Bài thuốc phòng, chữa viêm phế quản cấp

Ngày đăng: 18/11/2014 00:00:00

Mùa thu đông, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh nhau rất nhiều, độ ẩm cũng giảm dần nên dẫn đến khô hanh. Ðây cũng là thời điểm dễ sinh bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản. Theo Ðông y, lúc đầu tà vào phần vệ khí sau đó vào phần phế khí. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh.


Khi tà vào phần vệ khí: người bệnh hơi sốt, hơi sợ lạnh, nhức đầu, ra mồ hôi ít, ho khan hay ho ít đờm mà dính, mũi khô, họng khô, lưỡi đỏ, khát nước, rêu lưỡi trắng, mạch sác. Phép chữa: Tân lương nhuận phế. Dùng một trong các bài:


Bài 1: tang chi 8g, hạnh nhân 16g, sa sâm 12g, bối mẫu 8g, hương xị 8g, chi bì 8g, lệ bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: thanh táo nhiệt, nhuận phế chỉ khái. Trị ho ít đờm, họng khô khát, phế táo, viêm đường hô hấp trên.



Bài thuốc phòng, chữa viêm phế quản cấp


Huyệt xích trạch.





Bài 2: hạnh nhân 10g, liên kiều 10g, bạc hà 4g, tang diệp 12g, cúc hoa 8g, cát cánh 10g, cam thảo 4g, lô căn 10g. Sắc uống. Trị phong ôn mới phát, ho, sốt, cảm cúm, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp.


Nước la hán hạnh nhân: la hán 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền đập vụn, hạnh nhân giã dập, cùng sắc lấy nước, thêm chút đường uống. Ngày 1 lần sắc hãm. Dùng cho người viêm khí phế quản, cảm mạo, ho có đờm.



Bài thuốc phòng, chữa viêm phế quản cấp


Huyệt hợp cốc.





Hạnh lê ẩm: hạnh nhân 10g, lê to 1 quả. Lê gọt vỏ thái lát; cả hai thứ nấu chín. Thêm chút đường phèn khuấy cho tan đều. Dùng cho người viêm khí phế quản cấp tính dạng viêm khô, sốt, ho khan ít đờm.


Khi tà vào phần phế khí: người bệnh sốt, ho nhiều, không đờm, suyễn, mũi họng khô, bực dọc, khát, nhức đầu, rêu lưỡi khô trắng mỏng, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ thẫm, mạch phù sác. Phép chữa: Thanh phế nhuận táo chỉ khái. Dùng một trong các bài:


Bài 1: Thanh táo cứu phế thang: a giao 16g, hồ ma nhân 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g, đảng sâm 12g, mạch môn 16g, hạnh nhân 12g, tỳ bà diệp (bỏ lông chích mật) 8g. Sắc uống ngày 1 thang.



Bài thuốc phòng, chữa viêm phế quản cấp


Huyệt thái uyên.





Bài 2: tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, lá tre 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, thạch cao 16g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.


Nhuận phế tán: qua lâu 1 quả bỏ hạt tán mịn, trộn với bột củ năn thành bánh nướng chín vàng tán bột. Cho uống mỗi lần 3g. Hòa với nước sôi thêm đường cho uống ngày 3 lần. Dùng cho trẻ em ho khan do viêm khí phế quản, sốt, ho gà dài ngày.


Lê hấp đường phèn bối mẫu: lê to 1 quả, xuyên bối mẫu 3g, đường phèn 6g. Lê gọt vỏ, tách bỏ hạt, bối mẫu tán bột; cho vào cùng hầm chín, ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khô khí phế quản ho ít đờm, lao phổi, ho khan, ho gà, ho do dị ứng, viêm họng.



Bài thuốc phòng, chữa viêm phế quản cấp


Bạc hà là vị thuốc trị viêm phế quản khi tà vào phần vệ khí.





Cháo trúc lịch: nước ép tre vầu tươi 100ml, gạo tẻ 80 - 100g. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho trúc lịch vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người viêm khí phế quản có sốt, ho đờm ít vàng dính, đau tức vùng ngực, đờm lẫn máu, khó thở.


Hạnh nhân ướp đường phèn: hạnh nhân 30g, đường phèn 30g. Hạnh nhân đập bỏ vỏ cứng, cùng đường phèn nghiền đập vụn trộn. Sáng chiều mỗi lần ăn 9g. Dùng cho người viêm khí phế quản mạn, ho khan dài ngày, đờm dính.


Kết hợp châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt hằng ngày: trung phủ, phế du, xích trạch, thái uyên, hợp cốc, khúc trì. Mỗi huyệt từ 1 - 2 phút.



Vị trí huyệt


Trung phủ: Dưới cuối ngoài xương đòn gánh khoảng 1 thốn, hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 6 tấc.


Phế du: Dưới gai đốt sống lưng 3, đo ngang ra 1,5 tấc.


Xích trạch: Gấp nếp khủy tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.


Thái uyên: Trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.


Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.


Khúc trì: Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.


Bài viết cùng chuyên mục

Làm thế nào có thể phòng dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh một cách đơn giản, an toàn, ít tốn kém nhưng vẫn hiệu quả? Trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19 như hiện nay, ai trong chúng ta...

Tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chấm dứt sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc là một việc cấp bách. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc phản ánh sai thực tế những tác dụng của...

Tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chấm dứt sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc là một việc cấp bách.

Theo y học cổ truyền, những thực phẩm màu đen rất có lợi cho sức khoẻ, nhất là vào mùa Đông.

Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng.

Dưa hấu vốn có quê hương ở châu Phi. Do giống dưa này được đưa sang Trung Quốc từ phía Tây Vực nên người Trung Quốc gọi là "dưa Tây".

Quả quýt trông rất đẹp mắt, vừa là loại quả ngon vừa là vị thuốc quý. Múi quýt ăn ngọt thơm, giàu chất bổ. Cổ nhân từng gọi quýt là "ngọc màu vàng", từng có nhiều bài thơ, bài văn nói về...

Việc ăn lê giúp nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng, nhuận tràng, chữa nhọt, giã rượu với hiệu quả khá cao.

Chuối tiêu từng được mệnh danh là "quả trí tuệ".

LTS: "Từ xa xưa, trái cây - loại thực phẩm rất dồi dào ở Việt Nam - đã được các thầy thuốc sử dụng làm thuốc. Khi được dùng chữa bệnh, nó chẳng những ít gây tác dụng phụ như tân dược mà còn có...