Cựu dị nhân "đuổi mưa" nói về tân dị nhân "hô mưa"

Ngày đăng: 02/04/2013 00:00:00

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương đã trao đổi thẳng thắn về khả năng kỳ lạ của "tân dị nhân" Lê Minh Hoàng.

 

 

 

"Duyên đuổi mưa và hô mưa"

 

Hiện tượng này (anh Lê Minh Hoàng, sinh năm 1967 ở thôn Phúc Khê, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), đặt vấn đề trên báo về khả năng "hô mưa"- PV) khiến tôi là người "có duyên" và được tham gia trình bày cách nhìn của bản thân về hiện tượng này. Có lẽ tôi phải nhắc lại cái "duyên" này một chút: Bắt đầu từ sự kiện kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Mọi chi tiết của lễ kỷ niệm đều đã chuẩn bị chu đáo, vấn nạn cần giải quyết là thời tiết Đại lễ có mưa lớn hay không? Để giải quyết vấn đề này, ban tổ chức chuẩn bị phương án 2, là tiến hành nghi lễ trong nhà.

 

Ngày ấy, tôi đã xác định trước hai tháng rằng: Sẽ không có mưa trong thời gian Đại lễ. Các phương tiên truyền thông đại chúng mô tả tôi như là một "dị nhân đuổi mưa". Đấy chính là cái "duyên" để tôi và anh Lê Minh Hoàng có sự tương đồng. Và cũng như tôi, anh Hoàng bị dư luận tỏ ra hoài nghi trước khi sự kiện được chứng nghiệm.

 

 

 

Tôi nghĩ sự hoài nghi này của dư luận cũng có nguyên do chính đáng. Đó là vì khả năng đó ở con người không phải là hiện tượng phổ biến. Thậm chí trong lịch sử văn minh Đông phương, những hiện tượng về khả năng của con người gây ảnh hưởng đến thời tiết cũng chỉ là những truyền thuyết rất hiếm hoi. Chưa nói đến khả năng này chỉ được mô tả trong truyện thần thoại. Và chính vì được mô tả hầu hết trong thần thoại, nên con người dễ huyễn hoặc hóa các hiện tượng liên quan.

 

 

“Cựu dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh từng tuyên bố “đuổi mưa” dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

 

 

 

Nhìn lại thời xưa

 

Những truyền thuyết về con người có khả năng "đuổi mưa" này rất ít. Trong Tam quốc chí có mô tả một vị tu sĩ là Vu Cát cũng có khả năng này. Ông bị chém vì có khả năng này, chính quyền Đông Ngô cho rằng ông dùng tà thuật mê hoặc con người. Hoặc trong truyện Thủy Hử cũng nói về Ngô Dụng với Cao Liêm trong một trận chiến cũng dùng khả năng kỳ lạ như vậy.

 

Ở Việt Nam cũng có truyền thuyết về vị đạo sĩ ở chùa Nôm - Hà Nội đã tạo ra một trận mưa máu, đuổi quân Minh định phá chùa. Hoặc cách đây 200 năm truyền thuyết về vợ chồng vị đạo sĩ ở Hàm Tân - Phan Thiết cũng có khả năng ngăn mưa. Hai ngài đã giúp dân lành qua những cơn bão lụt, nên được lập đền thờ... Những vị đạo sĩ trong truyền thuyết này, được dân gian miêu tả là có khả năng "hô phong hoán vũ".

 

Nhưng vì khoảng cách thời gian giữa các truyền thuyết rất dài. Nếu theo tinh thần khoa học nghiệm chứng thì có thể nói rằng những truyền thuyết hiếm hoi trong khoảng thời gian quá dài và một không gian rộng là không thể nghiệm chứng được và trở nên mơ hồ. Bởi vậy, khi có người như anh Hoàng công khai đặt vấn đề và bị dư luận hoài nghi là điều dễ hiểu.

 

 

“Tân dị nhân” Lê Minh Hoàng và bản quyền ca khúc “Mời mưa”.

 


Nhưng điểm khác nhau giữa tôi và anh Lê Minh Hoàng là: Anh Hoàng khẳng định khả năng cá nhân trong việc mời mưa, đuổi bão với báo. Còn tôi không khẳng định điều này. Từ "đuổi mưa" là do báo chí đặt ra. Tôi dùng từ "xác định" thời gian Đại lễ không mưa. Thậm chí cũng có thể hiểu là tôi sử dụng phương pháp cầu nguyện, theo kiểu lập đàn cầu mưa cũng được. Kết quả là sự xác định của tôi đã chứng nghiệm và toàn bộ chương trình Đại lễ không phải sử dụng phương án 2. Trong khi đó, ngay sát ngày Đại lễ, các đài khí tượng thủy văn quốc tế - kể cả Hoa Kỳ đều dự báo sẽ có mưa lớn tại Hà Nội từ mùng 1 - 4/10/2010. Vậy khả năng cá nhân có thể thực hiện được việc này hay không?

 

 

 

Là một người tìm hiểu sâu về Lý học Đông phương - nhân danh khoa học như là phương tiện chứng minh cho lịch sử Việt trải gần 5.000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử - cá nhân tôi không muốn sự ngộ nhận thể hiện qua góc nhìn huyền bí về những sự kiện hiếm gặp. Tôi quan niệm về việc nghiên cứu khoa học thì tính chính danh là coi tất cả những hiện tượng khách quan như là đối tượng của nghiên cứu khoa học chứ không phải phủ nhận hiện tượng với sự giải thích mơ hồ. Chính cách giải thích hiện tương mới là điều quyết định tính khoa học hay không? Nếu theo đúng tinh thần khoa học thì người ta có thể phản biện cách giải thích hiện tượng, chứ không thể phủ nhận hiện tượng.

 

Để tìm hiểu hiện tượng của anh Hoàng, tôi cần quay trở lại với những truyền thuyết về những vị đạo sĩ cũng có khả năng này. Một hiện tượng dễ nhận thấy là tất cả họ đều tu tập theo phương pháp liên quan đến một học thuyết cổ xưa đã thất truyền và chỉ còn lại những phương pháp ứng dụng. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ Hành là học thuyết nền tảng của toàn bộ nền Lý học Đông phương.

 

 

Anh Hoàng khẳng định khả năng “hô mưa” của mình là có thật.

 


Anh Hoàng giống tiên tri?

 

Sự ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành rộng khắp toàn bộ cuộc sống con người, từ hành vi cá nhân, đến cuộc đời của một con người, gia đình, xã hội... trong các bộ môn dự báo như Bốc Dịch, Lạc Việt độn toán, Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất, cho đến kiến trúc, môi trường (Phong thủy), sức khoẻ (Đông y) và tất cả các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ (Thái Ất, Độn giáp) với khả năng tiên tri. Trong học thuyết này có một luận điểm cho rằng "vạn vật tương hỗ". Quan niệm này của thuyết Âm Dương Ngũ Hành có sự tương đồng với luận điểm nổi tiếng của tri thức khoa học hiện đại.

 

Như vậy, về lý thuyết cả Lý học và khoa học hiện đại đều gián tiếp xác định con người có khả năng tác động đến môi trường thiên nhiên, cuộc sống (tất nhiên để có một sự tác động có hiệu quả - theo đúng tinh thần khoa học - phải có điều kiện "cần và đủ"). Do đó, cá nhân tôi không loại trừ khả năng "hô phong, hoán vũ" có ở anh Lê Minh Hoàng - ít nhất về mặt lý thuyết.

 

Đến đây cần phân loại hai hiện tượng. Hiện tượng thứ nhất là khả năng cá nhân được hình thành trong quá trình tu tập và rèn luyện. Ví dụ như các Đạo sĩ. Hiện tượng thứ hai là do khả năng tự thân. Anh Hoàng ở trong trường hợp thứ hai. Đây cũng là trường hợp của nhiều nhà ngoại cảm hoặc tiên tri.

 

===========


Tôi nghĩ anh Lê Minh Hoàng cần thể hiện khả năng thực tế và công khai trên báo để chứng tỏ và xác định khả năng của mình. Đồng thời, báo với chức năng mạnh mẽ là thông tin và phản biện khoa học, cũng nên cùng các trung tâm nghiên cứu giúp đỡ và giám sát việc anh Hoàng làm thực nghiệm.


Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết dưới đây của Trần Minh Nhật - một học sinh của tôi và là nhà nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt xuất sắc của TT NC Lý học Đông phương - Đáng nhẽ ra, anh Trần Minh Nhật là Phó Giám đốc phụ trách...

Giáo sư Cao Chi đã biên dịch một đề tài mới nhất trong vật lý thiên văn hiện đại, mô tả các liên đới trong vũ trụ, để từ đó giải thích các hiện tượng rối lượng tử. Mà trong đó, hai hạt lượng tử dù...

“Dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định: Ngày tận thế phải có xuất hiện những hiện tượng cận hiệu ứng – hay gọi là điềm báo như trước cơn mưa to thì trời có mây đen, hoặc nổi gió...

Theo Lý học Đông phương thì "ngày tận thế" là một trong những ngày tốt, có thể dùng để khai trương, khởi công một số việc.

Xin giới thiệu vài nét về nền văn minh Maya, nền văn minh huyền thoại đã xây dựng nên bộ lịch khiến cả thế giới phải để tâm.

“Tôi từng nghiên cứu về ngày tận thế và đó là một ngày như mọi ngày. 21.12 là ngày đông chí..."

Chẳng bao giờ có Ngày Tận Thế cả&#33;<br />Từ lâu Thiên Sứ tôi đã xác định điều này. Việc đe dọa Ngày Tận Thế là thứ tư duy từ Địa Ngục của Sa tăng. Trong Thánh Kinh, Đức Giesu đã nói: “Ta sẽ xây...

Nền tảng của nền văn minh toàn cầu đã xuất hiện - Âm trong Âm - Đó chính là phương tiên giao thông và mạng thông tin toàn cầu và những giao dịch kinh tế chống chéo giữa các quốc gia. Theo luận điểm...