt, mà chính ở nội dung bản tham luận của đoàn với đề tài “Phong Thủy, giao điểm giữa hai nền kiến trúc và đô thị Đông – Tây“ của tác giả Lý Thái Sơn.
Trong phần chú thích của bài báo có ghi:
KTS Lý Thái Sơn tốt nghiệp khoa kiến trúc Viện Đại học Sài Gòn 1973, hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Chủ nhiệm đề án cấp 1; Giám đốc Công ty Thiết kế và Tư vấn SQ (TPHCM).
Như vậy, thuật Phong Thủy đã là một đối tượng được các nhà khoa học hiện đại nghiên cứu nghiêm túc. Nhưng – trước cả khi những nhà khoa học bàn về tính khoa học hay phi khoa học – thuật Phong Thủy đã ứng dụng hàng ngàn năm nay và vẫn đang tiếp tục ứng dụng. Cho rằng các nhà khoa học xác nhận tính khoa học của thuật Phong Thủy –(việc này chỉ có thể bắt đầu, sau khi những nguyên lý căn bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành được phục hồi hoàn chỉnh) – thì cũng không có nghĩa là những phương pháp ứng dụng của thuật Phong Thủy là đúng. Từ nhận xét cho rằng: thuật Phong Thủy có những sai lệch rất phức tạp, vì liên quan đến nhiều vấn đề có tính căn bản với phương pháp ứng dụng của thuật này đã sai lệch. Nhưng do chủ đề và mục đích của cuốn sách không nhằm đi sâu vào thuật Phong Thủy; vì vậy, trong sách này chỉ xin được giới hạn ở sự chứng tỏ tính tương quan hợp lý ở vị trí hai quẻ Tốn &Khôn là vấn đề được đặt ra trong sách này với những hiện tượng liên quan đến nó. Trên cơ sở sự phân tích tính sai lệch từ căn bản của thuật Phong Thủy, hy vọng bạn đọc có niềm tin vào thuật Phong Thủy – muốn sử dụng – hãy thận trọng; nếu những thông số dữ kiện của bạn, hoặc gia đình bạn rơi vào trường hợp sai lệch liên quan trong thuật Phong Thủy, để tránh những hậu quả, đôi khi cũng không được tốt.
Mời xem các bài khác:
Đọc và tìm hiểu về sách Chu Dịch, điều mà nảy sinh sự tồn nghi, đó là "uý thiên" và "tri thiên". Hai khái niệm này, "sợ thiên" và "biết thiên", chắc được...
Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.
Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ...
Chương II: Văn minh Văn Lang và thuật Địa lý cổ Đông Phương. Vấn đề lý luận của thuật phong thủy: Hòn đất mà biết nói năng,Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn.
Sự liên quan hành của Cục số trong Tử Vi & vận khí theo Lạc thư Hoa giáp. Sự thay đổi về hành trong vận khí hàng năm của một Hoa Giáp sẽ dẫn đến việc thay đổi rất nhiều những vấn đề liên quan...
Phụ chương: Hậu thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ lý giải một số hiện tượng liên quan. Bí ẩn Tam hợp Kim cục Tỵ Dậu Sửu: Thuyết Âm dương Ngũ hành ứng dụng trong việc tìm hiểu sự tương tác giữa...
Cội nguồn và những phương vị sai lệch trong thuật phong thủy. Do chủ đề cuốn sách không có mục đích tìm hiểu về thuật phong thủy, vì vậy chỉ xin được trình bày một số vấn đề căn bản trong phương...
Chương III: Thiên văn cổ Đông Phương và những hiện tượng thiên văn hiện đạiVăn minh Văn Lang và thiên văn hiện đại. Qua phần chứng minh ở trên và trong chương “Văn minh Văn Lang & thuật địa lý...
Phụ chương: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và các chòn sao Thiên Cực BắcQua các phần trích dẫn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng các chòm sao thiên cực bắc – theo các nhà khoa học – lần lượt...
Chương IV: Van minh Văn Lang và mục đích ra đời của kinh Dịch. Một nhận định đã được chứng minh với bạn đọc rằng: thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan cổ đại, lý giải từ sự hình...