Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 23/06/2008 00:00:00
– Vũ Tiên (hơn 7000 năm tr.CN).
– Thiên Long (gần 3000 năm tr.CN).
– Tiểu Hùng Tinh (hiện tại).
Qua tham khảo ý kiến của bạn đọc, người viết nhận thấy một sự liên quan chặt chẽ giữa thứ tự thời gian các chòm sao với những từ nhân danh trong kết cấu phả hệ của truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” như sau:
Vua Hùng thứ nhất, con của Lạc Long Quân, cháu của bà Vụ Tiên.
Thứ tự trong phả hệ vua Hùng hoàn toàn trùng khớp với thứ tự theo thời gian của các chòm sao thiên cực bắc đầu tiên nói trên, trong chu kỳ vận hành của Thái Dương hệ. Sự trùng khớp này được miêu tả như sau:
1) Chòm sao Vũ Tiên tương đương thế hệ thứ nhất là bà Vụ Tiên (Theo Lĩnh Nam chích quái, hoàng hậu Vụ Tiên là vợ của hoàng đế Kinh Dương Vương) Trùng hợp danh từ Vũ Tiên và Vụ Tiên.
2) Chòm sao Thiên Long tương đương thế hệ thứ hai là Lạc Long Quân. Trùng hợp danh từ Thiên Long và Lạc Long.
3) Chòm sao Tiểu Hùng tinh tương đương thế hệ thứ ba, bắt đầu từ vua Hùng Vương thứ nhất. Trùng hợp danh từ Hùng Vương và Tiểu Hùng tinh.
Mười tám thời vua Hùng là tổ tiên của người Việt, là con của Rồng (Lạc Long Quân), cháu của Tiên (bà Vụ Tiên). Như vậy, thứ tự phả hệ này không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, vì sự trùng hợp gần như hoàn toàn và sự liên quan đến những tri kiến rực rỡ về thiên văn học cổ Văn Lang đã được trình bày trong sách này. Hơn nữa, để có được một nhận thức về qui luật vận động của các chòm sao trong Ngân hà (từ đó phát hiện những hiệu ứng vũ trụ liên quan), điều kiện tiên quyết là phải định vị được điểm chuẩn của tất cả sự vận động đó (trong đó bao gồm cả trái đất); tức là phải xác định được chòm sao thiên cực bắc. Do đó, sự liên hệ giữa nội dung của truyền thuyết “Con Rồng – Cháu Tiên” bao gồm từ phả hệ vua Hùng cho đến độ số Lạc thư – Hà đồ là một sự liên hệ nhất quán, chặt chẽ và trùng khớp hợp lý về những tri kiến vũ trụ kỳ vĩ của nền văn minh Văn Lang.
Sự liên hệ trên đây minh chứng rõ nét truyền thuyết “Con Rồng – cháu Tiên“ không thể là “truyền thuyết ngụy tạo của các nhà nho vào thế kỷ 14”. Bởi vì — kể từ khi nền văn minh Văn Lang thất truyền – trong hơn 2000 năm lịch sử của nhân loại – cho đến sớm nhất vào đầu thế kỷ 19 khoa học hiện đại vẫn chưa phát hiện ra các chòm sao thiên cực bắc.
Để bổ sung cho sự liên hệ giữa khoa thiên văn học hiện đại với văn minh Văn Lang, bạn đọc tham khảo một hiệu ứng vũ trụ từ sự vận động của các thiên thể đối với con người (đã trình bày trong “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”). Hiệu ứng này đã được Gs. Lê Văn Sửu phát hiện và nói đến trong cuốn “Nguyên lý thời sinh học cổ Phương Đông” (Nxb VHTT 1996), được bổ sung và hiệu chỉnh lại trong sách này. Đó là vấn đề mà có lẽ các bà mẹ lớn tuổi đều biết về trường hợp trẻ sinh vào giờ Quan Sát. Hiện tượng này, Gs. Lê Văn Sửu giải thích như sau.
b. Giờ Quan Sát. Bài ca về giờ sinh phạm giờ Quan Sát như sau:
Chính, thất, sơ sinh Tỵ, Hợi thì
Nhị, bát Thìn, Tuất bất thậm nghi
Tam, Cửu, Mão, Dậu đinh thượng nhiên
Tứ, Thập Dần, Thân kỷ định kỳ
Ngũ, đồng thập nhất Sửu, Mùi thượng
Lục đồng thập nhị Tý, Ngọ chi,
Nghĩa là: giờ Quan Sát theo tháng Âm lịch và giờ địa chi
Tháng giêng - giờ Tị Tháng bảy - giờ Hợi
Tháng hai - giờ Thìn Tháng tám - giờ Tuất
Tháng ba - giờ Mão Tháng chín - giờ Dậu
Tháng tư - giờ Dần Tháng mười - giờ Thân
Tháng năm - giờ Sửu Tháng mười một - giờ Mùi
Tháng sáu - giờ Tý Tháng Chạp - giờ Ngọ
Người xưa cho rằng trẻ em sinh phạm giờ Quan Sát khi nhỏ thường ốm yếu khó nuôi, lớn lên thì đầu trộm đuôi cướp. Những bậc làm cha mẹ khi có con sinh giờ Quan Sát thường vô cùng đau khổ. Theo những điều tôi thâu lượm được bấy lâu nay thì những trẻ sinh phạm giờ Quan Sát thường có chức năng gan không ổn định, số lớn dễ bị mắc bệnh viêm gan khi có dịch truyền nhiễm bệnh này. Để tìm hiểu giá trị thật của giờ Quan Sát ta tiến hành mô hình hóa giờ Quan Sát trong một đồ như sau. Trong đồ trên chúng ta thấy điểm giờ Tý của tháng đều ở trên quả đất có hướng đối chiếu với Mặt trời qua tâm quả đất, từ đó theo các tháng vị trí giờ Quan Sát đều có hướng gần đối chiếu với hướng Bắc của quỹ đạo năm. Như vậy giờ Quan Sát có giá trị là thời điểm nơi sinh đứa trẻ chịu tác động ảnh hưởng vũ trụ từ ngoài Mặt trời.
Hình trên đây được thực hiện lại dựa trên ý tưởng của giáo sư Lê Văn Sửu. Hướng giả định sự vận động của Mặt trời trên quỹ đạo trên thực tế có thể sai với vi trí tương ứng với bốn mùa, trong sự tương quan trái đất và Mặt trời. Nhưng dù hướng vận động của Mặt trời theo hướng nào trong vũ trụ, thì vị trí giờ Quan Sát trên trái đất tương ứng với nhau vẫn không thay đổi so với Mặt trời. Tức là đường nối từ tâm trái đất với vị trí giờ Quan Sát vẫn tạo thành những đường thẳng song song như hình vẽ trên. Như vậy bạn đọc sẽ nhận thấy một hiệu ứng vũ
trụ nào đó, tác động lên con người ở các vị trí giờ Quan Sát.
Qua sự phát hiện của Gs. Lê Văn Sửu và đồ hình trình bày ở trên, chứng tỏ rằng: nền văn minh cổ Đông phương đã phát hiện hiện tượng trái đất vận động quanh Mặt trời. mà còn phát hiện ra Mặt trời phải vận động theo một quỹ đạo của nó. Để nói lên được điều này, những người tiên phong của nền thiên văn học hiện đại đã phải ra tòa hoặc lên giàn hỏa thiêu. Đó là trường hợp của Galile và Bruno ở nước Ý vào thế kỉ 15 - 16.
Hiện tượng giờ Quan Sát nêu trên đã chứng tỏ rằng: tri thức của nền thiên văn cổ Văn Lang về nhiều mặt đã vượt xa khả năng của tri thức thiên văn học hiện đại, khi xác định một hiệu ứng vũ trụ với đơn vị thời gian nhỏ nhất là giờ ảnh hưởng đến con người.
Với nhận định trên, có thể lập luận phản bác theo những khả năng sau:
@ Nhận xét cho rằng giờ Quan Sát chỉ là kinh nghiệm dân gian, được đúc kết từ thực tế cuộc sống.
Đây chỉ là một nhận xét khiên cưỡng. Bởi vì, một hiện tượng xảy ra cho một con người là kết quả của sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Mỗi con người có những hiện tượng giống nhau lại không thể cùng sống trong một thời điểm không gian và thời gian như nhau. Trong khi đó hiệu ứng vũ trụ này tác động lên cuộc đời của con người qua đơn vị thời gian nhỏ nhất là giờ; hơn nữa hệ quả của nó lại không phải chỉ là bệnh viêm gan mà là hành vi của con người.
Nếu như tổng kết hành vi tương tự của con người để dẫn đến một kết luận về sự trùng hợp trong một số giờ sinh như giờ Quan Sát thì đây là một việc làm không thể thực hiện được trên thực tế, ở ngay trong xã hội hiện đại với tất cả những điều kiện huy động được của nhân loại. Kết luận về bệnh viêm gan liên quan đến giờ Quan Sát của
giáo sư Lê Văn Sửu chỉ là sự kiểm chứng một hiện tượng đã có sẵn.
@ Cho rằng đây chỉ là một trò chơi toán học ngẫu nhiên:
Bắt đầu từ tháng 12 ( tháng Sửu) với giờ Ngọ, sau đó cứ lùi một tháng thì lại tiến một giờ (tháng 11 – giờ Mùi)… Cho đến hết 12 giờ. Từ trò chơi ngẫu nhiên này người ta đặt ra giờ Quan Sát.
Với một lập luận như vậy, chỉ là một dạng cao cấp hơn việc làm một con toán chia 2622 năm cho 18 đời vua Hùng, ra con số hợn 145 năm và kết luận: không thể có tuổi thọ sinh học trung bình 145 năm cho đời một con người. Bởi vì, giữa một trò chơi toán học đơn giản và hệ quả của giờ Quan Sát trên con người lại hoàn toàn không có một sự liên hệ nào. Trong khi đó hiệu ứng “giờ Quan Sát” đã tồn tại trong văn minh Đông phương, cụ thể là Việt Nam đã nhiều thế kỷ.
Vì vậy, hiện tượng giờ Quan Sát nêu trên chỉ có thể giải thích một cách hợp lý là: đó là kết quả của một tri kiến thiên văn siêu việt được kết hợp với sự ứng dụng phương pháp luận của một lý thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh để lý giải cho những hiện tượng liên quan đến con người. Hiện tượng này tương tự như việc nền văn minh hiện đại sử dụng một lý thuyết khoa học để tìm hiểu hoặc lý giải các vấn đề liên quan.
Trên đây chỉ là một thí dụ để thấy rằng: việc khoa học hiện đại phát hiện ra hiệu ứng vũ trụ từ những vụ nổ của Mặt trời gây ảnh hưởng đến cuộc sống ở trái đất, thật sự là khiêm tốn so với kho tàng tri thức vũ trụ của thời Hùng Vương. Khoa học vũ trụ hiện đại có thể ước mơ hàng trăm năm sau sẽ đưa các phi thuyền tới những ngôi sao cách trái đất hàng chục năm ánh sáng. Cho dù điều viễn tưởng đó được thực hiện thì so với việc tìm ra những hiệu ứng vũ trụ ảnh hưởng đến trái đất và con người – như nền văn minh Văn Lang đã chứng tỏ – vẫn còn là một ước mơ xa xôi khó thực hiện của khoa học vũ trụ hiện đại. Phụ chương này nhằm bổ sung những yếu tố chứng tỏ thời Hùng Vương đã tồn tại gần 3000 năm và là một nền văn minh kỳ vĩ; tức là sánh ngang về thời gian và tầm vóc với những nền văn minh cổ đại trên thế giới.
Mời xem các bài khác:
Đọc và tìm hiểu về sách Chu Dịch, điều mà nảy sinh sự tồn nghi, đó là "uý thiên" và "tri thiên". Hai khái niệm này, "sợ thiên" và "biết thiên", chắc được...
Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.
Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ...
Chương II: Văn minh Văn Lang và thuật Địa lý cổ Đông Phương. Vấn đề lý luận của thuật phong thủy: Hòn đất mà biết nói năng,Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn.
Sự liên quan hành của Cục số trong Tử Vi & vận khí theo Lạc thư Hoa giáp. Sự thay đổi về hành trong vận khí hàng năm của một Hoa Giáp sẽ dẫn đến việc thay đổi rất nhiều những vấn đề liên quan...
Phụ chương: Hậu thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ lý giải một số hiện tượng liên quan. Bí ẩn Tam hợp Kim cục Tỵ Dậu Sửu: Thuyết Âm dương Ngũ hành ứng dụng trong việc tìm hiểu sự tương tác giữa...
Cội nguồn và những phương vị sai lệch trong thuật phong thủy. Do chủ đề cuốn sách không có mục đích tìm hiểu về thuật phong thủy, vì vậy chỉ xin được trình bày một số vấn đề căn bản trong phương...
Lý giải về nguyên nhân hiện tượng quẻ Cấn ở trung cung trong ứng dụng của thuật phong thủy tử văn minh Văn Lang. Trong sự ứng dụng của thuật Phong Thủy, các thầy địa lý dùng quẻ Cấn đặt ở trung...
Chương III: Thiên văn cổ Đông Phương và những hiện tượng thiên văn hiện đạiVăn minh Văn Lang và thiên văn hiện đại. Qua phần chứng minh ở trên và trong chương “Văn minh Văn Lang & thuật địa lý...
Chương IV: Van minh Văn Lang và mục đích ra đời của kinh Dịch. Một nhận định đã được chứng minh với bạn đọc rằng: thuyết Âm dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan cổ đại, lý giải từ sự hình...