Giá trị trường tồn của “Mộc bản triều Nguyễn“

Ngày đăng: 29/08/2013 00:00:00

Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra các sách được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn, là kho sử liệu vô cùng quý giá, được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới của nhân loại.
Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra các sách được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm với 55.318 mặt khắc, chứa đựng nội dung của 152 đầu sách với 1.935 quyển phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa giáo dục, tôn giáo - tư tưởng- triết học, văn thơ, ngôn ngữ - văn tự.















Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành và san khắc. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.

Để chế tác tài liệu này phải trải qua một quy trình chặt chẽ tốn nhiều thời gian công sức: Trước hết, vua ban dụ cho phép biên soạn sách. Sau đó cơ quan biên soạn dâng tấu xin được nghiên cứu châu bản để biên soạn sách bản thảo hoàn thành dâng lên vua ngự lãm. Bản thảo được giao trở lại cơ quan biên soạn bổ sung chỉnh sửa theo ý của vua. Bản thảo được chép “tinh tả” (rõ ràng). Cơ quan biên soạn lập biểu dâng sách lên vua ngự phê. Sách sau khi được ngự phê chuyển xuống giao cho cơ quan san khắc dưới sự kiểm soát của các quan theo chỉ dụ của vua. Mộc bản sau khi khắc xong các quan dâng biểu xin cho in thành sách. Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi có lệnh của vua.












Mộc bản triều Nguyễn có nội dung rất phong phú và được chia làm 9 chủ đề: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục.

Về lịch sử: có 30 bộ sách gồm 836 quyển: ghi chép về lịch sử VN từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn.

Về địa lý: có hai bộ sách gồm 20 quyển: ghi chép về địa lý đã thống nhất ở VN và ghi chép về hoàng thành Huế.

Về chính trị xã hội: có năm bộ sách gồm 16 quyển: Ghi chép về sách lược của các triều đại phong kiến VN.

Về quân sự: có năm bộ sách gồm 151 quyển: Ghi chép về việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Bắc kỳ, Nam kỳ, Bình Thuận và một số nơi khác.

Về pháp chế: có 12 bộ sách gồm 500 quyển: Ghi chép về các điển chế và pháp luật triều Nguyễn.

Về văn hóa - giáo dục: Có 31 bộ sách gồm 93 quyển: ghi chép về những nhân vật đỗ cử nhân, tiến sĩ triều Nguyễn.

Về tư tưởng triết học - tôn giáo: Có 13 bộ sách gồm 22 quyển: ghi chép về phương pháp tiếp cận kinh điển Nho gia.

Về văn thơ: Có 39 bộ gồm 265 quyển: ghi chép thơ văn của các bậc đế vương và Nho gia nổi tiếng VN...

Về ngôn ngữ văn tự: Có 14 bộ sách gồm 50 quyển: giải nghĩa luận ngữ bằng thơ Nôm.

Về quan hệ quốc tế: tài liệu mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị khi tìm hiểu lịch sử và văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp...












Thợ khắc mộc bản được lựa chọn từ các địa phương trong cả nước đều có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, và kỹ thuật khắc được sử dụng thì hoàn toàn là thủ công. Những chữ được khắc lên mộc bản như chứa đựng tất cả tâm huyết của mỗi người thợ. Mỗi chữ Hán - Nôm trên mộc bản được khắc rất tinh xảo, sắc nét. Mỗi tấm mộc bản không những là một trang tài liệu quý giá mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Tài liệu mộc bản có nhiều tác phẩm quý hiếm như: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ..., ngoài ra còn có các tác phẩm Ngự chế văn, Ngự chế thi do các vị hoàng đế nổi tiếng như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức sáng tác.

Hiện nay trên thế giới rất hiếm có những tài liệu mộc bản khắc in các tác phẩm chính văn chính sử của triều đình như khối tài liệu này. Nó được hình thành trong quá trình hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và những hoạt động của nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu. Ðây là những tài liệu có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.

Bài viết cùng chuyên mục

Làm thế nào có thể phòng dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh một cách đơn giản, an toàn, ít tốn kém nhưng vẫn hiệu quả? Trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19 như hiện nay, ai trong chúng ta...

Ở trước Hiển Lâm Các - đối diện với Thế Miếu trong Đại Nội Huế có 9 cái đỉnh đồng lớn, gọi là 9 đỉnh Triều đại. Dân gian thường gọi là Cửu Đỉnh. Mỗi cái nặng trên dưới 2 tấn, được khởi đúc từ cuối...

Cửu đỉnh được coi như biểu trưng và là pháp khí của triều đình nhà Nguyễn đương thời.

Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử...,...

Các bức ảnh ghi lại việc thiết lập hành chính cũng như đời sống phong phú của người dân Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Tư liệu quý khẳng định chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa

Chùa Một Cột nằm trên phần đất thôn Phụ Bảo, tổng Yên Thành cũ. Đến giữa thế kỷ XIX thôn này đã hợp nhất với thôn Thanh Ninh và mang tên mới là Thanh Bảo. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc hết sức...

GiadinhNet - Xã Cao Thắng vẫn còn dấu tích của một công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá ong độc đáo đã bạc màu thời gian.

Mùa Xuân Canh Tuất (1010) tại kinh đô Hoa Lư, triều thần suy tôn điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế thay thế nhà Tiền Lê. Tháng 7, vua hạ chiếu dời đô về thành Đại La với lý do:...

Cửu Đỉnh ở Huế đang được Nhà nước Việt Nam xét duyệt để công nhận là một bảo vật quốc gia. Trên bộ tác phẩm nghệ thuật bằng đồng này, phần lãnh hải của Việt Nam đã được cổ nhân lưu lại một cách cụ...