Luật Pháp

Ngày đăng: 09/03/2012 00:00:00

Từ ghép này xuất xứ từ công nghệ Bánh Chưng, lúc đầu chỉ là để chỉ các công đoạn cụ thể, sau nâng ý trừu tượng hóa thành từ “luật pháp”. Khi gói xong bánh chưng thì dùng Lạt để Buộc. Tiếp đến là cho vào nồi để Luộc. Quá trình luộc thì cả bánh cả lạt đều bị luộc tất (QT lướt: Lạt Buộc Tất=Luật). Bánh luộc xong rồi phải ép cho nó ráo (Phải Ép=Phép). Để ép thì người ta đặt cho tấm ván phải áp sát mặt bánh, dàn sao cho thật bằng (Phải Áp=Pháp). Do đó mà có từ Luật Pháp. Hai ngàn năm trước người Việt vẫn nói như năm ngàn năm trước đó nói, tức nói như Hứa Thận giải thích trong “Thuyết văn giải tự”: Chữ Luật 律, đọc: lướt Lữ 呂 Tuất 戌 = Luật. Nghĩa: “Quân 均 Bố 布 Dã 也”. Nếu nhìn mặt chữ gọi là Hán tự thì Quân 均 là “dàn đều”, Bố 布 là “vải”, căn cứ vào cái nghĩa đen chỉ vật cụ thể thì sẽ hiểu sai: Quân 均 Bố 布 là “dàn đều vải”, dàn đều vải ra thì gọi là Luật? Luật gì mà lại là dàn đều vải, có đúng logic không?. Nhưng nếu căn cứ cái âm Việt thì Quân 均 Bố 布 Dã 也 nghĩa là Quấn Bó Ạ (Hứa Thận mượn chữ có âm na ná là Quân 均 Bố 布 để phiên âm Quấn Bó, vì đến thời đó đã không còn chữ khoa đẩu để mà ký âm. Người Việt dệt Vải để làm Váy. Vải dệt ra quấn thành Bó đem bán cho người Hán, người Hán mới gọi vải là Bố). Quấn Bó tức là Buộc (thế mới đúng logic), muốn Buộc phải dùng Lạt (thành ngữ Việt: “lạt mềm buộc chặt”). Cái Lạt mềm ấy mà lại Buộc được Tất mới thật là giỏi, xứng đáng là cái lạt trí tuệ của sức mạnh mềm, còn buộc bằng bạo lực thì là quá hạ đẳng, lại không chặt được ( QT lướt: Lạt Buộc Tất = Luật). Nhưng nếu căn cứ vào cái nghĩa do đã nâng ý của từ chỉ động tác cụ thể là Quấn Bó thành ra Quân 均 Bố 布 thì đúng logic với một phần cái nghĩa của chữ Luật 律 là sự Buộc đó phải ban bố dàn đều (từ đã nâng ý Quân 均 Bố 布 chỉ là hệ quả của động tác Quấn Bó). Không tin thì cứ nhìn vào động tác quấn sợi vào con suốt của người Việt (tất nhiên không phải bằng tay chậm chạp mà bằng cái xe quấn sợi): sợi quấn sít nhau dàn đều một tầng rồi tiếp đến tầng khác ngoài nó, cho đến khi con suốt đầy lên thì xong (giống như quấn biến áp thời hiện đại). Do đó mà Quấn đã nâng ý lên thành Quân 均 nghĩa là dàn đều, và từ ghép Quấn Bằng cũng nâng nghĩa lên thành Quân 均 Bình 平 mà Hán ngữ gọi ngược là Bình 平 Quân 均. Động tác quấn sợi đương nhiên theo cùng nó là sợi bị Bó vào trong cái suốt, động tác bó ấy là bó chặt, nếu không sợi sẽ bị xô và không còn thành dàn đều cho sít được ( quấn biến áp mà để sợi dây đồng bị xô thì khi cho điện vào biến áp sẽ nóng và cháy ngay), động tác bó ấy là Bó Buộc, nâng ý lên thành Bắt Buộc. Động tác Bó (cho đều như quấn sợi hay quấn biến áp) đã nâng nghĩa lên thành chữ Bố 布 và có từ ghép Ban Bố nghĩa là truyền đạt cho đều khắp (Ban Bố là từ ghép kiểu Việt, nghĩa là Ban sao cho Bố tức Ban cho đều khắp, Ban là từ trên xuống, chỉ có Biếu là từ dưới lên. Rõ như vậy, nhưng mà người ta lại cho rằng Ban Bố là “từ Hán Viêt”, bất chấp cả gốc gác của nó, cũng như “70-80% những từ trong tiếng Việt hiện đại là gốc Hán”). Tinh thần của Luật là Bó Buộc, lại dàn đều, tức từ thằng vua đến thằng dân đều phải theo Luật chứ không ai có thể được ưu tiên đứng trên Luật (cổ thư viết về cái thời đại mà “vua tôi cùng cày” của người Việt). Chữ Pháp 法, Hứa Thận giải nghĩa: “Bình 平 Chi 之 Như 如 Thủy 水, Sở 所 Dĩ 以 Xúc 触 Bất 不 Trực 直 Giả 者 Khử 去 Chi 之” (bằng như nước, đụng cái gì bất trực thì khử ngay), do Hứa Thận căn cứ vào cái hình của cổ văn miêu tả chữ Pháp, vẽ giống như con thú có một sừng (chắc là con tê giác), nó rất trực tính, gặp cái gì trái là nó dùng một cái sừng của nó hất bay đi ngay, kiểu “kiến nghĩa dõng vi”. Chữ thì hoàn toàn biểu ý, không có mượn âm nào là “pháp” hay na ná cả, nó gồm chữ nước 氵 và chữ khử 去. Nhiều độc giả Trung Quốc nghi ngờ rằng giải thích “bằng như nước” của Hứa Thận là chưa thỏa đáng, mặt nước lặng im thì nó là bằng nhất, tức công bằng, đúng tinh thần của Pháp 法, nhưng mặt nước luôn bị ngoại tác mà xao động chứ không chắc như đinh đóng cột, không xứng đáng với tinh thần của Pháp 法. Còn giải thích là nước rửa sạch(khử 去) cái hình con thú, tức cái thú tính trong con người thì có lý hơn, đúng tinh thần của Pháp. Giải thích theo tư duy Việt thì tôi cho là cái âm tiết Pháp là xuất xứ từ công đoạn hoàn thành bánh chưng, Phải Áp cho nó phẳng đều tức công bằng, và Ráo tức loại trừ ô nhiễm tinh thần, đó là Phải Áp = Pháp (Phải Ép = Phép), tức lấy cái Phải mà Ép mọi người tuân theo, lấy cái Phải mà Áp chế thì mọi việc đều tốt đẹp. Cái Pháp 法 đó cũng như nước, ban bố từ trên xuống (thành ngữ Việt: “nước chảy chỗ trũng”), lại rất sắc bén (thành ngữ Việt: “sắc như nước”, “nước chảy đá mòn”, có bướng đến mấy cũng không chống lại được cái Phải). Mặt khác cũng thấy trong biểu ý của chữ Pháp法, viết là Nước氵 và Khứ 去 (Khử=Khuất=Khứ, bị Khử rồi cho nên nó Khuất vào trong quá Khứ xa xăm rồi, chỉ còn lại những mảnh vụn, chữ Pháp 法 biểu ý: “Nước trong quá Khứ” , Nước ấy là Nước Văn Lang, cái văn minh cổ xưa trong quá khứ vốn nhân bản, trong trẻo, đẹp đẽ, chính là Pháp). Chỉ có công nhận sử Việt 5000 năm văn hiến thì mới hiểu đúng từ Luật Pháp. Khi ấy sản phẩm bánh chưng mới trân quí như nó vốn đã vậy 5000 năm nay, mới Ráo để mà rao. Còn không thì, Luộc quá, lại không tuân thủ qui trình, bánh sẽ Nhão thành Cháo, là một mớ kiến thức chắp vá hổ lốn thành hỗn độn. Theo từ điển tiếng Việt NXB KHXH 1977, Luật: điều qui định bắt buộc. Luật Pháp: là Luật. Pháp Luật: Phép tắc do nhà nước đặt ra để qui định hành vi của mọi người. (?). Theo như từ nguyên của tiếng Việt giải thích ở trên thì, Luật Pháp: Những điều bắt buộc nhằm làm cho lẽ Phải trở nên có hiệu năng áp chế mọi người tuyệt đối tuân theo.



Bài viết cùng chuyên mục

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Lê Viết Nga cho biết: Bắc Ninh vừa phát hiện tấm bia đá có niên đại từ năm 314 đến năm 450 tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Đây...

Chiều 7/9, Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết trong quá trình sưu tầm, khảo cứu các hiện vật lịch sử văn hóa trên địa bàn xã Xuân Đan, H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nhóm nghiên cứu của bảo tàng này vừa phát hiện,...

Hãy xem từ cái Nôi khái niệm “Sông”:<br /><br />Krông = Kông = Sông = Tông 宗 = Dòng = Dõng 涌 = Giang 江 = Kang = Kênh = Kinh 泾= Linh 泠 = Lối = Lộ 潞 = Lạc 洛= Lạch = =Rạch = Mạch 脈 = Ngách = Ngòi =...

Tìm nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt.

Lịch sử Bách Việt chứng tỏ không kém phần phong phú khi được hé lộ qua kỹ thuật đúc gươm, trống đồng...

<br /> Từ Hán Việt (HV) là kết quả rất tự nhiên sau bao nhiêu thế kỷ bị người Hán đô hộ cũng như sống bên cạnh nhau: đây là những từ gốc Hán thâm nhập vào và làm vốn từ Việt thêm phong phú.

Truyền thống lâu đời của chữ Hán đã cho ta nhiều thông tin thú vị về văn hoá tư tưởng của người xưa.

Cùng tồn tại với bãi đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), những hình khắc bí ẩn từ nghìn đời nay ở bãi đá cổ Xín Mần (Hà Giang) đã đi vào tín ngưỡng với tục thờ đá của người dân địa phương. Những hình khắc một...

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày thành lập Đại học Sơn Đông - một trong những trường đại học lâu đời và có uy tín nhất ở Trung Quốc, trong 4 ngày từ 13 đến 16 tháng 10 năm 2011 tại thành phố Tế Nam...