Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 30/05/2018 14:17:30
Bài viết dưới đây của Trần Minh Nhật - một học viên của tôi và chuyên nghiên cứu Địa lý Lạc Việt xuất sắc của TT NC Lý học Đông phương - Đáng nhẽ ra, anh Trần Minh Nhật là Phó Giám đốc phụ trách khu vực Miền Nam của TTNC LHDP. Nhưng vì anh đang là chủ một doanh nghiệp phát triển và bận rộn với công việc, cho nên anh chỉ nhận tham gia thành viên nghiên cứu của TTNC LHDP.
Tôi thường nhắc nhở các học viên của tôi rằng: "Tôi đào tạo các anh chị, không đơn giản chỉ là để có kiến thức sâu sắc về ngành Địa Lý phong thủy - nhân danh nền văn hiến Việt. Mà mục đích của tôi là các anh chị phải trở thành một nhà nghiên cứu Lý học trong tương lai với với phương pháp phân tích và tích hợp toàn bộ các vấn đề và sự kiện liên quan của tư duy tổng hợp, xuất phát từ một một hệ thống trí thức hoàn chỉnh, để có khả năng phân tích, nhìn nhận đúng bản chất sự vật và sự việc với khả năng tiên tri".
Tôi thường khuyến khích các học trò tôi luôn mở rộng kiến thức bằng xem rộng các sách, từ những tiểu thuyết sướt mướt của Quỳnh Giao, chuyện chưởng của Kim Dung...cho đến các phát minh khoa học, những triết lý sâu sắc của nhân loại, kể cả các tôn giáo. Phải có một kiến thức tổng hợp, mới có tiền đề cho khả năng của tư duy tổng hợp với một tầm nhìn bao quát mọi vấn đề.
Cho nên, bài viết dưới đây của anh Trần Minh Nhật nhận xét về "giao lưu và hội nhập văn hóa", qua hiện tượng sinh hoạt văn nghệ bên bờ hồ Hoàn Kiếm với tiết mục do Hanoi Sennen Yosakoi (HSY) thực hiện - thể hiện điều này.
Các bạn và ace Địa lý Lạc Việt có thể tham gia phân tích và nhận xét đúng sai với quan điểm của anh Trần Minh Nhật dưới đây:
------------------------
Trần Minh Nhật
Điệu nhảy múa nó phản ánh tâm hồn, tình cảm của một nhóm người hay rộng hơn là phản ánh tâm hồn của một dân tộc.
Thế giới phẳng nên sự va chạm giữa các nền văn minh, văn hoá xảy ra là chuyện đương nhiên. Và khi xảy sự va chạm đó, tùy thuộc nội lực của mỗi nền văn hóa của mỗi dân tộc mà sự giao thoa đó diễn ra như thế nào.
Ví dụ như hôm nay có một cái clip các bạn trẻ ngoài Hà Nội mặc áo cổ truyền Việt Nam và nhảy một bài nhảy theo phong cách Yosakoi của Nhật Bản. Nhưng nói thật là nếu các bạn không nói nó là Yosakoi thì tôi vẫn nghĩ rằng nó là một điệu nhảy hiện đại của người Việt Nam chúng ta.
Bài nhảy trên nền nhạc Việt Nam, trang phục cổ truyền, động tác mạnh mẽ, cương nhu hài hoà, mặc dù chưa đạt tới mức tinh tế tột độ nhưng cũng đủ sức khơi nhiệt cho đám đông.
Nên nhớ, quy luận chung của vũ trụ này là luôn vận động & phát triển. Điệu nhảy này đã nêu bậc tinh thần đó. Có quá nhiều người phản đối và cho rằng "lai căng" này kia v..v...v
Dân tộc Việt Nam chúng ta cần những sự giao thoa này để đánh giá được nội lực văn hoá chúng ta, đồng thời khơi dậy sự yêu thích nghệ thuật trong tim những người trẻ tuổi. Chúng ta không thể bắt những bạn trẻ tràn đầy sức sống này phải nhảy những vũ điệu cổ xưa, diễm lệ được. Bài nhảy này thực sự là một phản ánh cho thời đại.
Và cuối cùng, xin quý vị nhớ cho, năm xưa vì "bế quan tỏa cảng" mà chúng ta bị Pháp đô hộ. Người Nhật vì mạnh dạn mở cửa canh tân mà đã thành cường quốc.
Đừng ngại thay đổi, đừng sợ những văn hóa ngoại nhập sẽ làm chúng ta quên đi những giá trị truyền thống. Điệu nhảy tuyệt đẹp ngày hôm nay là một minh chứng hùng hồn rằng bất cứ thứ gì vào Việt Nam rồi sẽ nhanh chóng bị chúng ta đồng hóa.
Trần Minh Nhật.
Giáo sư Cao Chi đã biên dịch một đề tài mới nhất trong vật lý thiên văn hiện đại, mô tả các liên đới trong vũ trụ, để từ đó giải thích các hiện tượng rối lượng tử. Mà trong đó, hai hạt lượng tử dù...
Với vai trò là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên Đán vẫn mang trọn những nét đẹp truyền thống dù trải qua biết bao năm tháng.
Tết đến Xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì.
"Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon".<br />
Đó là những ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lý do đã bị phá hủy hoàn toàn và không được khôi phục trở lại.<br />
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết...
Thưởng trà là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ và công phu trong từng chi tiết. Đạo của trà Việt nằm ở cái tâm, cái thế của người pha cũng như người thưởng thức…