Phát hiện tấm bia đá cổ nhất Việt Nam

Ngày đăng: 06/12/2013 00:00:00

 

 

Một bộ Bia và Liễn đá hiện được bảo quản trong bảo tàng Bắc Ninh, được phát hiện năm 2012. (Ảnh: anninhthudo.vn)

 

Bia đá vừa được tìm thấy là loại bia nhọn, có hình dáng đặc biệt, không giống bất cứ tấm bia nào đã tìm thấy trước đó. Kết cấu bia gồm hai phần: thân bia và đế bia. Thân bia được tạo bởi một phiến đá lớn, phần trán bia được đục vát hai đầu thành hình tam giác. Đế bia là một khối đá hình hộp chữ nhật. Có thể do chịu chấn động mạnh của bom đạn thời chiến tranh, tấm bia bị vỡ làm đôi. Nếu bia vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu, kích thước phần thân bia có chiều cao gần 2 mét, chiều rộng gần 1 mét, bề dày 15cm; phần đế bia dài 1,36 mét, rộng 1 mét, cao 30cm.

 

Do có niên đại sớm nên tấm bia bị cũ và rỗ nhiều. Hiện nay, ở cả 2 mặt bia còn khoảng 300 chữ có thể đọc được. Mỗi mặt lại được viết theo một lối chữ khác nhau. Mặt thứ nhất có dòng niên đại Kiến Hưng nhị niên (314) còn khoảng 120 chữ được viết theo phong cách Lệ thư; mặt thứ hai có niên đại Tống Nguyên Gia chấp thất niên (450) còn khoảng 150 chữ được viết theo phong cách Khải thư. Nét chữ ở cả 2 mặt đều được khắc sâu và rõ nét.

 

Trước đó, năm 2012, cũng tại Bắc Ninh tấm bia tháp xá lợi có niên đại 601 (được coi là tấm bia cổ nhất Việt Nam đến thời điểm đó) đã được phát hiện. Tấm bia đó là Di sản văn hoá vật thể độc đáo ghi khắc về chùa Thiền Chúng, địa danh huyện Long Biên vùng đất Giao Châu, góp phần quan trọng minh chứng cho việc xác định địa danh Long Biên cũng như tên chùa Thiền Chúng xuất hiện duới thời Bắc thuộc vào thế kỷ thứ VII. Qua đó, giúp chúng ta nghiên cứu tình hình chính trị, quan hệ ngoại giao, lịch sử phật giáo Việt Nam giai đoạn thời Tiền Lý.

 

Theo Tin Tức

 

Bài viết cùng chuyên mục

Sự sụp đổ của thành Đa bang không chỉ chôn vùi sự nghiệp của vương triều Hồ, mà còn đánh dấu sự thất bại của phép dùng binh chỉ đơn thuần dựa vào quân đội, vũ khí, thành quách trong điều kiện phải...

Tết đến Xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì.

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ "văn hóa đóng khố" ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại.

Chiều 7/9, Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết trong quá trình sưu tầm, khảo cứu các hiện vật lịch sử văn hóa trên địa bàn xã Xuân Đan, H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nhóm nghiên cứu của bảo tàng này vừa phát hiện,...

Sự tích hạt lúa ( 08/09/2013)

Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi đứa con trai duy nhất.

Các bức ảnh ghi lại việc thiết lập hành chính cũng như đời sống phong phú của người dân Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Hãy xem từ cái Nôi khái niệm “Sông”:<br /><br />Krông = Kông = Sông = Tông 宗 = Dòng = Dõng 涌 = Giang 江 = Kang = Kênh = Kinh 泾= Linh 泠 = Lối = Lộ 潞 = Lạc 洛= Lạch = =Rạch = Mạch 脈 = Ngách = Ngòi =...

Tìm nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt.

Lịch sử Bách Việt chứng tỏ không kém phần phong phú khi được hé lộ qua kỹ thuật đúc gươm, trống đồng...