Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 09/12/2012 00:00:00
BẢN CHẤT SỰ PHỔ BIẾN CỦA HIỆN TƯỢNG THAM NHŨNG
I. Bản chất sự phổ biến của hiện tượng tham nhũng trong xã hội và biện pháp phòng chống.
Để chống lại sự phổ biến nạn tham nhũng, tôi nghĩ rằng cần phải hiểu rõ bản chất phát sinh vấn nạn này trong xã hội. Nếu không xác định được bản chất này thì mọi phương pháp chống tham nhũng đều chỉ có tính đối phó, chắp vá và trở nên vô ích.
Trong lịch sử văn minh nhân loại, tham nhũng chưa bao giờ là nguyên nhân trực tiếp gây nên sự tồn vong của một chế độ. Tuy nhiên, đó lại là nhân tố tác động gián tiếp quan trọng, trong việc làm tan rã bất cứ một thể chế nào. Hay nói rõ hơn, sự phổ biến hiện tượng tham nhũng là chỉ là dấu hiệu báo trước cho sự tồn vong của một chế độ, nếu như không khắc phục được vấn nạn này.
Thực tế lịch sử văn minh nhân loại là cơ sở xác định bản chất của sự phổ biến của nạn tham nhũng theo cái nhìn từ góc độ của Lý học Đông phương.
Trước khi nói về bản chất của sự phổ biến hiện tượng tham nhũng, chúng ta xem xét vài ý kiến tiêu biểu của các nhà nghiên cứu về vấn đề này, như là điều kiện phản biện để chứng minh.
I/ 1. Một số nhận định tiêu biểu về bản chất của sự phổ biến nạn tham nhũng trong xã hội.
Có nhiều nhận định về bản chất của sự phổ biến hiện tượng tham nhũng. Nhưng có hai nhận định đáng chú ý sau đây:
1.a. Nhiều người cho rằng bản chất tham nhũng xuất phát từ lòng tham của con người.
Đây là một nhận định sai. Vì nó không phản ánh sự phổ biến hiện tượng tham nhũng, khi lòng tham của con người là một hiện tượng tự nhiên, nó cũng giống như sự tồn tại của chính con người. Do đó, mặc dù lòng tham luôn hiện hữu trong mỗi con người, nhưng thực tế lịch sử xã hội phát triển của xã hội loài người thì không phải lúc nào cũng có sự phổ biến của hiện tượng tham nhũng. Nó chỉ có tính giai đoạn trong từng chặng đường lịch sử. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ rằng - dù với bất cứ thể chế chính danh nào - có lúc hiện tượng tham nhũng chỉ thể hiệt rất cá biệt trong xã hội, có lúc trở thành hiện tượng phổ biến. Thực tế này đã bác bỏ nguyên nhân cho rằng "lòng tham của con người" là bản chất của sự phổ biến hiện tượng tham nhũng trong xã hội.
Thực tế lịch sử đã thẩm định đây là một kết luận sai.
1/ b. Có ý kiến cho rằng tham nhũng là do bản chất của thể chế chính trị.
Đây cũng là ý kiến sai theo nhận định của tôi. Thực tế trong lịch sử tiến hóa của nhân lọai cũng đã cho thấy sự phổ biến hiện tượng tham nhũng, có trong bất cứ thể chế chính trị nào trong lịch sử văn minh nhân loại. Điều này chứng tỏ rằng tham nhũng không phải là một sản phẩm riêng của một chế độ chính trị nào.
Như vậy có thế nói rằng sự phổ biến của nạn tham nhũng trong một tổ chức xã hội, không phải lệ thuộc vào lòng tham con người và bản chất của thể chế đó.
1/c. Có ý kiến cho rằng thiếu tính minh bạch gây nên sự phổ biến hiện tượng tham nhũng.
Đây lại là một ý kiến sai, khi mà mọi thể chế chính trị đều có tham nhũng. Thì sự minh bạch hay không, không phản ánh bản chất sự phổ biến hiện tượng tham nhũng.
I.2. Bản chất của sự phổ biến hiện tượng tham nhũng:
Trước hết chúng ta cần định danh để phân biệt nội dung của hai cụm từ trong nội dung này:
a/ Hiện tượng tham nhũng: Hiện tượng mang tính trục lợi của cá nhân, hoặc nhóm người có quyền lực, hoặc lợi dụng quyền lực.
b/ Sự phổ biến hiện tượng tham nhũng trong xã hội: Là sự phổ biến hiện tượng tham nhũng trong hầu hết các mối quan hệ xã hội. Bài viết này chủ yếu trình bày về "Sự phổ biến hiện tượng tham nhũng trong xã hội".
2/1. Vấn đề đầu tiên có tính tiền đề của tôi xác định rằng:
Tham nhũng là hiện tượng chỉ nảy sinh trong mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội có tổ chức với những hình thái ý thức xã hội.
Từ tiền đề này mặc nhiên xác định rằng: sự xuất hiện phổ biến của hiện tượng tham nhũng trong một xã hội, nằm trong mối tương quan giữa những hình thái ý thức xã hội và những mối quan hệ xã hội được phát triển trên cơ sở phát triển kinh tế.
Đây là điều mà Lý học Đông phương gọi là "Cân bằng Âm Dương" hoặc "mất cân bằng Âm Dương" - một khái niệm bí ẩn từ khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử từ thế kỷ thứ III trước CN. Khái niệm này lần đầu tiên được ghi nhận trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, trong "Trần Bình thế gia". Sau đó, còn xuất hiện trong Đại Việt sử ký toàn thư vào cuối kỷ nhà Trần, đoạn Bùi Cẩm Hổ đối thoại với Tể tướng Trần Khắc Chân.
Theo sự nghiên cứu của tôi thì khái niệm Dương ứng dụng trong trường hợp này, chính là tất cả những hình thái ý thức và chuẩn mực xã hội. Khái niệm Âm bao gồm: Tất cả đời sống, kinh tế xã hội và đặc biệt là - những quan hệ xã hội này sinh trên nền tảng đời sống kinh tế xã hội.
Lý học Đông phương quan niệm rằng "Trong Âm có Dương; trong Dương có Âm". Bởi vậy Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, cũng phân loại khái niệm Âm và Dương ứng dụng trong xã hội - trong đó: hình thái ý thức xã hội thuộc Dương làm hai phần chính: Đó là:
2/1/1. Hình thái ý thức xã hội thuộc Dương. gồm:
2/1/1. a: Dương trong Dương.
Là hình thái ý thức xã hội liên quan đến kiến trúc thượng tầng xã hội.
Bao gồm: Hệ thống tư tưởng minh triết chủ đạo, hình thái ý thức trong cấu trúc thương tầng, tổ chức cấu trúc thượng tầng, Hiến Pháp..
2/1/1.b: Âm trong Dương
Là hình thái ý thức xã hội liên quan đến các mối quan hệ xã hội hạ tầng.
Bao gồm tất cả các qui định, quy chế, hệ thống luật pháp, các chuẩn mực xã hội, đạo đức, nghi lễ, văn hóa truyền thống, tập tục...vv... liên quan đến mọi mặt trong các mối quan hệ xã hội.
2/1.2. Đời sống kinh tế và quan hệ xã hội thuộc Âm, gồm:
2/1/2.a: Dương trong Âm.
Bao gồm tất cả các mối quan hệ xã hội, từ gia đình, bạn bè, cá nhân, tổ chức, phương thức sản xuất..vv...này sinh trên cơ sở đời sống kinh tế xã hội.
2/1/2.b. Âm trong Âm.
Đời sống kinh tế, phương tiện sản xuất, của cải vật chất, sản phẩm xã hội và con người thân xác.... thuộc Âm trong Âm.
Như vậy - do sự phổ biến hiện tượng tham nhũng không phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị. Cho nên sự phân tích về bản chất sự phổ biến hiện tượng tham nhũng trong xã hội loại suy phần 2/1/1a - Dương trong Dương - và không phải đối tượng căn bản để quán xét.
Cũng như phần đã nói ở trên: Bản thể tự nhiên của con người - vốn đã có lòng tham tự nhiên, khách quan - và những giá trị của đời sống, kinh tế xã hội vốn là thực thể vật chất tự nhiên. Vật chất đó là đối tượng đạt được của mục đích tham nhũng, chứ không phải bản chất của tham nhũng. Nên cũng loại suy phần 2/1/2.b Âm trong Âm trong sự phân tích này.
Đến đây, có lẽ tôi cũng cần nhắc lại tiền đề đầu tiên quán xuyến và xuyên suốt luận điểm của chúng tôi là:
Tham nhũng là hiện tượng chỉ nảy sinh trong mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội có tổ chức với những hình thái ý thức xã hội.
Căn cứ vào tiền đề này và sự loại suy ở trên, chúng ta quán xét vào hai vấn đề còn lại là:
2/1/1.b. Âm trong Dương: Là hình thái ý thức xã hội liên quan đến các mối quan hệ xã hội hạ tầng.
2/1/2.a: Dương trong Âm: Bao gồm tất cả các mối quan hệ xã hội, từ gia đình, bạn bè, cá nhân, tổ chức và các mối quan hệ sản xuất.....
Đây là hai phạm trù có mối tương quan với nhau rất chặt chẽ trong quá trình cân đối và phát triển xã hội - mà Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - xác định bản chất của khái niệm bí ẩn là "Cân bằng Âm Dương". Nếu mối quan hệ này bị phá vỡ dưới bất cứ hình thức nào thì sự mất cân đối và khủng hoảng xã hội sẽ xảy ra. Mà sự phổ biến của hiện tượng tham nhũng trong xã hội chỉ là hiện tượng bề nổi phản ánh bản chất này.
Thực tế lịch sử phát triển của xã hội loài người - từ thời cổ đại đến nay - đã chứng minh rằng - với bất cứ thể chế chính danh nào - Khi một xã hội ổn định trên một nền tảng kinh tế và các phương thức sản xuất trong xã hội, thì nó sẽ có mối quan hệ xã hội ổn định trên cơ sở đó. Tất nhiên những hình thái ý thức xã hội liên quan đến những mối quan hệ xã hội đó cũng cân bằng với chính nó. Đây là điều kiện để không có hiện tượng phổ biến nạn tham nhũng. Tức là điều mà Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt gọi là "Cân bằng Âm Dương".
Nhưng chính sự ổn định này là nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của đời sống kinh tế , văn hóa, tri thức xã hội. Và một sự tất yếu hệ quả của nó chính là những mối quan hệ mới phát triển nằm ngoài những hình thái ý thức xã hội đã tồn tại trước đó.
Tôi xin được lấy một thí dụ :
Trước đây luật pháp định danh quyền thừa kế tài sản giữa con đẻ, con nuôi rất rõ ràng. Trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đưc của các con đối với cha me và ngược lại cũng rất rõ ràng. Tính chính danh của con đẻ, con nuôi và mối quan hệ với gia đình và xã hội cũng được một hệ thống luật pháp đạo đức và các hình thái ý thức xã hội khác ổn định chặt chẽ - tức "cân bằng Âm Dương". Nhưng với sự phát triển của đời sống xã hội ngày nay (Âm trong Âm), người ta có thể nhờ người đẻ dùm. Vậy chính mối quan hệ xã hội mới này (Dương trong Âm), đã phá vỡ những hình thái ý thức xã hội đã có trước đó - kể cả tính định danh thế nào là con đẻ. Vậy thì nếu mâu thuẫn xã hội xảy ra trong mối quan hệ này – tôi thí dụ cụ thể - một cặp vợ chồng vô sinh mua trứng và tinh của một người nam và một người nữ không phải vợ chồng.Sau đó, cặp vợ chồng vô sinh này thuê một người phụ nữ khác nữa - mà không phải là người cho trứng - mang thai dùm. Trong trường hợp này, các hình thái ý thức xã hội trước đó sẽ giải quyết như thế nào về tính chính danh của con đẻ, con nuôi và tất cả các mối liên hệ liên quan về mặt pháp luật, đạo đức, trách nhiệm trong trường hợp này? Đương nhiên trong trường hợp này sẽ này sinh mâu thuẫn xã hội, mà bản chất là mối quan hệ xã hội (Dương trong Âm) đã vượt ra ngoài các hình thái ý thức xã hội trước đó (Âm trong Dương). Hay nói một cách khác: Những mối quan hệ xã hội đã vượt ra ngoài chuẩn mực xã hội trước đó.
Trong trường hợp chỉ có vài hiện tượng nảy sinh mối quan hệ xã hội mới như tôi trình bày ở thí dụ trên và khi xảy ra mâu thuẫn xã hội trong mối quan hệ này - thì - khả năng nảy sinh "hiện tượng tham nhũng" từ những mâu thuẫn xã hội này. Nhưng nếu sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, làm này sinh rất nhiều mối quan hệ xã hội mới (Dương trong Âm) thì mâu thuẫn xã hội sẽ xảy ra toàn diện và xuất hiện "sự phổ biến hiện tượng tham nhũng".
Lúc này, khủng hoảng xã hội bắt đầu xảy ra, mà sự phổ biến hiện tượng tham nhũng chỉ là hình thức thể hiện của bản chất mất cân bằng Âm Dương này.
Trên đây là một ví dụ về sự phát triển của các mối quan hệ xã hội, trên nền tảng của sự phát triển đời sống kinh tế xã hội, và đặt ra một nhu cầu về những hình thái ý thức xã hội tương ứng với nó.
Thực tế xã hội Việt Nam và cả thế giới này trong thời kỳ manh nha phát triển thì hiện tượng tham nhũng rất ít. Nhìn lại lich sử cách đây 50 năm- thực tế chứng minh điều này: Mặc dù con người và xã hội thời đó nghèo hơn bây giờ rất nhiều, gần như không thể so sánh được, thì hiện tượng tham nhũng không phải là sự phổ biến. Nhưng ngược lại bây giờ xã hội rất phát triển về mặt đời sống, kinh tế, mọi người trở nên khá giả thì tham nhũng lại trở nên tràn lan và khủng hoảng xã hội đã và đang xảy ra.
Nhìn bề ngoài thì có vẻ như có sự nghịch lý giữa cái nghèo và sự ổn định với sự giàu có và bất ổn. Nhưng về bản chất thì như tôi đã trình bày ở trên. Đó là sự thiếu cân đối giữa nhu cầu cần có của những hình thái ý thức xã hội (Âm trong Dương), luôn luôn phải luôn luôn tiếp tục phát triển để cân bằng với sự phát triển của những mối quan hệ xã hội (Dương trong Âm). Đó chính là luận điểm "Cân bằng Âm Dương" nổi tiếng trong các sách sử cổ Đông phương.
Xét thực tế lịch sử Việt Nam bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước, bắt đầu bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Theo luận điểm mà tôi đã trình bày thì tất yếu sẽ nảy sinh những mối quan hệ xã hội nằm ngoài những hình thái ý thức xã hội trước đó. Hậu quả của nó là sự phổ biến hiện tượng tham nhũng bắt đầu xuất hiên. Nghị quyết đầu tiên vào đầu những đầu những năm 70 của thế kỷ trước - Nghị quyết 228 - về phòng chống tham nhũng, đã xác định điều này. Nhưng chiến tranh - mâu thuẫn lớn nhất trong quan hệ xã hội loài người - đã đẩy tất cả những mâu thuẫn xã hội khác xuống hàng thứ yếu. Tuy nhiên, sau 1975 - khi hòa bình lập lại - mâu thuẫn lớn nhất là chiến tranh đã được giải trừ - thì những mâu thuẫn trong quan hệ xã hội tiếp tục xuất hiện và vấn đề phòng chống tham nhũng lại tiếp tục được đặt ra, là sự tiếp tục của nghị quyết 228 đã có trước đó.
Nhưng có thể nói rằng: Khi những mâu thuẫn trong những mối quan hệ xã hội mới này sinh từ một nước nông nghiệp lạc hậu trước 1954, đến một nước phát triển như hiện nay, có một giai đoạn phát triển rất nhanh và là nguyên nhân phát sinh rất nhiều mối quan hệ xã hội mới, nằm ngoài những giá trị của hình thái ý thức xã hội cũ. Đó là thời kỳ bắt đầu mở cửa 1996 đến nay. Chính sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội và phương thức sản xuất (Âm trong Âm) đã làm này sinh những mối quan hệ xã hội liên quan đến nó (Dương trong Âm). Tất nhiên, những hình thái ý thức xã hội cần thiết phải luôn bổ xung, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính nhất quán, tính khách quan, tính quy luật và khả năng mở để cho sự phát triển tiếp theo (Tương ứng với khả năng tiên tri theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học) , đã không theo kịp. Đó chính là hiện tượng mà Lý học Đông phương đã thể hiện một cách bí ẩn trong cổ thư: "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn".
Đến đây, có thể có ý tưởng phản biện cho rằng: Vậy giải thích làm sao trong trường hợp có những mảng mà ở đấy có những mối quan hệ xã hội và hình thái ý thức xã hội ổn định, mà vẫn có hành vi tham nhũng trong đó? Điều này tôi xin được giải thích rằng: Một khi đã xảy ra sự mất cân đối do sự phát triển không đồng bộ giữa đời sống kinh tế xã hội (Âm trong Âm) - và không bao giờ có thể đồng bộ được, vì đây là tính khách quan tự nhiên của sự phát triển đời sống kinh tế xã hội. Sự phát triển càng nhanh thì sự mất cân đối càng lớn ( Đó là nguyên nhân của khoảng cách giàu nghèo ở một số lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực cơ bản có tính nền tàng khác ít phát triển - như nông nghiệp). Và khi sự mất cân đối xảy ra sẽ gây hiệu ứng dây chuyền đến các mảng xã hội khác, để khiến cho hiện tượng tham nhũng phổ biến trong cả những mảng mà ở đấy có mối quan hệ xã hội và hình thái ý thức ổn định. Thâm chí hiện nay, một người quét rác cũng có thể dùng quyền gom rác của họ để tham nhũng.
Như trên đã nói: Nếu tính từ năm 1954 thì xã hội Việt Nam đã tiến những bước rất dài. Đặc biệt từ ngày đổi mở cửa hội nhập với thể giới đến nay cũng hơn 20 năm. Những mối quan hệ xã hội ở hạ tầng cơ sở (Dương trong Âm) đã phát triển hết sức chồng chéo và phức tạp. Những hình thái ý thức xã hội - đặc biệt là luật pháp - tuy có nhiều cố gắng hoàn chỉnh, nhưng không theo kịp Trên cơ sở hệ thống luận điểm này thì vấn đề trình bày tiếp theo đây sẽ là những biện pháp để giải quyết vấn đề trên.
1. 3. Biện pháp chống tham nhũng triệt để nhất :
Tôi giả thiết rằng những hiện tượng tham nhũng đều bị bắt sau khi phạm tội. Cho dù nó được áp dụng bởi những biện pháp điều tra của cơ quan an ninh tinh vi nhất, với những biện pháp tố cáo chuẩn mực nhất của người dân – thì - theo tôi đấy không phải là biện pháp rốt ráo. Bởi vì nó chỉ là biện pháp xử lý sau khi hậu quả đã xảy ra.
Nhưng ngay cả trong trường hợp lý tưởng này, cũng chỉ thể hiện tính công bằng của xã hội và tính chính danh của thể chế cầm quyền, chứ nó không thể hiện sự xác định cho niềm tin rằng sự việc này sẽ không lặp lại trong điều kiện của nó. Bởi vì, sẽ không có cái gì để bảo đảm người thay thế vào vị trí của vị quan tham bị trừng phạt kia, sẽ không lặp lại hành vi trên của người tiền nhiệm. Hay nói cách khác: những mối quan hệ xã hội mới nằm ngòai những hình thái ý thức xã hội cũ, mà không có sự phát triển tiếp theo có tính kế thừa những hình thái ý thức xã hội trước đó, phù hợp một cách hợp lý với quan hệ xã hội mới – thì - đây chính là sự khủng hoảng niềm tin và nguyên nhân để tan rã những thể chế, khi những mối quan hệ xã hội vượt ra khỏi hình thái ý thức xã hội cũ. Cho dù nó được coi là có sự phát triển về mặt kinh tế
Trên cơ sở những luận điểm trên - nếu được coi là đúng về bản chất của sự phổ biến hiện tượng tham nhũng - thì cần phải có một dự án để định danh toàn bộ những mối quan hệ đã nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội. Tiếp theo là phải hoàn chỉnh luật pháp một cách chi tiết, rõ ràng, có tính hệ thống, tính nhất quán và công bằng trong mọi trường hợp liên quan đến nó. Và để đồng bộ, nhất quán, còn cần phải có một hệ thống hình thái đạo đức và nghi lễ trong các mối quan hệ xã hội mới nảy sinh, nhất quán với hệ thống luật pháp đã hình thành trong mối quan hệ đó và với hình thái ý thức xã hội ở thượng tầng kiến trúc (Dương trong Dương).
Lý học Đông phương phục hồi từ nền văn hiến Việt coi ba hình thái ý thức xã hội, gồm: Đạo đức, Pháp luật, Lễ nghi là tam Dương. Và bức tranh Đông Hồ nổi tiếng: "Tam Dương khai thái" chính là mô tả tính "cân bằng Âm Dương" trong việc ổn định và phát triển xã hội.
Đây sẽ là một dự án rất qui mô, đồ sộ và phức tạp. Bởi vì nó phải bao trùm một cách nhất quán và hợp lý (Công bằng xã hội) một cách toàn diện, lên gần như toàn bộ những mối quan hệ xã hội đang tồn tại hiện nay và trong cả quá trình lịch sử phát triển từ hơn nửa thế kỷ của Việt Nam. Do đó, để thực hiện được điều này, cần có sự tập hợp kiến thức tổng hợp của nhiều ngành liên quan. Nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được một cách nhanh chóng, chính xác và thỏa mãn tất cả những yêu cầu được đặt ra cho những hình thái ý thức xã hội, phù hợp với sự phát triển của nó, trong điều kiện các phương tiện khoa học hiện đại ngày nay.
Bài viết dưới đây của Trần Minh Nhật - một học sinh của tôi và là nhà nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt xuất sắc của TT NC Lý học Đông phương - Đáng nhẽ ra, anh Trần Minh Nhật là Phó Giám đốc phụ trách...
Giáo sư Cao Chi đã biên dịch một đề tài mới nhất trong vật lý thiên văn hiện đại, mô tả các liên đới trong vũ trụ, để từ đó giải thích các hiện tượng rối lượng tử. Mà trong đó, hai hạt lượng tử dù...
“Dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định: Ngày tận thế phải có xuất hiện những hiện tượng cận hiệu ứng – hay gọi là điềm báo như trước cơn mưa to thì trời có mây đen, hoặc nổi gió...
Theo Lý học Đông phương thì "ngày tận thế" là một trong những ngày tốt, có thể dùng để khai trương, khởi công một số việc.
Xin giới thiệu vài nét về nền văn minh Maya, nền văn minh huyền thoại đã xây dựng nên bộ lịch khiến cả thế giới phải để tâm.
“Tôi từng nghiên cứu về ngày tận thế và đó là một ngày như mọi ngày. 21.12 là ngày đông chí..."
Chẳng bao giờ có Ngày Tận Thế cả!<br />Từ lâu Thiên Sứ tôi đã xác định điều này. Việc đe dọa Ngày Tận Thế là thứ tư duy từ Địa Ngục của Sa tăng. Trong Thánh Kinh, Đức Giesu đã nói: “Ta sẽ xây...