Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 9

Ngày đăng: 23/06/2008 00:00:00



Bạn đọc sẽ nhận ra đây chính là biểu tượng trên quốc kỳ của nước Israel hiện đại. Biểu tượng này xuất hiện vào một thời kỳ rất xa xôi trong cổ sử. Đó chính là dấu ấn kỳ bí của vua Salomon – một vị hoàng đế vĩ đại của dân tộc Do Thái. Dấu ấn này đã được lưu truyền qua hàng thiên niên kỷ và được nhắc đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu, trong văn học nghệ thuật liên quan đến thế giới cổ đại.
Dấu ấn huyền bí này theo truyền thuyết là sức mạnh vũ trụ có khả năng huỷ diệt, phát triển và tiên tri. Cho đến nay vẫn chưa có sự khám phá nội dung của nó. Nhưng với kết cấu của đồ hình của Hậu thiên bát quái nguyên thủy – siêu công thức vũ trụ quan của người Lạc Việt đã chứng minh ở trên – thì giữa dấu ấn của Salomon và Hậu thiên bát quái nguyên thủy có một sự liên hệ sau đây:



Đồ hình trên chứng tỏ với bạn đọc những vấn đề sau:
@ Chỉ với kết cấu đồ hình Hậu thiên bát quái nguyên thủy (để tạo thành 6 cực gồm 4 quái bất dịch và 2 cụm bất dịch được tạo nên bởi 2 quái cùng hành Đoài & Tốn, Cấn & Chấn) mới có khả năng liên hệ tương ứng với dấu ấn huyền bí của vua Salomon.
@ Sự trùng khớp về nội dung giữa Bát quái Hậu thiên nguyên thủy với dấu ấn của vua Salomon đều là biểu tượng thể hiện sự tổng hợp những qui luật vận động của vũ trụ chi phối tất cả mọi hiện tượng tự nhiên, cuộc sống và con người. Hay nói một cách khác theo ngôn ngữ cổ điển như truyền thuyết về dấu ấn của vua Salomôn là: khả năng huỷ diệt, phát triển và tiên tri.


Bộ phim “Tam giác Thủy tinh” và bức thông điệp của CHÚA (CRYSTAL TRIANGLE - the forbidden revelation)


Đây thực ra chỉ là một bộ phim hoạt họa do hãng Sonny Video Software International and Movic thực hiện. Nhưng lời giới thiệu bộ phim lại mang tính tư liệu về một sự bí ẩn liên quan đến một nền văn hóa cổ và một hình tượng trong phim lại liên quan đến nội dung được trình bày trong sách này. Lời giới thiệu của bộ phim nói:


Kinh Cựu ước đã ghi nhận rằng: “Chúa đã cho Moses 10 điều răn”. Tuy nhiên, có nhiều huyền thoại ở khắp thế giới và ngay cả những sách vở cổ của Nhật Bản cũng đã nói về một bức thông điệp rất quan trọng: Một bức thông điệp khác của Chúa, hình như đã mang những lời khải minh liên quan đến tương lai của nhân loại. Bức thông điệp đó đã được đóng kín và dấu đi. Nghe nói rằng: “Kẻ nào nắm được những thông tin trong bức thông điệp đó sẽ nắm được tương lai”.


Bộ phim có nội dung về cuộc truy tìm bức thông điệp của một nhà khảo cổ Nhật Bản. Tất nhiên là gay cấn, hấp dẫn với nhiều tình tiết ly kỳ đầy tính hư cấu. Kết quả cuối cùng là người ta tìm được một cái đĩa bay (?). Nhưng sau đó cái đĩa bay nổ tung. Hết phim. Một sự kết thúc hợp lý, vì cho đến nay người ta vẫn chưa biết gì về bức thông điệp đó, mà chỉ dựa trên những thư tịch cổ nói về nó rồi dựng thành phim cho vui. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là: chiếc chìa khóa mở kho tàng bí ẩn để lấy bức thông điệp đó lại chính là biểu tượng của hai tam giác trên dấu ấn của vua Salomon. Nếu quả là dấu ấn của vua Salomon chính là chiếc chìa khóa đi tìm bí ẩn cho tương lai của nhân loại, thì chiếc chìa khóa này không nằm ở vùng Trung Đông như bộ phim đã nói đến, mà nằm ở trong nền văn minh Lạc Việt với Hậu thiên Bát quái nguyên thủy.
Đây cũng là một yếu tố nữa làm sáng tỏ hơn về tính hợp lý của đồ hình Hậu thiên bát quái nguyên thủy trong việc lý giải các hiện tượng liên quan.


Kim tự tháp & tam hợp Âm dương của Hậu thiên bát quái nguyên thủy


Từ sự liên hệ trên đây, chúng ta tiếp tục liên hệ một hiện tượng được thừa nhận tính kỳ bí trong thế giới cổ đại đó chính là Kim tự tháp của nền văn minh Ai Cập.
Trước khi đi vào sự liên hệ này, xin được trình bày với bạn đọc sự phân tích tổ hợp đồ hình Hậu thiên bát quái nguyên thủy và dấu ấn của vua Salomon thành hai phần Âm dương như sau:


@ Phần Dương gồm: Càn, Cấn – Chấn. Ly & tam giác ngược.



Trong hình này thì tổng số vạch Dương = 7; tổng số vạch âm = 5
@ Phần Âm gồm: Khôn, Đoài – Tốn, Khảm & tam giác thuận.



Trong hình này thì tổng số vạch Âm là7; tổng số vạch Dương = 5
Từ đồ hình phần Âm ở trên, liên hệ bất kỳ vào mặt chiếu đứng nào của Kim tự tháp bạn sẽ có một sự liên hệ sau đây:
Qua hình vẽ trên bạn sẽ nhận thấy ngay rằng ba đỉnh góc của Kim tự tháp nằm ở ba cực tam hợp chiếu thuộc Âm của Hậu thiên bát quái nguyên thủy gồm: Khôn, Đoài – Tốn, Khảm. Trong thuyết Âm dương Ngũ hành thì Âm thuộc hình thể. Phải chăng có sự liên quan gần gũi nào đó giữa bố cục Âm của Hậu thiên Bát quái nguyên thủy với cấu trúc hình tam giác của Kim tự tháp?


Cấu trúc 32 quẻ kép thuộc hệ thống Hậu thiên bát quái nguyên thủy và 32 lá bài Tây huyền bí.


Ngoài những hiện tượng kỳ bí được liên hệ ở trên, bố cục 32 quẻ kép có tính đối xứng của Hậu thiên bát quái nguyên thủy được trình bày ở trên còn gợi ý cho chúng ta một sự liên hệ với một hiện tượng huyền bí khác tồn tại từ lâu trong nền văn minh cổ nhân loại. Đó chính là hiện tượng sử dụng 32 lá bài Tây trong việc dự đoán tương lai. Hiện tượng bói bài Tây tồn tại từ lâu trong nền văn minh cổ Tây phương. Hiệu quả của những dự đoán do phương pháp bói bài thuyết minh đã bảo đảm cho sự tồn tại của nó hàng thiên niên kỷ trong văn minh nhân loại (hiệu quả này còn phụ thuộc vào khả năng của người dự đoán). Trong phần này chưa thể bàn đến tính khoa học hoặc phi khoa học của phương pháp bói bài. Nhưng, so sánh một trong những công dụng của Dịch là dùng để coi bói và phương pháp bói bài Tây thì chúng có một sự liên hệ trùng khớp kỳ lạ sau đây:
@ Số lượng 32 lá bài dùng để bói với 32 cặp quẻ của Hậu thiên bát quái nguyên thủy.
@ Trong một bộ bài Tây 52 lá (không tính 2 con Phăng) khi sử dụng để bói, người ta bỏ những lá bài có số từ 2 đến 6. Đây chính là độ số Cục của khoa Tử vi ( Từ Hỏa 2 cục, Mộc 3 cục, Kim 4 cục, Thổ 5 cục đến Thủy 6 cục)
@ Bát quái hậu thiên nguyên thủy liên hệ với 4 hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa; trong 32 lá bài Tây cũng gồm 4 chất là Cơ, Rô, Chuồn, Bích. Xin xem hình minh họa sau đây.
@ Nếu bạn đọc đã một lần sử dụng bài Tây để giải trí thì bạn sẽ nhận thấy sự liên hệ tính đối xứng ngược trong một lá bài Tây với tính đối xứng ngược trong cặp quẻ.



@ 4 chất Bích, Chuồn, Cơ, Rô với những thuộc tính của nó trong bói bài Tây, còn có sự trùng hợp với tính chất của các quẻ chính trong Hậu thiên bát quái nguyên thủy như sau:



Hình minh họa sự liên hệ giữa 4 hành của Hà đồ với Hậu thiên bát quái nguyên thủy & 4 chất trong bài tây


* Thuộc tính của quẻ Khảm: là ngăn trở, hiểm ác, sự âm mưu, sự thất bại và chết chóc. Đây cũng là thuộc tính của chất Bích trong bài Tây.
Trong thuyết Ngũ hành thì Thủy là hành đầu tiên sinh (Thiên nhất sinh Thủy), so với biểu tượng của con Át Bích cũng là con Át được trang trí công phu hơn cả.
* Thuộc tính của quẻ Chấn thuộc Mộc: biểu tượng của mùa xuân, sự phát triển dồi dào, may mắn. Đây cũng là thuộc tính của chất Chuồn trong bài Tây. Biểu tượng của chất Chuồn cũng là biểu tượng của cây, hoa.
* Thuộc tính của Đoài, hành Kim: sự vui vẻ, may mắn và tin tức. Đây cũng là thuộc tính của chất Rô trong bài Tây.
* Thuộc tính của chất Cơ: mang tính tình cảm, những quan hệ xã hội cũng trùng hợp với tính chất của quẻ Ly. Cơ mang hình tượng của trái tim. Trong Đông y, Ly cũng là biểu tượng của trái tim (quân Hỏa).
* Sự sắp xếp của Hậu thiên Bát quái nguyên thủy với trục Càn Khôn gần trùng khớp hoàn toàn với trục địa cầu chia đồ hình Hậu thiên Bát quái nguyên thủy thành hai phần Âm dương là: Càn, Đoài - Tốn, Ly (Dương) và Khảm, Cấn - Chấn, Khôn (Âm) thì trong cách sắp xếp tương ứng trùng hợp của 4 chất bài Tây ở trên cũng thành hai phần đỏ đen tương ứng (Âm dương) rõ rệt.
@ Ngoài sự trùng khớp về hình thức trình bày ở trên thì còn là sự trùng hợp về mục đích sử dụng của 32 lá bài Tây với một trong những công dụng của Hậu thiên bát quái nguyên thủy là dùng để dự đoán tương lai.
@ Trong phần phụ chương “Dấu ấn Hà đồ trong cổ thư chữ Hán trước Tần” đã lưu ý bạn đọc về sự ứng dụng độ số Âm trong hành Thủy và Mộc (Thủy 6 - mùa đông; Mộc 8 - mùa xuân) và độ số Dương trong hành Hỏa và Kim (Hỏa 7 - mùa hạ, Kim 9 - mùa thu) trong các cổ thư trước Tần là: Hoàng đế nội kinh, Lã Thị Xuân Thu, Lễ Ký. Liên hệ với chất Bích và Chuồn màu đen (thuộc Âm) thuộc hai hành Thủy và Mộc; Rô và Cơ màu đỏ (thuộc Dương) thuộc hai hành Kim và Hỏa, ta lại thấy một sự trùng khớp nữa trong sự liên hệ giữa các chất trong bài tây liên quan đến thuyết Âm dương - Ngũ hành, cụ thể là Hà đồ và Hậu thiên Bát quái nguyên thủy.
Sự trùng hợp về hình thức, số lượng và mục đích chỉ khác nhau về phương pháp thực hiện trong việc dự đoán tương lai của bói bài Tây và kinh Dịch, có khả năng dẫn đến một ý tưởng trong sự liên hệ bổ sung lẫn nhau về mặt nội dung của các quẻ trong kinh Dịch với những hiện tượng liên quan đến con người trong việc dự đoán tương lai.
Như vậy, với đồ hình Hậu thiên Bát quái nguyên thủy được minh chứng từ nền văn minh Văn Lang, không những lý giải được những vấn đề liên quan thuộc phạm trù kinh Dịch mà còn có khả năng liên hệ lý giải với những nền văn minh cổ đại khác đồng thời. Phụ chương này bổ sung cho tính hợp lý và nhất quán của đồ hình Hậu thiên Bát quái nguyên thủy.


Nền văn minh cổ Sumer & Hậu thiên Bát quái nguyên thủy


Ngành khảo cổ đã phát hiện di tích của một nền văn minh tối cổ so với các nền văn minh được biết đến từ trước đến nay. Đó là nền văn minh Sumer ở khu vực Lưỡng hà, có niên đại ước tính khoảng 4000 năm trước CN. Tại đây, người ta đã tìm thấy những bản văn bằng đất sét, trên đó ghi nhận những hiện tượng rất đáng chú ý. Một trong những nội dung của nó, ghi nhận một hiện tượng bí ẩn liên quan đến vấn đề được đặt ra như sau:


Ai là kẻ thanh cao trên trời?
Chỉ có ba.
Ai là kẻ thanh cao dưới đất?
Chỉ có ba.(*)


* Chú thích: đoạn thơ trên trích lại trong sách “Lịch sử triết học Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại”, Tiến sĩ Vũ Quang Hà, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.


Từ bản văn này, liên hệ với các hiện tượng trong kinh Dịch & Hậu thiên Bát quái nguyên thủy, chúng ta sẽ thấy những sự trùng khớp như sau:
@ Ý niệm về Trời – Đất là những biểu tượng bao trùm và là những thuộc tính của Âm dương khi vũ trụ đã hình thành. Trời & Đất được nhắc đến nhiều lần trong kinh văn của kinh Dịch.
@ Với câu “Trên trời chỉ có 3”, “dưới đất chỉ có 3”, có thể hiểu là con số có giá trị biểu tượng cho ý nghĩa căn nguyên bao trùm của một hệ tư tưởng vũ trụ quan. Điều này cũng có sự liên hệ với đồ hình Hậu thiên Bát quái nguyên thủy như sau:



Con số “ba” huyền bí không phải chỉ duy nhất có trong bản văn của nền văn minh Sumer. Chúng ta còn có thể tìm thấy ở nhiều bản văn cổ khác, hoặc ở cả những hình tượng thuộc các nền văn minh cổ đại khác nhau, như: Chúa ba ngôi, ba cạnh của một mặt Kim tự tháp, tượng Phật ba mặt… Ngay cả trên một số di vật đồng tìm thấy thuộc nền văn minh Lạc Việt cũng có hình tượng liên quan đến con số “ba”, như hình ảnh ba con hươu trên trống đồng. Trong Nam Hoa kinh của Trang tử, chúng ta cũng tìm thấy ý tưởng thoát tục để tiêu dao “sáu cõi”. Tất cả những hiện tượng đó đều có thể giải thích bằng biểu tượng của Hậu thiên Bát quái nguyên thủy, tức là biểu tượng của sự vận động vũ trụ, sau khi trời đất đã hình thành và con người đã xuất hiện để nhận thức nó.
Còn một nền văn minh cổ đại được phát hiện gần đây có liên quan đến những tri kiến vũ trụ kỳ vĩ, đó là nền văn minh Maya. Do chưa có tư liệu về nền văn minh này nên chỉ xin đặt vấn đề một cách chung nhất về khả năng lý giải liên hệ. Bởi vì, cho đến ngày nay (nếu chưa có phát hiện nào mới) thì những nền văn minh cổ đại lớn trên thế giới đều để lại những dấu ấn về những tri kiến vũ trụ kỳ vĩ. Nhưng duy nhất có nền văn minh Văn Lang có hẳn một hệ thống lý thuyết vũ trụ quan lý giải những bí ẩn của vũ trụ theo cái nhìn của thuyết Âm dương – Ngũ hành.
Do đó, nếu chân lý là sự tồn tại khách quan và duy nhất, thì thuyết Âm dương Ngũ hành và siêu công thức Bát quái nguyên thủy – thuộc về văn minh Văn Lang kỳ vĩ, dưới thời trị vì của các vua Hùng, tổ tiên người Việt Nam hiện nay – là học thuyết vũ trụ quan duy nhất còn lại từ thời cổ đại trong văn minh nhân loại sẽ lý giải tất cả; hoặc là nó chẳng có nói lên được điều gì.
Trên đây chỉ là sự liên hệ trùng khớp những hiện tượng thuộc các nền văn minh cổ đại lớn trên thế giới. Những vấn đề thuộc thuyết Âm dương Ngũ hành và siêu công thức Hậu thiên bát quái nguyên thủy chưa phải là một sự minh chứng về những mối liên hệ bản chất của những hiện tượng trùng khớp đã trình bày. Tuy nhiên, những hiện tượng trùng khớp trên đã dẫn đến một ý tưởng về sự tồn tại trong quá khứ xa xôi:


Phải chăng đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ của nhân loại. Nền văn minh đó đã bị huỷ diệt và những bộ phận khác nhau còn sống sót của nhân loại đã giữ lại những mảnh vụn khác nhau về một thời hoàng kim của loài người?


Phải chăng, điều này đã được ghi lại trong thần thoại, cổ tích của hầu hết những dân tộc có nền văn minh lâu đời vàtrong kinh Cựu ước. Trong bản văn cổ của nền văn minh Sumer (được coi là bản văn cổ nhất, có trước kinh Cựu ước) cũng ghi nhận như sau:


Cơn mưa lớn bảy ngày bảy đêm.
Cầy xới trên mặt đất.
Một quá khứ chìm sâu.
Sự im lặng bao trùm tất cả
Mọi người thành đất sét.(*)


* Chú thích: đoạn thơ trên trích lại trong sách “Lịch sử triết học Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại”, sách đã dẫn.


Ông Khiết và chòm sao Tiểu Hung Tinh
Biểu tượng của nền văn minh Khoa Đẩu
với tri kiến vũ trụ kỳ vĩ




Mời xem các bài khác:



  1. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Lời giới thiệu

  2. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Lời nói đầu

  3. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần dẫn nhập

  4. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 1

  5. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 2

  6. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 3

  7. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 4

  8. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 5

  9. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 6

  10. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 7

  11. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - Phụ chương

  12. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II

  13. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 1

  14. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 2

  15. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 3

  16. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 4

  17. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 5

  18. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 6

  19. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 7

  20. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 8

  21. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - Lời kết

  22. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III

  23. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 1

  24. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 2

  25. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 3

  26. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 4

  27. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 5

  28. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 6

  29. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 7

  30. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - Phụ chương

  31. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV

  32. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 1

  33. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 2

  34. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 3

  35. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 4

  36. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 5

  37. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 6

  38. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 7

  39. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 8

  40. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần IV - 10

  41. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần IV - 11

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc sách Chu Dịch ( 09/08/2010)

Đọc và tìm hiểu về sách Chu Dịch, điều mà nảy sinh sự tồn nghi, đó là "uý thiên" và "tri thiên". Hai khái niệm này, "sợ thiên" và "biết thiên", chắc được...

Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.

Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ...

Chương II: Văn minh Văn Lang và thuật Địa lý cổ Đông Phương. Vấn đề lý luận của thuật phong thủy: Hòn đất mà biết nói năng,Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn.

Sự liên quan hành của Cục số trong Tử Vi & vận khí theo Lạc thư Hoa giáp. Sự thay đổi về hành trong vận khí hàng năm của một Hoa Giáp sẽ dẫn đến việc thay đổi rất nhiều những vấn đề liên quan...

Phụ chương: Hậu thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ lý giải một số hiện tượng liên quan. Bí ẩn Tam hợp Kim cục Tỵ Dậu Sửu: Thuyết Âm dương Ngũ hành ứng dụng trong việc tìm hiểu sự tương tác giữa...

Cội nguồn và những phương vị sai lệch trong thuật phong thủy. Do chủ đề cuốn sách không có mục đích tìm hiểu về thuật phong thủy, vì vậy chỉ xin được trình bày một số vấn đề căn bản trong phương...

Lý giải về nguyên nhân hiện tượng quẻ Cấn ở trung cung trong ứng dụng của thuật phong thủy tử văn minh Văn Lang. Trong sự ứng dụng của thuật Phong Thủy, các thầy địa lý dùng quẻ Cấn đặt ở trung...

Chương III: Thiên văn cổ Đông Phương và những hiện tượng thiên văn hiện đạiVăn minh Văn Lang và thiên văn hiện đại. Qua phần chứng minh ở trên và trong chương “Văn minh Văn Lang & thuật địa lý...

Phụ chương: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và các chòn sao Thiên Cực BắcQua các phần trích dẫn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng các chòm sao thiên cực bắc – theo các nhà khoa học – lần lượt...