Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 25/12/2014 00:00:00
Phong thủy vùng Kim Long
Quốc sử quán triều Nguyễn chép: vào năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan (tức chúa Thượng) thấy đất Kim Long là nơi “có địa hình tốt đẹp” nên đã dời dinh đến đó và Kim Long trở thành thủ phủ đầu tiên đóng bên bờ tả ngạn sông Hương. Nhìn qua bên kia hữu ngạn thấy đồi Long Thọ hiện lên với thế núi đặc thù “khóa giữ thượng lưu sông Hương và được các nhà địa lý gọi là kiểu đồi “thiên quan địa trục” – nghĩa là trổ cửa lên trời và là trục xoay của các vùng đất (Đại Nam nhất thống chí).
Địa thế phong thủy ấy cũng được học giả Cadière ghi nhận khi ông đứng từ kinh thành Huế nhìn xa xa tới đường chân trời phía nguồn sông Hương thấy những ngọn đồi và đỉnh núi dãy này nối tiếp dãy kia trùng điệp vắt ngang tầm mắt, màu sắc thay đổi theo từng ngày nắng, ngày mưa, khi thì nâu nhạt, lúc xanh thẫm, tựa hồ bức tranh bốn mùa sinh động.
Giữa bức tranh cẩm tú mênh mang ấy là một con sông chạy đến gần đất Huế, trải mình ra giữa hai ngọn đồi: “một bên là ngọn đồi Thiên Mụ (Hà Khê) với tháp Phước Duyên, bảy tầng ngất ngưỡng như chọc thủng trời xanh để đưa xuống những nguồn phúc lộc, và bên kia hữu ngạn là mô đất Long Thọ – trường sinh bất tử. Mô đất này cũng có những đặc tính nhiệm màu kỳ lạ mà sau này các thầy địa lý của triều đình Việt Nam cũng công nhận. Vì nó án ngữ nguồn chảy của sông Hương, tưởng như nó đang gối đầu lên dòng nước và nghiêng nghiêng đối diện với đồi Thiên Mụ tạo thành một thế phong thủy gọi là cánh cửa thông thiên và trục xe địa phủ” (Đỗ Trinh Huệ dịch).
Sơ đồ thủ phủ Kim Long, Huế
Như vậy, đồi Long Thọ (hữu ngạn) cùng đồi Hà Khê (tả ngạn) nhô lên khỏi đất bằng để ôm lấy dòng nước sông Hương đang êm đềm đổ xuống, tạo nên cảnh trí thơ mộng cho các vùng đất hai bờ, trong đó có Kim Long. Xét sách địa lý gia truyền của cụ Tả Ao, thì: có núi mà không có nước sẽ thành cảnh “cô sơn” – ngược lại có nước mà không có núi sẽ thành “cô thủy” (Hữu sơn vô thủy, vị chi cô sơn – Hữu thủy vô sơn, vị chi cô thủy).
Mối tình của vua Thành Thái
Chân dung vua Thành Thái
Cạnh đó những cuộc tình dân gian ở Kim Long cũng đã đi vào ca dao với bao lời da diết: “Nước đầu cầu khúc sâu khúc cạn. Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long. Sương sa gió thổi lạnh lùng. Sóng xao trăng lặn, chạnh lòng nhớ thương”. Hoặc: “Kim Luông dãy dọc tòa ngang. Em chèo một chiếc thuyền nan về Sình. Đôi lứa mình lỡ hẹn ba sinh. Có mần răng đi nữa cũng hãy trọn tình với nhau”. Mấy tiếng “dãy dọc tòa ngang” nhắc nhớ đến vùng đất xưa lúc Kim Long là thủ phủ của chúa Nguyễn.
Alexandre De Rhodes với thủ phủ Kim Long
Chúa Thượng cũng mời Alexandre de Rhodes và những người trong đoàn bữa tiệc theo cung cách cung đình với rất nhiều món ăn sang trọng. Yến tiệc được bày ra với các vũ nữ Kim Long vây quanh biểu diễn các điệu múa điêu luyện khiến những người Tây Ban Nha có mặt phải trầm trồ khen ngợi. Mãi đến khi trời sập tối, chúa ra lệnh thắp đuốc sáng rực khắp dinh. Các dịp tiếp theo, chúa Thượng đã cho diễu binh trên bộ với khoảng 6000 binh lính và dân chúng tham gia đi rợp cả “thành phố lớn” Kim Long. Cùng lúc dưới nước chúa cho tập trận với 20 chiến thuyền lướt như bay trên mặt sông Hương.
Một ngôi nhà cổ ở Kim Long, Huế
“Địa danh Kim Long mà chúng tôi nói ở đây là làng Kim Long (chứ không phải phường Kim Long) có diện tích tổng cộng chừng 130ha, nằm ở tả ngạn sông Hương, một vùng đất trù phú màu mỡ, vị trí thuận lợi, cảnh sắc trữ tình. Căn cứ vào các nguồn tư liệu, nhất là gia phả của các dòng họ lâu đời ở Kim Long, thì làng đã được thành lập cách đây trên dưới 400 năm và là kết quả của việc mở rộng và tách ra từ làng Hà Khê (nơi có chùa Thiên Mụ và long mạch nhà Nguyễn) (…) Trong địa phận của làng Kim Long, ngoài sông Hương ở phía Nam còn có sông Kim Long (tức sông lấp) ngăn cách làng Phú Xuân và Vạn Xuân, và sông Bạch Yến chảy ngang qua giữa làng. Cả hai con sông này đều là các chi lưu của sông Hương, chúng vừa tạo nên vẻ đẹp trữ tình của vùng đất này, vừa tạo nên địa thế rất “đắc lợi” của Kim Long là “tứ thủy triều quy”…
Nghĩa là bốn dòng nước tụ về dưới chân những trái núi quanh cuộc đất Kim Long phù hợp với điều cụ Tả Ao giảng giải về thế sơn thủy: sơn là chồng, thủy là vợ, khi chồng xướng xuất việc gì thì vợ sẽ phụ theo (sơn vi phu, thủy vi phụ, phu xướng phụ tùy), cùng nghĩa ấy: núi là “trống”,nước là “mái” – núi chạy đến đâu thì nước theo đến đó (sơn vi hùng, thủy vi thư – hệ sơn tắc thủy tòng). Mà sơn mạch chạy từ dãy Trường Sơn hùng vĩ tách nhánh ra đến đất Kim Long được dòng sông Hương, sông Bạch Yến theo về “hợp hôn” – sinh ra một vùng nước xanh thơ mộng – thủ phủ của Nam Hà, cũng là thủ phủ của tình yêu một thuở.
Bài: Giao Hưởng – Ảnh: Gia Tiến, Tư liệu
Cuộc đất nhà bầu kiên: toạ Tỵ hướng Hợi, cửa chính mở hướng Tây quẻ Đoài, cổng mở hướng Hợi – quẻ Càn. Nằm trong khu vực xưa nay đồn đại thế đất Phượng hoàng hàm thư – phát cả phú lần quý cách.
Chữ ký của tỷ phú Bill Gates, Tổng thống Obama hay nhà văn J.K Rowling được coi là hợp phong thủy còn của Maradona lại ngược nguyên tắc này.
Nếu từng đến Singapore, bạn hẳn sẽ yêu thích những địa điểm danh tiếng ở quốc đảo sư tử này, nhưng những câu chuyện đằng sau công trình ấy mới thật sự làm nên một Singa - pura (singa là sư tử, pura...
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật phong thủy nên xung quanh mỗi công trình, mỗi sự vật ở Singapore đều có những câu chuyện phong thủy kỳ bí.
Sau ngày lên ngôi, vua Gia Long đích thân nghiên cứu tìm hướng tốt và cuộc đất thuận tiện xây dựng kinh thành Huế với đề án di dời 8 ngôi làng để lấy mặt bằng thực hiện…
Nếu lăng Thiên Thọ là “ngôi nhà vĩnh cửu” đã chôn cất nhục thân của vua Gia Long, thì cửa Ngọ Môn là kiến trúc mỹ thuật đặc sắc vừa đánh thức tên tuổi của vua Minh Mạng.
Vua Thiệu Trị (tức hoàng thái tử Miên Tông) lên ngôi tháng Giêng năm Tân Sửu 1841 và mất 6 năm sau đó (vào 1847) – chưa kịp tự tìm cho mình một cuộc đất tốt để xây lăng…
Một trong các nguyên do mang đậm yếu tố phong thủy trong việc thiết lập thủ phủ Phú Xuân là sự hiện diện của núi Ngự Bình với vai trò “tiền án” nhằm che chắn bảo vệ mặt trước cho vùng đất xưng...
Vua Quang Trung rất coi trọng việc chọn đất cát tường để lập kinh đô mới nên đã nhiều lần tha thiết nhờ đến cụ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là danh sĩ giỏi về dịch lý phong thủy đương thời tìm kiếm...
Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất “rồng cuộn hổ ngồi” (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…