Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 26/02/2012 00:00:00
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày thành lập Đại học Sơn Đông - một trong những trường đại học lâu đời và có uy tín nhất ở Trung Quốc, trong 4 ngày từ 13 đến 16 tháng 10 năm 2011 tại thành phố Tế Nam (thủ phủ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc tế “Sự hình thành và tiến hóa Dịch học thời kì đầu” do Hội Dịch học Trung Quốc và Trung tâm nghiên cứu Triết học cổ đại thuộc Đại học Sơn Đông tổ chức.
Các đại biểu tại hội thảo
Gồm 70 học giả đến từ các trường đại học và Viện nghiên cứu Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Việt Nam, Đức, Mỹ, Brasil trình bày các thành quả nghiên cứu nổi bật của mình.
Nội dung chủ yếu của hội thảo bàn về: Sự hình thành của Dịch học; Quá trình viết thành sách Chu Dịch; Giải thích và giải nghĩa Chu Dịch; Quan hệ giữa Khổng Tử và Dịch học; Vai trò của Dịch học trong sự hình thành triết học Trung Quốc; Quá trình tiến hóa Dịch học qua các thời đại lịch sử, v.v.
Phiên khai mạc: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (bìa phải) và các thành viên Chủ tịch đoàn
Đoàn Việt Nam gồm GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm và ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đến từ Trung tâmVăn hóa học Lý luận và Ứng dụng và Khoa Văn hóa học của Trường Đại học KHXH & NV thuộc ĐHQG tp. HCM trình bày hai báo cáo có liên quan mật thiết với nhau: “Về nguồn gốc triết lý âm dương và ảnh hưởng của nó đến tính cách người Việt” (GS. Trần Ngọc Thêm) và “Ảnh hưởng của âm dương ngũ hành trong truyền thống văn hoá Việt Nam” (ThS. Nguyễn Ngọc Thơ).
Hai đại biểu Việt Nam tại phiên báo cáo sáng ngày 15 tháng 11 năm 2011
Ai cũng biết cốt lõi của Chu Dịch là Bát quái, và cơ sở của Bát quái là triết lý âm dương. Âm dương còn là cơ sở của Hà đồ, Lạc thư, Ngũ hành cùng nhiều tư tưởng triết lý khác và phần lớn các ứng dụng trong mọi mặt đời sống của người Á Đông. Song nguồn gốc triết lý âm dương là từ đâu và từ bao giờ thì lại là vấn đề còn để ngỏ, những lời giải đáp hiện có đều khá mơ hồ, thiếu sức thuyết phục. Phần lớn sách vở lâu nay đều chép theo nhau mà cho rằng triết lý âm dương do vua Phục Hy là một nhân vật truyền thuyết hoang đường sáng tạo ra. Một số đông khác thì quy công sáng tạo âm dương cho Trâu Diễn và phái Âm dương gia (đều là những người sinh ra sau khi đã có các khái niệm Bát quái, Ngũ hành từ lâu).
Hai báo cáo của đoàn Việt Nam đã đem đến hội thảo một cách nhìn mới và những kết quả mới: Nguồn gốc âm dương không nên chỉ tìm ở Trung Quốc phải tìm rộng ra trong cả khu vực mà triết lý âm dương tồn tại là Đông Bắc Á và Đông Nam Á; không nên chỉ tìm trong các sách vở hàn lâm mà phải tìm trong đời sống văn hoá dân gian nguyên thủy.
Theo đó, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đã chứng minh rằng triết lý âm dương hình thành từ thực tiễn đời sống nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, hai từ “âm dương” bắt nguồn từ hai từ “mẹ” và “trời” trong các ngôn ngữ Đông Nam Á (ina – yang). Cặp khái niệm “âm dương” với trật tự âm trước dương sau được hình thành trên cơ sở tổng hợp hai cặp khái niệm quan trọng bậc nhất trong cuộc sống của người trồng lúa nước là “mẹ cha” và “đất trời”. Nó mang đậm nét dấu tích của một truyền thống văn hoá trọng nữ Đông Nam Á, khác hẳn truyền thống trọng nam Trung Hoa thể hiện qua hai cặp từ “phụ mẫu” và “thiên địa”. ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra hàng loạt biểu hiện của tư tưởng âm dương ngũ hành trong mọi lĩnh vực phong tục, tập quán, truyền thuyết, v.v. của Việt Nam từ xưa đến nay như những minh chứng cho tính nguyên thủy, tính tự phát của tư tưởng âm dương, lưỡng phân lưỡng hợp trong truyền thống văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á.
Bình luận về các báo cáo của đoàn Việt Nam, GS. Ngô Di (Viện nghiên cứu Chỉnh thể học California, Mỹ) nhận xét rằng: “Lâu nay giới nghiên cứu Dịch học thường chỉ dựa vào sách vở xưa và các tư liệu khai quật được từ lăng mộ mà bỏ qua quá trình phát triển lịch sử của nó. Chu dịch chắn hẳn phải là kết quả sự đóng góp của cư dân nhiều vùng, là sản phẩm phát triển qua nhiều thời đại. Do vậy việc tìm hiểu nguồn gốc Dịch học phải được mở rộng ra để nhìn từ nhiều góc độ như các học giả Việt Nam đang làm, chứ không phải chỉ giới hạn ở một nơi, bằng một loại chứng cứ quen thuộc.
Tổng kết phiên hội thảo này, GS. Vương Tuấn Long (Viện nghiên cứu tư tưởng truyền thống Trung Quốc thuộc Đại học Sư phạm Thượng Hải) kết luận: Trong báo cáo của mình, GS. Trần Ngọc Thêm đến từ Việt Nam đã cho thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm trong truyền thuyết mà phải đi tìm trong sự phối hợp giữa điều kiện tự nhiên với bối cảnh lịch sử - xã hội của thực tiễn cuộc sống. Bằng những nghiên cứu tỷ mỷ, với những dẫn chứng rõ ràng, trên cơ sở phân tích tính đặc thù của cuộc sống nông nghiệp lúa nước, tác giả đã chứng minh có sức thuyết phục về nguồn gốc Đông Nam Á của tư tưởng âm dương. Phát triển theo hướng này, báo cáo của ThS. Nguyễn Ngọc Thơ cung cấp hàng loạt tư liệu sống cho thấy tư tưởng âm dương đã thẩm thấu sâu rộng trong cuộc sống dân gian Việt Nam, những biểu hiện này rõ ràng là mang tính nguyên thủy. Hai báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, cho thấy kiểu văn hoá âm dương ưu tiên mẹ hơn cha, địa hơn thiên, với một tư duy lưỡng phân lưỡng hợp rất thú vị. Nó rất khác lạ với truyền thống trọng nam Trung Hoa và khái niệm lưỡng nghi vốn rất quen thuộc ở Đông Bắc Á.
GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm nói chuyện chuyên đề tại Đại học Sơn Đông
Bên lề hội thảo, các đại biểu Trung Quốc và quốc tế được mời đi thăm chùa Linh Nham Tự, một ngôi chùa cổ kính pha trộn hai phong cách Tịnh độ tông và Mật tông có từ thời Bắc Ngụy ở vùng Thái An, ngay bên cạnh núi Thái Sơn.
Trong thời gian diễn ra hội thảo, đoàn Việt Nam được mời trình bày hai chuyên đề giới thiệu văn hóa Việt Nam tại cơ sở chính của Đại học Sơn Đông (Tế Nam) vào chiều ngày 13/10/2011. Các chuyên đề gồm có “Tính cách văn hóa Việt Nam” (GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm), và “Phong tục tết Đoan ngọ Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh” (Th.S. Nguyễn Ngọc Thơ), song do hạn định về thời gian, chuyên đề thứ nhất giới thiệu hoàn chỉnh, thứ hai chỉ giới thiệu tóm tắt.
Sau Sơn Đông, đoàn Việt Nam đến Bắc Kinh. GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm được Hội Dân tục học Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa (một trong hai đại học hàng đầu Trung Quốc) mời nói chuyện chuyên đề “Tính cách văn hóa Việt Nam” lúc 14h30 ngày 18 tháng 10 năm 2011. GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là học giả Việt Nam đầu tiên trong khối khoa học xã hội – nhân văn giới thiệu chuyên đề ở Đại học Thanh Hoa.
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm nói chuyện tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh
Sau Bắc Kinh là Côn Minh (Vân Nam). GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm tiếp tục nói chuyện chuyên đề “Tính cách văn hóa Việt Nam” tại Đại học Dân tộc Vân Nam. Đối tượng chính là giảng viên và sinh viên chuyên ngành Việt Nam học tại các trường Đại học Dân tộc Vân Nam, Đại học Sư phạm Vân Nam, Đại học Ngoại ngữ Vân Nam v.v.. Sau phần nói chuyện, nhiều thầy cô giáo và sinh viên Trung Quốc đã thảo luận, trò chuyện với GS. Trần Ngọc Thêm về những vấn đề văn hóa Việt Nam trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm 2001, NXB. Tp. Hồ Chí Minh) vốn rất được giới nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học tại Trung Quốc quan tâm. Cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm) được giáo viên và sinh viên ở đây sử dụng rộng rãi (nhiều ngườiđãđem sách tới xin chữ ký tác giả).
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm nói chuyện tại Đại học Dân tộc Vân Nam (Côn Minh, Vân Nam)
Khoa Văn hóa học
ĐH KHXH&NV
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Lê Viết Nga cho biết: Bắc Ninh vừa phát hiện tấm bia đá có niên đại từ năm 314 đến năm 450 tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Đây...
Chiều 7/9, Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết trong quá trình sưu tầm, khảo cứu các hiện vật lịch sử văn hóa trên địa bàn xã Xuân Đan, H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nhóm nghiên cứu của bảo tàng này vừa phát hiện,...
Hãy xem từ cái Nôi khái niệm “Sông”:<br /><br />Krông = Kông = Sông = Tông 宗 = Dòng = Dõng 涌 = Giang 江 = Kang = Kênh = Kinh 泾= Linh 泠 = Lối = Lộ 潞 = Lạc 洛= Lạch = =Rạch = Mạch 脈 = Ngách = Ngòi =...
Tìm nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt.
Lịch sử Bách Việt chứng tỏ không kém phần phong phú khi được hé lộ qua kỹ thuật đúc gươm, trống đồng...
<br /> Từ Hán Việt (HV) là kết quả rất tự nhiên sau bao nhiêu thế kỷ bị người Hán đô hộ cũng như sống bên cạnh nhau: đây là những từ gốc Hán thâm nhập vào và làm vốn từ Việt thêm phong phú.
Truyền thống lâu đời của chữ Hán đã cho ta nhiều thông tin thú vị về văn hoá tư tưởng của người xưa.
Cùng tồn tại với bãi đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), những hình khắc bí ẩn từ nghìn đời nay ở bãi đá cổ Xín Mần (Hà Giang) đã đi vào tín ngưỡng với tục thờ đá của người dân địa phương. Những hình khắc một...
Luật Pháp : Từ ghép này xuất xứ từ công nghệ Bánh Chưng, lúc đầu chỉ là để chỉ các công đoạn cụ thể, sau nâng ý trừu tượng hóa thành từ “luật pháp”. Khi gói xong bánh chưng thì dùng Lạt để Buộc....