RAU SAM VÀ NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI

Ngày đăng: 25/06/2014 00:00:00

Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam cũng khá phổ biến ở châu Âu, người Hà Lan dùng làm dưa chua, người Pháp rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt, hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu dấm... Ngoài ra, rau sam còn là một phương thuốc độc đáo ít người biết đến.

Rau sam thường mọc như cỏ, bạn có thể dễ dàng nhổ ở trong vườn. Rau sam là loại có tán lá rộng, phát triển mạnh vào mùa hè và sống ở lớp đất bề mặt có cỏ mọc. Muốn xác minh là rau sam, hãy kiểm tra lá của chúng. Lá rau sam thông thường hình ovan và mượt, dày thịt và có màu như màu ngọc bích, mọc bò với cành phân nhánh nếu cây mọc đơn độc, nhưng nếu mọc tụ từng đám thì thân lại cố vươn lên thẳng đứng. Lá dày hình thuôn, dài khoảng 1-2,5cm, hoa rất nhỏ, màu vàng lưỡng tính, mọc ở ngọn cành. Hạt nhỏ, màu đen, có thể giữ được khả năng nẩy mầm đến 7 năm (khi tồn trữ). Hoa sam thường nở vào mùa xuân hay thu. Cây thích hợp với những vùng đất xốp và nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều.

Có hai loại rau sam, loại mọc hoang và loại được trồng. Loại mọc hoang thường mọc bò và chỉ cao dưới 50cm, lá xanh, cọng đỏ tím. Loại nuôi trồng lá có kích thước lớn hơn và thường màu vàng xanh. Những loại thường gặp nhất là:

- Rau sam xanh (Green Purslane): đây là giống nguyên thủy mọc hoang, có khuynh hướng mọc thẳng đứng hơn bò lan.

- Rau sam vàng (Golden Purslane): có lá màu vàng nhạt, khi nấu chín thì mùi vị giống loại trên.

- Rau sam vàng lá to (Portulaca Grandiflora): Lá dày và to gần như gấp đôi hai giống trước.

Rau Sam là loại cây có nhiều dinh dưỡng. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ: Rau sam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy: trong rau sam tươi có 1% muối kali, trong rau khô có 10%.Các nhà Dược học Pháp phát hiện trong rau sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic. Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào - yếu tố chủ yếu của sức sống trong cơ thể.

Tác dụng các axit béo Omega 3 trong bảo vệ tim mạch đã được chứng minh rộng rãi, ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như: ngăn ngừa hay điều trị bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn hệ thống thần kinh, các bệnh chức năng… Trong lá rau sam có nhiều chất chống oxy hoá. Các chất này tăng cường tác dụng bảo vệ các axit béo Omega 3 ở tế bào bằng cách tách các gốc tự do. Để làm thuốc, nên chọn sam loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô.

Rau sam có thể ngăn chặn kết tập tiểu cầu, co thắt mạch vành và huyết khối, nên có tác dụng trong việc phòng chống và điều trị bệnh tim mạch. 

1. Tác dụng làm lành vết thương

Khi bị thương, nếu lấy lá sau ram giã nhỏ dể đắp lên vết thương thì vết thương sẽ lành nhanh hơn. Lá rau sam giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non. Đối với các vết thương nhẹ, các chấn thương ở xương,… ta có thể lấy nước chắt rau sam thoa lên vết thương, hay đắp lá tươi giã nhuyễn, hoặc sắc nước sam đặc để uống. Nếu là các vết thương ngoài thì có thể bôi rượu rau sam.

Trường hợp vết thương nặng như vết loét bị hư thối thì nên cho lá rau sam phơi khô vào hấp mềm, rồi cho vào túi vải ẩm, buộc kín, chườm lên vết thương trong vòng 2 đến 3 tiếng. Không được dùng túi vải khô và nguội. Cũng có thể đắp trực tiếp lá sam đã hấp mềm lên vết thương, nhưng chú ý chỉ dùng lá sam ẩm.

2. Tác dụng chống lão hóa

Tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) nghiên cứu đã cho thấy: 100g lá sam tươi chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Kết quả đó cho thấy rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa.

3. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

4. Tác dụng diệt khuẩn

Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.

5. Tác dụng của rau sam trên cơ tử cung

Rau sam có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung. Thử nghiệm ở phụ nữ sau sinh cho uống chiết xuất này thì thấy cường độ co bóp của tử cung gia tăng. Tuy nhiên, rau sam gây co bóp tử cung nên không được dùng nước ép rau sam cho người có thai.

6. Tác dụng diệt giun sán 

Khi bạn bị chứng sán xơ mít, cách tốt nhất là dùng rau sam tươi sắc lấy nước đặc. Sau đó hòa nước sam với một ít giấm và muối để uống. Thời gian uống công hiệu nhất là vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn uống gì. Uống như vậy vài ngày liền sẽ có tác dụng tẩy sán rất tốt. Còn đối với bệnh giun kim, mỗi ngày nên dùng 50-100g rau sam tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt uống, chừng 5-7 ngày sẽ kết quả. Lưu ý không dùng rau sam chữa khi đang bị tiêu chảy.

7. Chữa sỏi thận và các bệnh đường tiểu 

Cho một nắm lá sam tươi hoặc khô vào ấm, rồi ủ trong nước sôi trong vòng 5 phút là ta đã có một ấm trà sam. Uống trà sam nóng thường xuyên giúp thông tiểu và lợi tiểu. Nếu bị sỏi thận, bạn hãy uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài. Bạn đừng sợ khi nước tiểu có màu như nước trà, và đặc như máu vì đó chính là dấu hiệu chứng tỏ các chất độc trong cơ thể bạn đang được bài tiết ra ngoài đấy! 

Còn khi bị viêm cầu thận, viêm bàng quang,… thì bạn nên ngâm 100g rau sam vào nước nóng trong vòng một đêm. Sau đó đun sôi, đổ vào chậu tắm hay bồn tắm. Ngâm mình trong bồn nước sam ấm từ 10 đến 20 phút cho tới khi vã mồ hôi, chắc chắn bạn sẽ khoẻ khoắn lên bộn phần.

8. Chữa bệnh nan y

Đối với các bệnh khó chữa như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận,… uống nước rau sam sẽ có hiệu quả rõ rệt. Bởi trong rau sam chứa từ 3 - 16% axit silic, và các chất hàm chứa trong rau sam có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh nan y.

Thực tế đã chứng minh rau sam có tác dụng loại bỏ những mầm mống gây bệnh này và giúp loại bỏ các bộ phận bị hoại thư. Bên cạnh cách uống nước rau sam còn có thể áp dụng cách chườm rau sam nóng như đã trình bày ở trên.

Lưu ý, chống chỉ định dùng rau sam với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy và phụ nữ có thai.

Bài viết cùng chuyên mục

Làm thế nào có thể phòng dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh một cách đơn giản, an toàn, ít tốn kém nhưng vẫn hiệu quả? Trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19 như hiện nay, ai trong chúng ta...

Tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chấm dứt sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc là một việc cấp bách. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc phản ánh sai thực tế những tác dụng của...

Tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chấm dứt sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc là một việc cấp bách.

Theo y học cổ truyền, những thực phẩm màu đen rất có lợi cho sức khoẻ, nhất là vào mùa Đông.

Mùa thu đông, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh nhau rất nhiều, độ ẩm cũng giảm dần nên dẫn đến khô hanh.

Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng.

Dưa hấu vốn có quê hương ở châu Phi. Do giống dưa này được đưa sang Trung Quốc từ phía Tây Vực nên người Trung Quốc gọi là "dưa Tây".

Quả quýt trông rất đẹp mắt, vừa là loại quả ngon vừa là vị thuốc quý. Múi quýt ăn ngọt thơm, giàu chất bổ. Cổ nhân từng gọi quýt là "ngọc màu vàng", từng có nhiều bài thơ, bài văn nói về...

Việc ăn lê giúp nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng, nhuận tràng, chữa nhọt, giã rượu với hiệu quả khá cao.

Chuối tiêu từng được mệnh danh là "quả trí tuệ".