Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 07/07/2015 00:00:00
Trong suốt hơn một thiên niên kỷ qua, quân và dân Việt Nam đã giành được hàng loạt chiến thắng hết sức lẫy lừng trước những kẻ thù hùng mạnh hơn rất nhiều.
Đại chiến trên sông Bạch Đằng
Năm 938 đánh dấu sự kiện lịch sử đối với dân tộc Việt Nam khi Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận đại chiến trên cửa sông Bạch Đằng lừng lẫy. Giành lại độc lập cho dân tộc sau hơn 1.000 năm bị phương Bắc đô hộ, trận chiến trên sông Bạch Đằng còn mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.
Mô tả trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. |
Trước những chiến thuyền hùng mạnh của kẻ thù, Ngô Quyền đã chỉ đạo quân và dân đóng cọc gỗ bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng, nay là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Khi nước triều lên, tất cả cọc bị nước nhấn chìm, khiến kẻ địch không thể phát hiện.
Lừa chiến thuyền của kẻ địch tiến vào bãi cọc đúng thời điểm nước triều rút, tất cả chiến thuyền của quân Nam Hán đều bị phá hủy và chìm xuống đáy nước. Chỉ huy quân Nam Hán là Hoàng tử Lưu Hoằng Tháo cùng quá nửa binh sĩ bị giết trong trận đại chiến trên sông Bạch Đằng lịch sử. Không chỉ giúp bảo vệ non sông đất nước, Hải chiến sông Bạch Đằng còn mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho đất Việt.
Trận chiến trên dòng sông Như Nguyệt
Trận Như Nguyệt là trận đánh lớn, diễn ra ở một khúc trên sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077. Là trận đánh quyết định cho cuộc chiến tranh Tống – Việt. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt khiến triều Tống của Trung Quốc không dám cất quân xâm lược, buộc phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập.
Mô tả phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. |
Trận chiến trên sông Như Nguyệt do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy. Trước binh lực hùng mạnh của kẻ thù, Lý Thường Kiệt chọn chiến lược phòng thủ. Chọn khu vực phía nam sông Cầu để quyết thủ, Lý Thường Kiệt đã ra lệnh xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để biến nơi đây thành trận địa quyết định của cả cuộc chiến.
Sau thời gian dài không thể tiến về Thăng Long, kinh đô Đại Việt, quân Tống lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Thất bại liên tiếp, nhiều quân sĩ chết vì dịch bệnh cùng việc bị quân của Lý Thường Kiệt toàn lực tấn công, quân Tống buộc phải rút về nước. Chiến thắng của Lý Thường Kiệt được xem là chiến thắng lớn nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt.
Ba trận đại chiến chống quân Nguyên Mông
Khi đế chế Mông Cổ lê vó ngựa khắp thế giới, đội quân hùng mạnh của Thành Cát Tư Hãn nhanh chóng thôn tính một diện tích rộng lớn ở châu Á và châu Âu. Cháu nội Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt đã lập ra triều đại nhà Nguyên ở Trung Quốc. Từ năm 1257 tới 1288, quân Nguyên Mông tổ chức ba đợt tấn công lớn nhằm thôn tính Đại Việt.
Trước 3 lần tấn công của quân Nguyên Mông trong các năm 1257-58, 1284-85 và 1287-88, quân và dân nhà Trần, dưới sự chỉ huy của danh tướng Trần Hưng Đạo, đã liên tiếp đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, bảo vệ toàn vẹn độc lập chủ quyền của nhà nước Đại Việt. Với chiến thuật “vườn không nhà trống”, quân Nguyên Mông hùng mạnh rơi vào cảnh thiếu lương thực để rồi sau đó bị đẩy lùi nhanh chóng.
Trong trận chiến cuối cùng, quân Nguyên Mông dễ dàng giành chiến thắng khi mới tiến đánh Đại Việt. Tuy nhiên, do không thể lấy được lương thực từ người dân địa phương nên đạo quân lớn nhanh chóng lâm vào tình cảnh đói khát, mệt mỏi. Khi bị phản công, quân Nguyên Mông hoàn toàn không có cơ hội đáp trả. Cánh quân thủy bị tiêu diệt hoàn toàn tại tử địa Bạch Đằng, nơi quân Nam Hán từng bị Ngô Quyền tiêu diệt.
Trận Chi Lăng – Xương Giang
Là sự kiện mang tính quyết định trong cuộc chiến chống ách đô hộ của nhà Minh, Trung Quốc, Trận Chi Lăng – Xương Giang, diễn ra từ ngày 8/10 đến ngày 3/11/1427, giúp nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng quyết định trước kẻ thù, đập tan ách đô hộ của phương Bắc. Với đội quân ban đầu chỉ vài ngàn người, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn không ngừng lớn mạnh, đập tan ách thống trị của nhà Minh với hàng chục vạn binh sĩ.
Lê Lợi. |
Năm 1426, khi quân Lam Sơn vây hãm đạo quân của Vương Thông ở Đông Quan, nhà Minh quyết định phái hai đạo quân lớn sang Việt Nam giải cứu. Với đạo quân viện binh lên tới 20 vạn người, nghĩa quân Lam Sơn liên tiếp tổ chức đánh hạ quân địch. Lần lượt các tướng nhà Minh đều bị tiêu diệt, trong đó có Liễu Thăng, chỉ huy 10 vạn quân.
Còn nữa
Sự sụp đổ của thành Đa bang không chỉ chôn vùi sự nghiệp của vương triều Hồ, mà còn đánh dấu sự thất bại của phép dùng binh chỉ đơn thuần dựa vào quân đội, vũ khí, thành quách trong điều kiện phải...
Nhiều nhà nghiên cứu khi đánh giá việc đất nước thống nhất là sự xâm lược, thôn tính lãnh thổ, mạnh được yếu thua, cách ứng xử phong kiến mang nặng tính cục bộ mà cho rằng Đại Việt là của người...
Sau cục diện Nam – Bắc triều kết thúc, hình thành cục diện Đàng Ngoài – Đàng Trong. Như vậy, đến giai đoạn này, quá trình mở rộng lãnh thổ của người Việt xuống phía Nam được thực hiện ở Đàng Trong...
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giỏi thủy chiến. Điều này đã được chứng minh bằng nhiều trận thủy chiến “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử.
Trận đại thủy chiến ở đầm Thị Nại giữa quân Tây Sơn và chúa Nguyễn vào năm 1801 có rất nhiều điểm tương đồng với một trận thủy chiến nổi tiếng khác diễn ra trước đó 16 thế kỷ.
Trong lịch sử cổ - trung đại Việt Nam có nhiều cuộc cải cách, đổi mới, nhưng cải cách tài chính thì chỉ có một, đó là cuộc cải cách của Trịnh Cương (1716-1729).
Cải cách hành chính của Minh Mạng diễn ra vào nửa đầu thế kỷ XIX, khi xã hội phong kiến Việt Nam đã lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
Dù thời xưa, phận đàn bà “ba chìm bảy nổi” nhưng nhiều người trong số họ vẫn vượt lên cái lẽ “nữ nhi thường tình” để gánh vác quốc gia đại sự.
Theo các sử liệu của cả Việt Nam và Trung Quốc, trong hơn 1000 năm, quân đội của Đại Việt đã hàng chục lần tấn công vào lãnh thổ láng giềng phương Bắc.
Thủy quân dưới thời các chúa Nguyễn (1558 - 1777) đã hoàn toàn làm chủ vùng biển đảo Đàng Trong, đặt nền móng xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.