Tìm hiểu về Thăng Long tứ trấn

Ngày đăng: 10/05/2012 00:00:00

Đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán) nằm ở đầu đường Thanh Niên, cuối đường Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội), đối diện với tượng đài Lý Tử Trọng - phía nam Hồ Tây. Trên nóc cổng đến có mấy chữ "Chân Vũ Quán", cái tên này mới có từ năm 1840.

Trước đó gọi là Trấn Vũ Quán là nơi tu hành thờ tự của những người theo Đạo giáo, đạo thần tiên có nền tảng ban đầu ở tôn giáo bản địa và đã chịu ảnh hưởng một phần bên Trung Quốc. Lấy Thái thượng Lão Quân (tức Lão Tử) làm giáo tổ và do Thượng Đạo Lăng sáng lập vào thời Đông Hán (thế kỷ I).

Thánh Trấn Vũ thờ ở đây là hình ảnh hỗn hợp, vừa mang dấu ấn nhân vật thần thoại Trung Hoa, lại vừa là một vị thần của truyền thuyết Việt Nam. Theo thần thoại Trung Hoa thì Huyền Thiên Trấn Vũ được Ngọc Hoàng cho coi giữ phương Bắc, có bộ hạ là rắn và rùa.

Thần này có tài trị loài hồ tinh quấy nhiễu dân lành. Theo truyền thuyết Việt Nam, Trấn Vũ là vị thần ở núi Sái (nay thuộc làng Thụy Lôi, huyện Đông Anh) có công giúp An Dương Vương trừ tà ma quấy rối việc xây thành Cổ Loa. Ông từng du ngoạn Hồ Tây và trừ hồ tinh 9 đuôi lẩn quất ở núi đá bên cạnh Hồ Tây.

Đền Trấn Vũ (Trấn Võ Quán) được Lý Thái Tổ cho xây dựng ở phía Bắc tòa thành Thăng Long để trấn tà khí từ phương Bắc tràn xuống. Đền được phong là một trong Thăng Long tứ trấn thời Lý. Trong Đền có pho tượng Trấn Vũ đúc năm 1677 bằng đồng đen cao 3,96m, nặng khoảng 4 tấn.

Cùng được đúc với tượng là quả chuông cao tới gần 1,5m, hiện treo ở gác Tam quan. Ngoài ra, ở bên phải nhà Đại Bái, lối đi vào đền trong có một pho tượng đặt trong khám thờ. Tương truyền đó là bức tượng người thợ đã đúc tượng Trấn Vũ.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết dưới đây của Trần Minh Nhật - một học sinh của tôi và là nhà nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt xuất sắc của TT NC Lý học Đông phương - Đáng nhẽ ra, anh Trần Minh Nhật là Phó Giám đốc phụ trách...

Với vai trò là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên Đán vẫn mang trọn những nét đẹp truyền thống dù trải qua biết bao năm tháng.

Tết đến Xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì.

&quot;Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon&quot;.<br />

Đó là những ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lý do đã bị phá hủy hoàn toàn và không được khôi phục trở lại.<br />

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết...

Thưởng trà là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ và công phu trong từng chi tiết. Đạo của trà Việt nằm ở cái tâm, cái thế của người pha cũng như người thưởng thức…

Các nghi lễ và lễ hội cung đình Huế là thành tố quan trọng nhất tạo nên bản sắc văn hóa Huế

Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số: Ê- đê; Mnông; Gia Rai; Ba Na;… Đó là vùng đất của những điệu cồng chiêng, của rượu cần, đàn Tơrưng… và...