Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây - Quýt: Từ quả đến lá đều là vị thuốc hay

Ngày đăng: 09/11/2014 00:00:00

Quả quýt ăn ngon, vừa là loại thuốc quí. Múi quýt ngọt thơm, giàu dinh dưỡng. Cổ nhân từng gọi quýt là "ngọc màu vàng".

Theo tiếng Hán, quýt đồng âm với "Cát" có nghĩa là may mắn và đoàn tụ. Ở nhiều địa phương Trung Quốc, trong đêm Tân hôn, cô dâu, chú rể được cho ăn quýt với mong muốn sớm sanh được quí tử.

Về y học, từ múi quýt đến vỏ quýt, hạt quýt, xơ, múi, lá quýt đều là những vị thuốc nổi tiếng. Vỏ quýt đông y gọi là trần bì, tức vỏ cũ, do khi dùng làm thuốc thì tốt nhất là dùng ở dạng khô cũ, càng để lâu càng tốt. Trần bì tính ấm, có tác dụng kiện vị (khoẻ dạ dày), long đờm, trị ho, trị phong, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị. Qua nghiên cứu, y học hiện tại đã chứng minh trong vỏ quýt có tinh dầu thơm Gluccoxit orange, aldehit lemon, acid béo..., có tác dụng hưng phấn tim, ức chế vận động của dạ dầy, ruột và tử cung... Glucoxit orange có tác dụng giống vitamine P, làm giảm độ giòn của mao mạh máu, phòng xuất huyết. Vỏ quýt còn là vị thuốc tốt, điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đặc biệt là có công hiệu đối với các chứnh bệnh tỳ vị, khí trệ, chướng bụng, rối loạn tiêu hoá, kém ăn, buồn nôn, ho nhiều đờm, khó chịu trong lồng ngực...




Múi quýt có thành phần dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sức khoẻ, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, acid hữu cơ, chất khoáng....Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dầy, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm...ăn quýt rất có lợi.

Xơ quýt có vị đắng, tính bình, có vitamin P, giúp phòng chữa cao huyết áp, rất có ích với người cao tuổi. Quýt cũng có tác dụng điều hoà khí, tan đờm, thông lạc, thông kinh, thường dùng các chứng khí trệ kink lạc, ho tức  ngực, ho ra máu...

Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hoà khi, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu...

Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thủng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.

Vỏ quýt xanh tính ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trợ gan, phá khí, tan u cục, tiêu tích trệ, dùng chữa các chứng đau chướng mạng sườn, sa nang, cương vú, u cục vú, đau dạ dầy, ăn khó tiêu, sốt rét lâu ngày thành báng bụng.

Quýt chẳng những nhìn đẹp mắt, có mùi thơm, dùng làm cây cảnh, ăn quả lại ngon, bổ. Mọi bộ phận của cây quýt đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, quả đóng hộp làm mứt, vỏ xấy khô chưng cất thành tinh dầu...đều được.

Các bài thuốc chữa bệnh bằng quýt

Trong y học cổ truyền từ múi, cho đến hạt, xơ và vỏ quýt đều là những vị thuốc hay. Trong đó vỏ quýt còn gọi là trần bì, là thành phần được dùng nhiều nhất trong các bài thuốc. Riêng hạt quýt còn có công dụng chữa trị chứng sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa...

Chữa cảm mạo

Vỏ quýt tươi 30 gr,
phòng phong 15 gr,

đổ 3 cốc nước, sắc lấy hai cốc, hoà đường trắng uống lúc nóng một cốc, sau nửa giờ hâm nóng uống tiếp 1 cốc còn lại.

Chữa nôn mửa

Vỏ quýt 10 gr,
lá tỳ bà 15 gr,

bọc vải sắc nước uống.

Viêm tuyến sữa

Hạt quýt tươi 30 gr, cho ít rượu, rang khô, đổ nước sắc uống.

Đau lạnh bụng

Trần bì 6 gr,
ô dược 3 gr,
gừng 3 gr,

sắc uống.

Kém ăn

Trần bì 6 gr,
tiêu tam tiên 6 gr,
kê nội kim (màng mề gà) 6 gr sắc uống.

Đau chướng mạng sườn

Xơ quýt (cát lạc) 10 gr, vỏ quýt xanh 10 gr, hương phụ 10 gr, sắc uống.

Chữa sưng đau tinh hoàn

Lấy một lượng hạt quýt và tiểu hồi bằng nhau, đem sao vàng, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 4 - 6 gr

Chữa ho có đàm

Dùng 10 gr vỏ quýt (Trần bì & đờm vướng họng)

xuyên bối mẫu 15 gr (Xuyên bối mẫu là vị thuốc trừ ho, tiêu đờm)

15 gr tỳ bà diệp (trị ho, tiêu đàm)

đem nấu nước để uống

Chữa chứng đau dạ dày lạnh gây nôn

Lấy 8 gr vỏ quýt,

6 gr sa nhân

và 3 lát gừng tươi

cho vào cùng lượng nước vừa đủ, để nấu lấy nước uống lúc còn nóng ấm.

Chữa tiêu hoá kém

Dùng 8 gr vỏ quýt,
4 gr bán hạ,
4 gr phục linh,
2 gr cam thảo, cho vào cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chia làm hai lần, dùng trong ngày lúc còn nóng ấm.

Bài viết cùng chuyên mục

Làm thế nào có thể phòng dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh một cách đơn giản, an toàn, ít tốn kém nhưng vẫn hiệu quả? Trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19 như hiện nay, ai trong chúng ta...

Tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chấm dứt sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc là một việc cấp bách. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc phản ánh sai thực tế những tác dụng của...

Tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chấm dứt sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc là một việc cấp bách.

Theo y học cổ truyền, những thực phẩm màu đen rất có lợi cho sức khoẻ, nhất là vào mùa Đông.

Mùa thu đông, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh nhau rất nhiều, độ ẩm cũng giảm dần nên dẫn đến khô hanh.

Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng.

Dưa hấu vốn có quê hương ở châu Phi. Do giống dưa này được đưa sang Trung Quốc từ phía Tây Vực nên người Trung Quốc gọi là "dưa Tây".

Việc ăn lê giúp nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng, nhuận tràng, chữa nhọt, giã rượu với hiệu quả khá cao.

Chuối tiêu từng được mệnh danh là "quả trí tuệ".

LTS: "Từ xa xưa, trái cây - loại thực phẩm rất dồi dào ở Việt Nam - đã được các thầy thuốc sử dụng làm thuốc. Khi được dùng chữa bệnh, nó chẳng những ít gây tác dụng phụ như tân dược mà còn có...