Tham dự nghi lễ cung đình Huế xưa qua bộ ảnh hiếm

Ngày đăng: 08/06/2012 00:00:00

Các nghi lễ và lễ hội cung đình Huế là thành tố quan trọng nhất tạo nên bản sắc văn hóa Huế.



Các nghi lễ, lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần của một cộng đồng người. Nó đã được hình thành và phát triển từ lâu trong lịch sử nhân loại. Nghi lễ, lễ hội phản ánh một cách rõ nét những đặc trưng về lịch sử và văn hóa của mỗi địa phương và của từng quốc gia.


Dưới đây là một số hình ảnh cũ của Hội đô thành hiếu cổ (hoạt động từ 1914 - 1945 tại Huế) mô tả những nghi lễ, lễ hội ở phố phường, hoàng cung tại cố đô Huế như để gợi nhớ một thời kỳ đã qua, những sinh hoạt gắn liền với kinh đô nhà Nguyễn trước đây. Một điều đáng quý là tác giả các bức ảnh này đa số là người Việt Nam như ông Tang Vinh, Đang Châu vốn làm việc cho khách sạn Morin Frères cũ tại Huế hay tại các cơ quan phụ trách nhiếp ảnh. Chùm ảnh dưới được chọn lọc từ kho lưu trữ nhiếp ảnh của Hội đô thành hiếu cổ - với khoảng 9.000 ảnh chụp tại Đông Dương giai đoạn 1885 - 1954.












Quan và lính hầu vua Bảo Đại trong ngày vua đăng quang.















Lễ hội trên đoạn sông Phủ Cam.















Trang phục thái tử Khải Định trong ngày lễ.
















Lễ mừng thọ Tứ thập niên của vua Khải Định: Kỳ đài treo cờ hoàng gia ở cột cờ chính và rất nhiều cờ, phướn xung quanh.















Các quan quỳ trước sân chầu trong lễ mừng thọ vua Khải Định.
















Đội voi ngự của Tử Cấm Thành triều Nguyễn.














Nghi lễ nghinh đón vua Thành Thái.













Sắp xếp đội ngự binh ở cửa Ngọ Môn chuẩn bị khởi hành đi lễ tế Nam Giao. Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng.














Trang phục quan văn trong lễ tế Nam Giao. Lễ tế Nam Giao có hai phần, gồm lễ rước 34 bài vị thờ trời đất, núi sông, các vị thần linh, đế vương… từ Trai cung sang đàn tế, và lễ tế tại đàn Nam Giao với ba nghi thức Nghinh thần tại Phương đàn, Tế tại Viên đàn, Tống thần tại Phương đàn.














Vật tế trời trong tế đàn Nam Giao. Lễ thường được cử hành sau 12h đêm tại đàn Nam Giao để đảm bảo tính tâm linh.












Bộ phận bếp của cung đình đang làm thịt và nấu các món từ dê, lợn, bò sau lễ.













Vũ công hoàng gia mang khiên đang hát dưới sự điều khiển của một quan "nhạc công".















Lính của vua mang cờ.














Võ quan mang kiếm, giáo đứng cạnh trống lễ hội.













Kiệu của vua Nguyễn đang đi giữa đường phố Huế dưới sự bảo vệ cẩn mật của hàng quan, lính trong một ngày lễ cung đình.



















* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Belleindochine, Communes administratif et militaire France Métropolitaine et France d'Outre-mer...




Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết dưới đây của Trần Minh Nhật - một học sinh của tôi và là nhà nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt xuất sắc của TT NC Lý học Đông phương - Đáng nhẽ ra, anh Trần Minh Nhật là Phó Giám đốc phụ trách...

Với vai trò là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên Đán vẫn mang trọn những nét đẹp truyền thống dù trải qua biết bao năm tháng.

Tết đến Xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì.

&quot;Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon&quot;.<br />

Đó là những ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lý do đã bị phá hủy hoàn toàn và không được khôi phục trở lại.<br />

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết...

Thưởng trà là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ và công phu trong từng chi tiết. Đạo của trà Việt nằm ở cái tâm, cái thế của người pha cũng như người thưởng thức…

Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số: Ê- đê; Mnông; Gia Rai; Ba Na;… Đó là vùng đất của những điệu cồng chiêng, của rượu cần, đàn Tơrưng… và...

Chùa Diên Hựu - Một Cột không chỉ là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng của kinh đô – thủ đô Thăng Long – Hà Nội mà còn là một biểu tượng tâm linh của ngàn năm Thăng Long.