Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 22/04/2012 00:00:00
Trong nhiều xã hội, các vị thần và nữ thần Mặt trăng luôn thuộc vào hàng những vị thần quan trọng nhất, và người ta đã sáng tạo ra nhiều câu chuyện thần thoại về chúng. Cách đây hàng ngàn năm trước, ông tổ của các nhà thiên văn học ngày nay đã ghi chép lại vị trí của Mặt trăng và đã học được cách dự đoán sự chuyển động của nó.
THẦN MẶT TRĂNG AI CẬP CỔ ĐẠI
Thoth thường được miêu tả là một người đàn ông có đầu cò (một loài chim nước). Ông thường đội khăn trùm đầu mặt trăng. Người Ai Cập kể rằng ông đã sáng tạo ra chữ viết và thực hiện các phép tính để hình thành nên bầu trời, các vì sao, và trái đất. Sau này, người Hi Lạp cổ đại tôn vinh ông là người sáng tạo ra thiên văn học và những ngành khoa học khác.
NỮ THẦN MẶT TRĂNG LA MÃ
Ở La Mã cổ đại, nữ thần Mặt trăng xuất hiện cùng với ánh sáng của Mặt trăng. Nàng thường được vẽ miêu tả với một vầng trăng khuyết ở trên đầu. Vì còn được gọi là người mang lại ánh sáng, nên nàng thường được miêu tả là đang cầm một bó đuốc trong tay. Từ “lunar” có xuất xứ từ tên gọi của nàng, tiếng Latin có nghĩa là “mặt trăng”.
ĐỀN ZIGGURAT Ở THÀNH PHỐ UR
Một trong những ghi chép sớm nhất về sự thờ phụng Mặt trăng được tìm thấy ở Mesopotamia, Iraq ngày nay. Cách đây hơn 4000 năm, người dân ở thành phố Ur đã xây dựng một ngọn đền khổng lồ bằng gạch đất nung, gọi là ziggurat. Tại đây, họ thờ phụng thần Mặt trăng Nanna của họ. Khoảng 1500 năm sau đó, dân chúng thuộc một nền văn minh mới đã kêu gọi người Babylon sử dụng cũng ngọn đền này để thờ cúng vị thần Mặt trăng của riêng họ, thần Sin.
TẾT TRUNG THU
Mỗi độ thu về, người Trung Hoa ở khắp thế giới lại tổ chức vui đón kì trăng tròn thứ tám trong năm. Họ xách đèn lồng và ngắm trăng lên. Bánh trung thu là món ăn truyền thống ngày tết mặt trăng. Chúng là loại bánh nướng ngọt ngào, giàu dinh dưỡng, thỉnh thoảng bên trong có cả lòng đỏ trứng vịt muối biểu trưng cho mặt trăng.
TINH THẦN MẶT TRĂNG
Chiếc mặt nạ thế kỉ thứ 19 này do người Inuit ở Alaska chạm khắc. Nó miêu tả Tarqeq, tinh thần mặt trăng, và nó sẽ được sử dụng trong những buổi vũ hội. Văn hóa dân gian Inuit có nhiều câu chuyện kể về Tarqeq. Họ tin rằng ông là người thợ săn vĩ đại có thể giám sát hành vi của loài người từ trên trời cao.
ĐÁ CHẠM AZTEC
Tảng đá cổ đại này ở Mexico City đã được người Aztec chạm khắc, trước khi người châu Âu đặt chân đến châu Mĩ. Nó miêu tả câu chuyện thần thoại về nữ thần mặt trăng Coyolxauhqui. Nàng bị anh trai của mình giết, cắt thi thể thành từng mảnh và ném đầu lên trời, nơi nó trở thành Mặt trăng.
MA SÓI VÀ MẶT TRĂNG
Câu chuyện thần thoại kể về những người biến đổi hình dạng thành những con sói khát máu rất phổ biến ở châu Âu trung cổ, nơi sói là con vật hoang dã đáng sợ nhất. Trong tập sách văn học dân gian của ông hoàn thành vào năm 1214, nhà văn Gervase ở Tilbury viết rằng sự biến hóa của cái gọi là những con ma sói này là do Trăng tròn gây ra.
STONEHENGE
Stenehenge ở miền nam Anh quốc được xây dựng bởi người Thời đại Đồ đá vào khoảng năm 3000 đến 2000 trước Công nguyên. Không ai rõ mục đích thật sự của nó là gì, nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu sự sắp thẳng hàng của các tảng đá nghi ngờ rằng chúng có thể được sử dụng để quan sát Mặt trời và Mặt trăng, và để dự báo nhật nguyệt thực.
“Mỗi người nông dân đều là một nhà thiên văn nghiệp dư” – nhận xét đó không hẳn là quá đáng đối với những kiến thức thiên văn của cư dân Hoàng Hà. Tuy nhiên, để đạt đến trình độ mà thế giới phải...
Sự liên quan giữa Mặt Trăng và Tôn Giáo.
Quan niệm về vũ trụ của người Trung Quốc cổ đại chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo.
Thế kỷ 19 đánh dấu sự hình thành và phát triển của môn vật lý thiên văn, một nhánh quan trọng của thiên văn học.
Thiên văn học thế kỷ 20<br />Thế kỷ 20 chứng kiến những bước tiến nhanh chóng và mạnh mẽ của thiên văn học, con người đã hiểu được bản chất vật lý, quá trình tiến hóa của những ngôi sao; tìm hiểu...
Thiên văn học châu Âu thời Phục hưng chứng kiến cuộc cách mạng của những tên tuổi lớn như Tycho Brahe, Copernicus, Kepler, Galileo... Tuy nhiên, trước đó phải nhắc đến Johannes Müller (còn gọi là...
Thời cận đại đánh dấu bước chuyển của thiên văn học sang những nhận thức khoa học và hiện đại về vũ trụ, thiên văn học và vật lý học trở nên thống nhất với sự ra đời của môn cơ học thiên thể.
Từ xa xưa, con người đã hướng lên bầu trời, ngắm nhìn và bắt đầu khao khát chinh phục màn đêm huyền bí. Những hiện tượng thiên văn bí ẩn còn được coi là điềm báo cho những gì sẽ xảy ra trong cuộc...
Sau khi Vương quốc Hồi giáo Ả Rập hình thành và mở rộng lãnh thổ vào thế kỷ 8, thế kỷ 9, người Hồi giáo đã tiếp thu những thành tựu của nền văn hoá Byzantine, nơi gìn giữ tinh hoa của khoa học Hy...
Một khi đã biết ngắm sao, bạn sẽ thấy bầu trời về đêm thật tuyệt diệu.