Thăng Long tứ trấn: Đền Linh Lang

Ngày đăng: 10/05/2012 00:00:00

Ngoài cửa đền có tượng hai con voi quỳ phục, do đó mà thành tên gọi. Tên gọi bằng chữ Hán "Linh Lang từ" vì là nơi thờ thần Linh Lang. Ngọc phả ghi rằng: Linh Lang là con thứ tư của Lý Thánh Tông, mẹ là Cảo Nương (có sách ghi là Hạo Nương) vốn người làng Bồng Lai, huyện Từ Liêm (nay thuộc huyện Đan Phượng, ngoại thành Hà Nội) sống ngụ ở Thị Trại (Trại chợ). Tuy là cung phi nhưng bà vẫn được về ở nhà riêng. Một lần Cảo Nương đi tắm ở Hồ Tây bị rồng quấn lấy người, sau đó có mang, sinh ra Linh Lang. Linh Lang vẫn ở với mẹ.

Khi quân Tống sang xâm lược, vua cho sứ đi cầu hiền, tìm người đánh giặc cứu nước. Sứ giả tới Thị Trại, Linh Lang nói với sứ giả về tâu vua sắm cho một thớt voi, một lá cờ hồng cán dài 10 trượng để đi dẹp giặc. Vua theo ý. Thế là Linh Lang cưỡi voi, cầm cờ ra trận và thét lớn "Ta là Thiên tướng". Nghe tiếng thét, tướng giặc kinh hồn phách tán, quân giặc đại bại...

Sau khi thắng trận, nhà vua muốn nhường ngôi cho, nhưng Linh Lang từ chối, trở về Trại chợ. Ít lâu sau chàng bị bệnh đậu mùa rồi từ trần, hóa ra rồng đen đi xuống Hồ Tây. Vua cho lập đền thờ ngay nơi hóa và phong thần. Ngoài ra vua còn miễn mọi khoản phe phen tạp dịch cho dân Trại này để lo phục dịch việc cúng tế ở đền, vì thế đổi tên là trại Thủ Lệ (tức là giữ lệ cúng tế).

Sự tích Linh Lang theo thần phả là như vậy. Gần đây các nhà sử học cho rằng Linh Lang chính là hình ảnh đã thần linh hóa của một nhân vật có thật. Đó là hoàng tử Hoằng Châu đã chiến đấu chống quân Tống vào mùa đông năm 1077 tại Khao Túc trên bờ sông Như Nguyệt và đã hy sinh ở khúc sông này cùng một hoàng tử khác tên là Chiêu Văn.

Như vậy đền Voi Phục (đền Linh Lang) thờ Linh Lang đại vương nằm tại công viên Thủ Lệ, nơi góc đường Bưởi và đường Cầu Giấy hiện nay. Đây là ngôi đền trấn giữ phía Tây Kinh thành Thăng Long.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết dưới đây của Trần Minh Nhật - một học sinh của tôi và là nhà nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt xuất sắc của TT NC Lý học Đông phương - Đáng nhẽ ra, anh Trần Minh Nhật là Phó Giám đốc phụ trách...

Với vai trò là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên Đán vẫn mang trọn những nét đẹp truyền thống dù trải qua biết bao năm tháng.

Tết đến Xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì.

&quot;Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon&quot;.<br />

Đó là những ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lý do đã bị phá hủy hoàn toàn và không được khôi phục trở lại.<br />

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết...

Thưởng trà là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ và công phu trong từng chi tiết. Đạo của trà Việt nằm ở cái tâm, cái thế của người pha cũng như người thưởng thức…

Các nghi lễ và lễ hội cung đình Huế là thành tố quan trọng nhất tạo nên bản sắc văn hóa Huế

Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số: Ê- đê; Mnông; Gia Rai; Ba Na;… Đó là vùng đất của những điệu cồng chiêng, của rượu cần, đàn Tơrưng… và...